Tạo và trộn đề kiểm tra bằng phần mềm quản lý thi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần cơ học và nhiệt học chương trình vật lý đại cương (Trang 61 - 123)

9. Cấu trúc và nội dung của luận văn

2.3.5.Tạo và trộn đề kiểm tra bằng phần mềm quản lý thi trắc nghiệm

2.3.6. Mối tương quan giữa các đề trắc nghiệm.

Trên cơ sở ma trận đề kiểm tra xây dựng theo mục tiêu giảng dạy cho các ngành cơ khí chế tạo, kỹ thuật ôtô, cán thép, đúc kim loại.

Mục tiêu Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

1. Động học chất điểm 2 2 2 6 2. Động lực học chất điểm 1 2 2 5 3. Động lực học hệ chất điểm. Động lực học vật rắn 1 2 2 5 4. Năng lượng 1 2 2 5 5. Nhiệt học 1 1 2 4 Tổng 6 9 10 25

Chúng tôi kết cấu thành các đề kiểm tra phù hợp với từng ngành nghề đào tạo của trường, chủ quan chúng tôi có thể đánh giá sơ bộ đề kiểm tra như sau:

2.3.6.1. Tương quan về độ khó của từng đề.

Trong mỗi đề theo cách xây dụng ma trận đề kiểm tra thì chúng ta thấy các phần nội dung kiến thức trọng tâm đều có các câu hỏi tuân theo mục tiêu cụ thể.

Ví dụ: Phần kiến thức động học chất điểm theo mục tiêu đã định trước ta có 2 câu nhận biết, 2 câu thông hiểu và 2 câu vận dụng. Như vậy trong phần này ta có phổ kiến thức trọng tâm trải dài từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Với cách xây dựng như vậy ta có thể phân loại SV dựa vào khả năng chọn phương án đúng và kết quả bài làm tổng thể. Nói tóm lại, với các em SV từ trung bình đến khá thì khả năng có thể làm đúng hết các câu nhận biết và thông hiểu còn các câu vận dụng thì chưa chắc chắn lắm. Nhưng đối với các em SV khá cứng và giỏi thì có thể giải quyết được hết cả phần vận dụng.

2.3.6.2. Tương quan về độ khó giữa các đề.

Thực tế giữa các đề kiểm tra được trích xuất từ hệ thống câu hỏi này có độ chênh lệch về mức độ khó, tuy nhiên mức độ chênh lệch này là không đáng kể hay nói cách

khác là độ khó giữa các đề là tương đương nhau. Thực vậy, khi xây dựng đề kiểm tra theo ma trận các GV bộ môn hoặc ban biên tập đề đã chọn cơ học các câu hỏi trong ngân hàng đề để biên tập thành một đề chính thức và đưa vào phần mềm để trộn. Như vậy, các phần kiến thức trọng tâm giữa mỗi bộ mã đề đều được xếp các câu hỏi có độ khó là tương đươngnhau.

Ví dụ: Ta cần biên soạn 5 bộ đề kiểm tra khác nhau thì ta làm như sau; phần kiến thức về động học chất điểm có 2 câu nhận biết trong mỗi đề như vậy GV lấy 2 câu bất kỳ trong 9 câu. Làm tương tự với các mục tiêu thông hiểu và vận dụng, như vậy ta đã biên soạn xong cho kiến thức phần động học chất điểm; các phần kiến thức còn lại làm tương tự và ta được 5 bộ đề hoàn toàn khác nhau nhưng độ khó có thể coi là tương đương.

2.3.7. Sử dụng bộ đề TNKQ nhiều lựa chọn trong KTĐG.

2.3.7.1. Những chỉ dẫn chung và công tác bảo mật đề.

1. Cách trình bày đề TNKQ

Có 2 cách thông dụng:

- Cách 1: Dùng máy chiếu, ta có thể viết bài trắc nghiệm trên phim ảnh rồi chiếu lên màn ảnh hoặc dùng các phần mềm dạy học ( như phần mềm Violet ) và sử dụng phòng học có hệ thống máy tính kết nối với nhau. Mỗi câu, mỗi phần ấy được chiếu lên màn ảnh trong khoảng thời gian nhất định đủ cho SV bình thường có thể trả lời được. Cách này có ưu điểm:

+ Kiểm soát được thời gian. Tránh được sự thất thoát đề thi. + Giảm được sự gian lận trong thi cử.

+ Đặc biệt nếu sử dụng các phần mềm dạy học còn thu thập ngay được các thông tin phản hồi trên máy và chấm được điểm cho SV trên máy một cách nhanh chóng.

