Đánh giá bài trắc nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần cơ học và nhiệt học chương trình vật lý đại cương (Trang 84 - 87)

9. Cấu trúc và nội dung của luận văn

3.5.5.Đánh giá bài trắc nghiệm

* Độ khó của cả bài trắc nghiệm:

Điểm trung bình lý tưởng = (Điểm tuyệt đối + Điểm may rủi)/2 = (10 + 0,4 * 25/4)/2 = 6,25

Bộ mã đề 1 Bộ mã đề 2 Bộ mã đề 3 Bộ mã đề 4 Bộ mã đề 5

Điểm TB

thực tế 6,47 6,48 6,71 6,28 6,38

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy điểm trung bình thực tế nằm gần với điểm trung bình lý thuyết. Như vậy độ khó của các bài trắc nghiệm này có thể chấp nhận được và có thể dùng làm đề kiểm tra hết học trình cho SV Trường cao đẳng Cơ khí luyện kim hoặc các trường cao đẳng kỹ thuật khác.

Qua phân tích kết quả thi của 5 bộ đề, chúng tôi nhận thấy rằng nội dung kiểm tra bao quát toàn bộ chương trình, điểm số của các bài trắc nghiệm được trải rộng, độ phân biệt, độ khó của các bài trắc nghiệm có thể chấp nhận được và có thể dùng làm đề kiểm tra hết học trình cho SV Trường cao đẳng Cơ khí luyện kim hoặc các Trường cao đẳng kỹ thuật khác.

* Kết luận chương III

Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp và các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm thực tế với 4 ngành đào tạo gồm 5 lớp SV: CĐCK49A; CĐCK49B; CĐÔTÔ49; CĐLK49; CĐCT49. Qua tiến hành thực nghiệm sư phạm chúng tôi rút ra một số kết luận:

- Nội dung kiểm tra bao quát toàn bộ chương trình của phần cơ học và nhiệt học, sự phân bố hợp lý số lượng câu hỏi của 5 chương cho các ngành đào tạo.

- Điểm số bài trắc nghiệm trải rộng, điểm trung bình thực tế đạt cao. Điều đó phản ánh chính xác KQHT của SV Trường cao đẳng Cơ khí luyện kim. Kết quả này khẳng định, SV đạt thành tích cao trong học tập là bằng chính năng lực của mình.

- Từ kết quả thực nghiệm về độ khó, độ phân biệt và qua phân tích thống kê cho thấy SV mới chỉ dừng lạiviệc học tập ở mức độ ghi nhớ, tái tạo kiến thức cũ ( đạt trình độ nhận biết ), bước đầu thông hiểu. Khả năng vận dụng kiến thức vào trình huống mới còn hạn chế. Do đó GV cần điều chỉnh phân phối chương trình cho hợp lý tăng giờ thảo luận, luyện tập làm bài tập về yêu cầu vận dụng kiến thức.

Do bước đầu còn chưa có nhiều kinh nghiệm soạn thảo câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn dành cho SV hệ cao đẳng nên khi đưa các câu hỏi vào kiểm tra học trình một số câu hỏi còn chưa đạt được đầy đủ yêu cầu như mong muốn về độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi. Các câu hỏi này cần được điều chỉnh cho hợp lí hơn. Tuy vậy với kết quả thu được bằng phương pháp phân tích thống kê, chúng ta có thể dùng 150 câu hỏi trắc nghiệm này làm ngân hàng câu hỏi cho phần cơ học và nhiệt học – chương trình VLĐC dành cho hệ cao đẳng sau khi đó điều chỉnh các câu hỏi chưa hợp lí.Đánh giá hệ thống câu hỏi dễ hay khó, có tính phân biệt cao hay thấp, có phù hợp với đối tượng học không. Phương pháp TNKQ trong KTĐG kiến thức của SV có tính hiệu quả cao, đánh giá được khách quan KQHT của SV, việc chấm bài nhanh và đơn giản.

Bài trắc nghiệm được tiến hành thực nghiệm một lần nên kết quả thu được còn có độ tin cậy chưa cao. Nhưng thực nghiệm sư phạm đã bước đầu giúp chúng tôi có được kinh nghiệm cần thiết trong công việc soạn câu hỏi trắc nghiệm. Thông qua đó biết cách tổ chức KTĐG bằng TNKQ trên lớp học và sẽ mở rộng KTĐG trên mạng

bằng TNKQ. Giả thuyết khoa họcNếu nắm được lí luận về kiểm tra đánh giá, nắm vững mục đích, nội dung và thực tế dạy học phần cơ học và nhiệt học chương trình VLĐC Trường cao đẳng Cơ khí luyện kim thì sẽ xây dựng được một hệ thống câu hỏi TNKQ phần cơ-nhiệt phù hợp để đánh giá kết quả học tập của SV một cách chính xác và khách quan” đã được khẳng định.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần cơ học và nhiệt học chương trình vật lý đại cương (Trang 84 - 87)