9. Cấu trúc và nội dung của luận văn
1.4.6. Đánh giá câu hỏi TNKQ bằng phân tích thống kê
Đánh giá câu hỏi TNKQ là việc làm cần thiết cho người soạn thảo. Khi xây dựng bài TNKQ để đạt được hai yếu tố là độ khó thích hợp và độ phân biệt cao.
Độ khó và độ phân biệt được xác định thống kê như sau:
+ Nhóm điểm cao (H): 25% - 27% số SV đạt điểm cao nhất . + Nhóm điểm thấp (L): 25% - 27% số SV đạt điểm thấp nhất . + Nhóm điểm trung bình (M): 46% - 50% (SV còn lại).
1.4.6.1. Độ khó của câu hỏi được tính bằng công thức (K).
Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm căn cứ vào tỷ lệ giữa số SV trả lời đúng câu hỏi đó trên tổng số SV tham dự: [11] (%) H M L N N N K N Trong đó: (0K 1 hay0%K 100%)
Với N là tổng số SV tham gia làm bài kiểm tra. NH là số SV nhóm giỏi chọn câu đúng. NM là số SV nhóm trung bình chọn câu đúng. NL là số SV kém chọn câu đúng. K càng lớn thì câu hỏi càng dễ: 0K 0, 2: là câu hỏi rất khó. 0, 21K 0, 4: là câu hỏi khó. 0, 41K 0, 6: là câu hỏi trung bình. 0, 61K 0,8: là câu hỏi dễ.
0,81K 1 : là câu hỏi rất dễ.
1.4.6.2. Độ phân biệt của một câu hỏi được tính bằng công thức (D).
Độ phân biệt của câu trắc nghiệm là chỉ số xác định khả năng phân biệt giữa SV giỏi và kém của câu trắc nghiệm đó. NH NL
D
N
( 1 D1) Với:
NH làsố SV trong nhóm giỏi trả lời đúng. NLlà sốSVtrong nhóm kém trả lời đúng. N là tổng số SV trong một nhóm.
Độ phân biệt của phương án mồi càng âm thì câu mồi đó càng hay vì nhử được nhiều SV kém chọn.
Nếu:
0 ≤ D ≤ 0,2: là câu hỏi không có sự phân biệt hoặc có độ phân biệt thấp. 0,21 ≤ D ≤ 0,4 : là câu hỏi có độ phân biệt thấp.
0,41 ≤ D≤ 0,6: là câu hỏi có độ phân biệt trung bình. 0,61 ≤ D ≤ 0,8: là câu hỏi có độ phân biệt cao. 0,81 ≤ D ≤1: là câu hỏi có độ phân biệt rất cao.
Câu hỏi
SV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tổng điểm của bài trắc nghiệm
A Đ Đ Đ Đ S S Đ S Đ S 6
B Đ S S Đ S Đ Đ Đ S S 5
C Đ S S S S S S S S Đ 2
D Đ Đ Đ Đ S Đ Đ Đ Đ S 8
(Đ: Câu hỏi được trả lời đúng . S: Câu trả lời sai)
Qua bảng trên ta thấy câu 1, câu 5, câu 10 là những câu cần chú ý. Câu 10 là câu có độ phân biệt âm. Những SV có tổng điểm cao trên toàn bài trắc nghiệm đó trả lời sai câu này, trong khi những người có điểm thấp lại trả lời đúng. Hiệu quả làm cho điểm tổng bị cụm lại vì nó làm tăng điểm của người đạt điểm thấp và hạ điểm của những người đạt điểm cao. Câu 1: Tất cả học sinh đều trả lời đúng. Câu 5: Tất cả học sinh đều trả lời sai. Cả hai câu này đều không có độ phân biệt. Vậy để đánh giá câu hỏi trắc nghiệm cần thông qua độ khó K và độ phân biệt P. Từ đó chúng ta sẽ có kế hoạch điều chỉnh hợp lí các câu trắc nghiệm đã soạn.
* Tiêu chuẩn chọn câu hay.
Các câu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây được xếp vào các câu hỏi hay. - Độ khó nằm trong khoảng : 0, 4K 0, 6
- Độ phân biệt: 0, 3D
- Câu mồi nhử (nhiễu) có tính chất hiệu nghiệm tức là có độ phân biệt âm.
1.4.6.3. Phân tích câu hỏi dựa trên các tiêu chuẩn của GV.
mục tiêu giảng dạy như thế nào và có thể giúp cho việc xác định nhu cầu học tập cá nhân SV. Mục đích chính để có thông tin về độ khó của câu hỏi không những để điều chỉnh hoặc loại bỏ câu hỏi mà còn có thông tin phản hồi từ phía SV.
Một câu hỏi không có độ phân biệt tất nhiên sẽ báo động cho GV về khả năng là câu hỏi có thể không rõ ràng và nên xem xét lại một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên quan trọng hơn thông tin về thống kê có thể giúp cho việc sửa đổi lại kế hoạch giảng dạy, xem xét tại sao có câu hỏi lại thu hút một số lượng lớn SV trả lời sai. Phải chăng câu hỏi sai hay cách trình bày thông tin liên quan đến vấn đề này không được trình bày rõ ràng ở lớp? Việc xem xét lại một cách kỹ lưỡng câu hỏi và tham gia thảo luận với SV có thể cung cấp được một đầu mối cho những thay đổi về giáo trình.
Sơ đồ biên soạn đề kiểm tra TNKQ
Bước 1 Xác định mục đích yêu cầu cần kiểm tra Bước 2 Xác định các mục tiêu cần đo
Bước 3 Thiết lập ma trận hai chiều
Bước 4 Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm theo ma trận hai chiều
Bước 5 Xây dựng đáp án và bảng điểm
Bước 6 Đánh giá câu hỏi TNKQ bằng phân tích thống kê