- Cách 2: Thông dụng hơn là in bài trắc nghiệm ra nhiều bản tương ứng với số người dự thi. Cách này có thể dùng phần mềmPC Test trộn đề thi ra nhiều mã đề khác nhau với các câu hỏi giống nhau nhưng thứ tự các câu bị đảo lộn, phần lựa chọn trong các câu cũng thay đổi, tùy từng loại phần mềm SV có thể trả lời ngay tại phần trả lời trên đề thi hoặc trả lời bằng phiếu riêng theo mẫu của các phần mềm…

* Khi trình bày bài trắc nghiệm cần:

+ Tránh in sai, in không rõ ràng, thiếu sót. Trình bày phải rõ ràng, dễ đọc. + Cần làm nổi bật phần dẫn, phần lựa chọn cần sắp xếp các câu theo hàng hoặc theo cột cho dễ đọc.

2. Công tác chuẩn bị cho SV.

- Báo trước cho SV ngày giờ thi, cách thức thi, nội dung thi. Tập huấn cho SV về cách thi trắc nghiệm.

- Phải nhắc nhở SV trước khi làm bài:

+ Lắng nghe và đọc kỹ những lời chỉ dẫn về cách làm bài trắc nghiệm. + Biết về cách tính điểm.

+ Đánh dấu vào các câu lựa chọn một cách rõ ràng, sạch sẽ, nếu có tẩy xóa thì phải tẩy xóa thật sạch.

+ Khuyến khích SV trả lời tất cả các câu hỏi dù hoàn toàn không chắc chắn. + Nên bình tĩnh làm bài, không nên lo ngại quá, chú ý đến thời gian làm bài.

3. Công việc của giám thị.

- Đảm bảo nghiêm túc thời gian làm bài. Cấm SV đem tài liệu vào phòng thi. - Xếp chỗ ngồi của SV sao cho tránh được nạn quay cóp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát đề thi sao cho 2 SV ngồi gần nhau không trùng mã đề.

4. Công tác chấm bài.

- Có thể dùngbảng đục lỗ ( bảng có thể là một miếng bìa đục lỗ ở những phương án đúng, đặt bảng đục lỗ lên phiếu trả lời, những dấu gạch ở các phương án đúng hiện qua lỗ - đây là cách thông dụng nhất ).

- Dùng máy chấm bài chuyên dụng hoặc máy vi tính chấm bài

5. Công tác bảo mật ngân hàng câu hỏi.

- Trong QTDH, GV đứng lớp cần thông báo ngay cho SV về hình thức thi kiểm tra và cách thức làm một bài thi TNKQ nhiều lựa chọn. Khi đó các em sẽ có phương án học tập liên tục, thông suốt mà không trông chờ vào thầy cô sẽ giới hạn chương trình ôn tập để kiểm tra. Trong QTDH, GV có thể lấy ví dụ về các dạng câu hỏi của kiến thức đang học, nhưng tuyệt đối không được tiết lộ chính xác câu hỏi có trong ngân hàng đề thi.

- Trong quá trình KTĐG, người tổ chức thi yêu cầu các giám thị sau khi phát đề cho SV phải cho SV ký nhận mã đề và yêu cầu nộp lại đề sau khi nộp bài, tuyệt đối không cho SV mang đề ra khỏi phòng thi.

- Trong công tác quản lý ngân hàng đề thi, kiểm tra: người biên tập quản lý ngân hàng đềkhông phổ biến bộ ngân hàng này rộng rãi cho các GV. Mặc dù chính các GV nộp các câu hỏi về ban biên tập, nhưng họ chỉ biết rõ các câu của mình còn các câu của người khác thì chưa chắc đã biết. Như vậy, chúng ta sẽ tránh được trình trạng GV dạy tủ theo ngân hàng những lớp mà mình đảm nhiệm để lấy thành tích và tránh các tiêu cực khác có thể xảy ra.

6. Các loại điểm của bài trắc nghiệm.

Có 2 loại điểm:

- Điểm thô: Tính bằng số điểm đo trên bài trắc nghiệm, trong bài trắc nghiệm mỗi câu đúng được tính 1 điểm và câu sai 0 điểm. Như vậy điểm thô là tổng điểm của tất cả các câu đúng trong bài trắc nghiệm.

- Điểm chuẩn: Nhờ điểm chuẩn có thể so sánh điểm số của SV trong nhiều nhóm học giữa nhiều bài trắc nghiệm của nhiều môn khác nhau. Công thức tính điểm chuẩn: x x Z S   = 14,3 Trong đó : x là điểm thô

x là điểm thô trung bình của nhóm bài trắc nghiệm S là độ lệch chuẩn của nhóm ấy

Bất lợi khi dùng điểm chuẩn Z là : có nhiều trị số Z âm, gây nhiều phiền hà khi tính toán. Tất cả các điểm Z đều là số lẻ.

