Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, căn cứ nhiệm vụ đã đề ra chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
-QTDH được tiến hành trong mối quan hệ, mục tiêu, nội dung, phương pháp. Mục đích dạy học xuất hiện trước và chi phối toàn bộ hoạt động dạy học, trước hết là việc xác định nội dung và phương pháp dạy học. Đồng thời mục tiêu dạy học cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học.
- KTĐG phản ánh đúng đắn kết quả của người học, phản ánh đầy đủ những tiến bộ và những thiếu sót cơ bản, những nguyên nhân của chúng, xác định đúng hướng tiến bộ tiếp tục của từng người. TNKQ và TNTL có những ưu điểm và nhược điểm riêng, GV không nên áp dụng một loại trắc nghiệm trong KTĐG. Phương pháp TNKQ trong KTĐG kiến thức của SV có tính hiệu quả cao, đánh giá được khách quan KQHT của SV, việc chấm bài nhanh và đơn giản.
- Quy trình, cách thức tiến hành soạn thảo câu hỏi TNKQ, soạn đề kiểm tra trắc nghiệm phải bám sát mục tiêu giảng dạy, phải xác định được ma trận hai chiều về nội dung giảng dạy.
- Thông qua nghiên cứu thực trạng về KTĐG KQHT môn VLĐC của trường cao đẳng Cơ khí luyện kim, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn sử dụng trong KTĐG KQHT của SV.
Căn cứ vào mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo môn VLĐC chúng tôi đã đưa ra mục tiêu chung của môn học, mục tiêu chung của phần cơ nhiệt và mục tiêu chi tiết cho từng nội dungbài học, xây dựng ma trận đề kiểm tra cho 4 ngành: cơ khí chế tạo; kỹ thuật ôtô; cán thép; đúc kim loại, chúng tôi đã soạn thảo được hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn (gồm 150 câu, xem phụ lục) . Đồng thời chúng tôi cũng giới thiệu cách tạo và trộn đề kiểm tra bằng phần mềm quản lý thi trắc nghiệm PC Test.
- Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp và các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm thực tế với 4 ngành đào tạo gồm 5 lớp SV: CĐCK49A; CĐCK49B; CĐÔTÔ49; CĐLK49; CĐCT49. Qua tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi rút ra một số kết luận:
+ Nội dung kiểm tra bao quát toàn bộ chương trình của phần cơ học và nhiệt học, sự phân bố hợp lý số lượng câu hỏi.
+ Điểm số bài trắc nghiệm trải rộng, điểm trung bình thực tế đạt cao.
+ Từ kết quả thực nghiệm về độ khó, độ phân biệt và qua phân tích thống kê cho thấy SV mới chỉ đạt trình độ nhận biết, bước đầu thông hiểu, khả năng vận dụng kiến thức vào trình huống mới còn hạn chế. Do đó GV cần điều chỉnh phân phối chương trình cho hợp lý tăng giờ thảo luận, luyện tập làm bài tập và yêu cầu vận dụng kiến thức.
- Với kết quả thu được bằng phương pháp phân tích thống kê ( đánh giá hệ thống câu hỏi dễ hay khó, có tính phân biệt cao hay thấp, có phù hợp với đối tượng học không) chúng ta có thể dùng 150 câu hỏi trắc nghiệm này làm ngân hàng câu hỏi cho phần cơ học và nhiệt học – chương trình VLĐC dành cho hệ cao đẳng sau khi đã điều chỉnh các câu hỏi chưa hợp lí.
Bài trắc nghiệm được tiến hành thực nghiệm một lần nên kết quả thu được còn có độ tin cậy chưa cao. Nhưng thực nghiệm sư phạm đã bước đầu giúp chúng tôi có được kinh nghiệm cần thiết trong công việc soạn câu hỏi trắc nghiệm. Thông qua đó biết cách tổ chức KTĐG bằng TNKQ trên lớp học và sẽ mở rộng KTĐG trên mạng bằng TNKQ.
Giả thuyết khoa học “Nếu nắm được lí luận về kiểm tra đánh giá, nắm vững mục đích, nội dung và thực tế dạy học phần cơ học và nhiệt học chương trình VLĐC Trường cao đẳng Cơ khí luyện kim thì sẽ xây dựng được một hệ thống câu hỏi TNKQ phần cơ-nhiệt phù hợp để đánh giá kết quả học tập của SV một cách chính xác và khách quan” đã được khẳng định.