9. Cấu trúc và nội dung của luận văn
1.4.3. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường dùng
1.4.3.1. Loại câu điền khuyết.
Một số câu hỏi đòi hỏi phải điền hay liệt kê một hay nhiều từ để hoàn thành một câu hỏi trực tiếp hay một nhận định chưa đầy đủ. Với loại câu này SV phảitìm hiểu câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng
* Ưu điểm
SV có cơ hội trình bày những câu trả lời khác thường phát huy óc sáng kiến. SV không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra và tìm ra câu trả lời. Loại câu này dễ soạn hơn loại câu hỏi nhiều lựa chọn
* Nhược điểm
Khi soạn thảo loại câu này thường dễ mắc sai lầm là trích nguyên văn các câu từ trong sách giáo khoa.
Phạm vi kiểm tra của loại câu này chỉ giới hạn vào chi tiết vụn vặn. Việc chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn loại câu nhiều lựa chọn
VD :
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trèng:
A, …………..của một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng vào vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó.
B, Quán tính là tính chất của một vật bảo toàn …………của mình khi không chịu lực nào tác dụng hoặc khi chịu tác dụng của những lực cân bằng nhau.
Loại câu hỏi này thường dùng để củng cố kiến thức sau mỗi bài học, để kiểm tra bài cũ.
1.4.3.2. Loại câu “đúng- sai”.
Trong loại câu này cung cấp một nhận định và SV được hỏi để xác định xem điều đó là đúng hay “ sai ” . Hoặc có thể là câu hỏi trực tiếp để được trả lời là “ có ” hay không . Đôi khi chúng được nhóm lại dưới một câu dẫn. Các phương án trả lời là thích hợp để gợi nhớ lại kiến thức được kiểm tra nhanh chóng .
*Ưu điểm
Làloại câu hỏi đơn giản chỉ có hai khả năng xảy ra là đúng hoặc sai, dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện, vì vậy viết loại câu này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm.
* Nhược điểm
SV có thể đoán mò vì vậy có độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho SV thuộc lòng hơn là hiểu. SV giỏi có thể không thỏa mãn khi buộc chọn “đúng” hay chọn “sai”
VD:
Điền đúng hoặc sai vào ô trống:
A, Năng lượng là một thuộc tính cơ bản của vật chất. Năng lượng có nhiều dạng (nhiệt năng, cơ năng, quang năng, điện năng,…). Năng lượng ở dạng này có thể chuyển hóa sang dạng khác nhưng năng lượng tổng cộng được bảo toàn.
B, Đơn vị đo năng lượng trong hệ SI là calo.
Với câu đúng – sai thường được dùng trong các buổi thảo luận, các cuộc thi ngoại khóa tìm hiểu về vật lý.
1.4.3.3. Loại câu ghép đôi.
Loại câu này thường có hai dãy thông tin là câu dẫn và câu đáp, chúng được ghép với nhau theo kiểu tương ứng một - một. Hai dãy thông tin này không nên có số câu bằng nhau để cho cặp câu ghép cuối cùng chỉ đơn giản gắn kết của sự loại trừ liên tiếp .
Nhiệm vụ của người SV là ghép chúng lại một cách thích hợp.
* Ưu điểm
thể dùng loại câu này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó đặc biệt trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức hay lập các mối tương quan .
* Nhược điểm
Không thích hợp cho việc thẩm định các khả năngnhư sắp đặt và vận dụng kiến thức. Muốn soạn loại câu hỏi này để đo mức trí năng cao đòi hỏi nhiều công phu. Ngoài ra nếu danh sách mỗi cột dài thì tốn nhiều thời gian cho SV đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi
VD:
1, Nguyên lý 1 nhiệt động lực học là a, nhiệt không thể truyền từ một vật 2, Q > 0 sang vật nóng hơn
3, Q < 0 b, khi vật thực hiện công lên vật khác 4, A > 0 c, U = Q
5, A < 0 d, khi vật nhận nhiệt từ vật khác
6, Hệ thức của nguyên lý 1 nhiệt độngđ, khi vật nhận được công từ vật khác lực học trong quá trình đẳng tích làe, khi vật truyền nhiệt cho vật khác 7, Hệ thức của nguyên lý 1 nhiệt độngg, độ biến thiên nội năng của vật bằng lực học trong quá trình vật không trao tổng công và nhiệt mà vật nhận được đổi nhiệt với các vật khác làh, U = Q
8, Nguyên lý thứ 2 nhiệt động lực học là
Loại câu hỏi này dùng kiểm tra bậc trung học đánh giá khả năng nhận biết của học sinh.
1.4.3.4. Loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Loại câu hỏi này thường có dạng hình thức của một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi có câu dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà SV phải lựa chọn .
Câu trả lời hoàn toàn đúng là câu trả lời tốt nhất trong các câu có vẻ hợp lý. Một câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn gồm hai bộ phận :
A Câu dẫn . Ở đầu câu kiểm tra có thể viết dưới dạng một câu hỏi trực tiếp hay một phát biểu không đầy đủ. Điều này có tác động như cách phát biểu để tạo ra
một kích thích gợi ý câu trả lời cho SV
B Câu chọn. Thường gồm từ 3 đến 5 câu là phù hợp, câu lựa chọn không nên quá ít (2 câu ) hoặc quá nhiều (10 câu) dựa vào quy luật tâm lý và các quy luật xác suất thống kê . Trong câu chọn chia thành :
- Câu đúng : là câu đúng nhất trong các câu lựa chọn - Câu sai : là câu kém chính xác nhất phải lựa chọn
- Câu nhiễu : là câu trả lời có vẻ hợp lý, nhưng thực tế có chỗ sai chúng có tác động nhiều đối với SV có năng lực tốt và tác động thu hút đối với SV có năng lực kém .
* Ưu điểm
GV có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau chẳng hạn như :
- Xác nhận mối tương quan nhân quả - Nhận biết các điều sai lầm
- Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau - Định nghĩa các khái niệm
- Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
- Nhận biết điểm tương đồng hay sự khác biệt giữa hai hay nhiều vật - Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện
- Xác định thứ tự hay cách sắp đặt nhiều vật
- Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm
Độ tin cậy cao hơn : yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiêu lần so với các loại trắc nghiệm khách quan khác nhất làkhi số phương án lựa chọn tăng lên.
Tính giá trị tốt hơn : với bài trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn, người ta cóthể đo được các khả năng nhớ hiểu, áp dụng các nguyên lý, định luật, tổng quát hóa, khái quát hóa .... rất hữu hiệu .
Tính khách quan cao khi chấm bài. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào chữ viết, khả năng diễn đạt của SV và trình độ người chấm bài.
* Nhược điểm
gọi là câu nhiễu cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra phải soạn câu hỏi thế nào đó để đo được các khả năng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu .
Đối với SV có tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án thì sẽlàm cho SV đó cảmthấy không thỏa mãn .
Các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi TNTL soạn kỹ .
Ngoài ra tốn kém giấy mực để in đề và cần nhiều thời gian để SV đọc nội dung câu hỏi.
VD:
Khi vật rắn quay quanh trục cố định với vận tốc góc thì các điểm trên vật rắn sẽ vạch ra:
A, các đường tròn đồng tâm với vận tốc góc
B, các đường tròn đồng trục với cùng vận tốc góc C, các dạng quỹ đạo khác nhau
D, các đường tròn đồng trục với các vận tốc góc khác nhau
Loại câu này được dùng phổ biến trong KTĐG, đặc biệt còn dùng trong các kỳ thi quốc gia.