Để tránh khó khăn này người ta dùng điểm chuẩn biến đổi T: T = 10Z + 50 (trung bình là 50, độ lệch chuẩn là 10)

Hoặc V = 4Z + 10 (trung bình là 10, độ lệch chuẩn là 4)

+ Điểm 11 bậc (từ 0 đến 10) dùng ở nước ta hiện nay, đó là cách biến đổi điểm 20 trước đây. Ở đây ta chọn điểm trung bình là 5, độ lệch chuẩn là 2 nên

Ví dụ: SV có điểm thô là 44; điểm trung bình của nhóm SV làm bài trắc nghiệm là 31,82; độ lệch chuẩn là 6,68. Ta có: Điểm chuẩn Z: 44 31,82 1,82 6, 68 Z    + Điểm chuẩn T: T =10Z + 50 = 10.1,82 + 50 = 68,2

+ Điểm V ( theo thang điểm 11 bậc ) : V = 2Z + 5 = 2.1,82 + 5 = 8,64 - Cách tính điểm trung bình thực tế và trung bình lý thuyết.

+ Trung bình thực tế: tổng số điểm thô của bài toán trắc nghiệm của tất cả số người làm bài trong nhóm chia cho tổng số người. Điểm này tùy thuộc vào bài làm của từng nhóm. n i i X X N  

+ Trung bình lý thuyết ( lý tưởng ): là trung bình cộng của điểm tối đa có thể có với điểm may rủi có thể làm đúng ( số câu chia cho số lựa chọn ). Điểm này không thay đổi đối với một bài trắc nghiệm.

Ví dụ: Một bài có 57 câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn, ta có: Điểm may rủi: 57 14, 3

4  Trung bình lý tưởng 14, 3 57 35, 7 2

 

2.3.7.2. Sử dụng đề TNKQ trong KTĐG.

Trước đây, trong dạy học người ta thường dùng loại câu hỏi TNTL hay còn gọi là câu hỏi mở. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi xây dụng và sử dụng câu hỏi

TNKQ có thể dùng trong mọi khâu của QTDH: hình thành tri thức mới, hoàn thiện tri thức (củng cố, ôn tập), và trọng tâm là KTĐG. Nếu sử dụng hợp lý, thì câu hỏi dạng TNKQ có khả năng tiết kiệm thời gian trong dạy học và còn có khả năng rèn cho người học khả năng suy nghĩ nhiều hướng, rèn luyện khả năng diễn đạt mà nhiều người khi sử dụng TNKQ cho rằng nó không có khả năng này song phải sử dụng hợp lý mà không lạm dụng.

1. Sử dụng TNKQ nhiều lựa chọn cho tự học.

Câu hỏi tự luận, SV có thể trả lời tự do theo ý mình song nếu trong điều kiện tự học một mình thì mỗi người học thường có một vài phương án trả lời do suy nghĩ

chủ quan, người viết câu hỏi TNKQ nêu viết được nhiều lựa chọn hay, thì có khả năng gợi mở cho người học nhiều hướng trả lời khác nhau ngoài suy nghĩ riêng của mình do đó khả năng hiểu vấn đề trở nên thấu đáo hơn. Người học, có thể tự đặt câu hỏi cho chính mình là một biến thể khác của câu hỏi tự luận của GV về chủ đề đang học. Chính vì lẽ đó việc kết hợp câu hỏi TNKQ với câu hỏi tự luận có lợi thế trong tự học có hướng dẫn hay không có hướng dẫn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Sử dụng TNKQ nhiều lựa chọn trong dạy học bài mới.

Dạy học hiện nay ở các trường cao đẳng ở nước ta bài mới chủ yếu được dạy bằng phương pháp thuyết trình, giải thích, minh họa. Những năm gần đây phương pháp dạy học tích cực bắt đầu được triển khai song cũng còn nhiều bất cập. Chúng tôi áp dụng phương pháp làm việc với giáo trình, kết hợp với sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn với câu hỏi tự luận vào trong dạy nội dung mới theo quy trình.

Bảng 2.3: Quy trình sử dụng TNKQ nhiều lựa chọn trong nghiên cứu tài liệu mới.

Bước Nội dung GV SV

1

Hướng dẫn SV đọc giáo trình, giao câu hỏi tự luận cho SV, hướng dẫn SV chia thành các câu hỏi nhỏ. Giao nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Tự hoàn thành nhiệm vụ độc lập. 2 Thống nhất hệ thống câu hỏi nhỏ, SV sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọ trả lời câu hỏi tự luận nhỏ. Chủ đạo trong thống nhất câu hỏi nhỏ. Chủ động sử dụng câu chọn, tìm câu đúng. 3 SV thảo luận, chính xác hóa câu trả lời, lý giải các phương án đúng hay sai.

Chuẩn hóa câu trả lời đúng.

So sánh, lý giải phương án trả lời.

4

Vận dụng tri thức mới. Gợi ý, ra câu hỏi, bài tập ứng dụng hoặc vận dụng thực tiễn.

Biết sử dụng kiến thức thu được.

3. Sử dụng TNKQ nhiều lựa chọn cho tự ôn tập, tự KTĐG.

Phương pháp sử dụng TNKQ cho ôn tập, tự KTĐG cũng có thể triển khai được nhất là khi kết hợp với tin học. GV có thể hướng dẫn SV tự đọc tài liệu và tự đưa ra các dạng câu hỏi TNKQ theo kiến thức trọng tâm của từng bài, qua đó tự giải quyết vấn đề có sự trợ giúp của GV. Như vậy việc sử dụng TNKQ hay TNTL đều có giá trị trong dạy học, và chúng có mối quanhệ lẫn nhau. Việc sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn chúng đem lại hiệu quả rất tích cực và góp phần đổi mới PPDH ở trường cao đẳng cũng như ở trường phổ thông.

2.3.7.3. Sử dụng đề trong thi kết thúc môn học VLĐC.

Đối với việc thi kết thúc môn học VLĐC thì hệ thống câu hỏi thuộc phần cơ nhiệt này có thể đáp ứng được 60% lượng kiến thức trong đề thi. Thực vậy, theo nội dung giảng dạy môn VLĐC tại Trường cao đẳng Cơ khí luyện kim đã được trình bày ở phần trên thì phần cơ nhiệt chiếm 30 tiết trong tổng số 45 tiết của môn học. Do đó, tùy theo số lượng câu hỏi của đề thi kết thúc môn học và ma trận hai chiều do ta xây dựng mà chúng ta có thể đưa trực tiếp các câu hỏi đó vào đề thi mà không cần phải chỉnh sửa lại nội dung. Như vậy, từ đây để xây dựng được một đề thi kết thúc môn học VLĐC bằng TNKQ nhiều lựa chọn ta chỉ cần xây dựng thêm 40% lượng kiến thức của phần điện nữa là trọn vẹn, hoàn chỉnh.

Kết luận chương II

Thông qua nghiên cứu thực trạng về KTĐG KQHT môn VLĐC của Trường cao đẳng Cơ khí luyện kim, chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn sử dụng trong KTĐG KQHT của SV.

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo và chương trình đào tạo môn VLĐC chúng tôi đã đưa ra mục tiêu chung của môn học, mục tiêu chung của phần cơ nhiệt và mục tiêu chi tiết cho từng nội dung bài học, xây dựng ma trận đề kiểm tra cho 4 ngành: cơ khí chế tạo; kỹ thuật ôtô; cán thép; đúc kim loại.

Trên cơ sở lý luận về phương pháp soạn thảo câu hỏi TNKQ, đặc biệt câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chúng tôi đã soạn thảo được hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn (gồm 150 câu, xem phụ lục) . Đồng thời chúng tôi cũng giới thiệu cách tạo và trộn đề kiểm tra bằng phần mềm quản lý thi trắc nghiệm PC Test.

Do thời gian hạn chế nên số lượng câu hỏi chưa nhiều, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu mở rộng số lượng câu hỏi nhiều hơn, cũng tiếp tục xây dựng hệ thống câu hỏinhư vậy cho toàn bộ chương trình VLĐC dành cho hệ cao đẳng.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.

3.1. Mục đích thực nghiệm.

Để đạt được những mục đích và nội dung đề tài đưa ra, trên cơ sở lí luận đã đề xuấtở chương I và nội dung trình bày ở chương II, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm - sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ để kiểm tra kiến thức VLĐC phần cơ học và nhiệt học của SV năm thứ nhất nhằm:

- Đánh giá hệ thống câu hỏi dễ hay khó, có tính phân biệt cao hay thấp, có phù hợp với đối tượng học không.

- Đánh giá sự tương đương của các đề kiểm tra hết học trình xem chúng có phù hợp với đối tượng qua kết quả bài kiểm tra.

- Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp TNKQ trong KTĐG kiến thức của SV.

- Chỉnh lý cho phù hợp.

- Tìm hiểu khả năng ứng dụng của phương pháp TNKQ. - Thông qua đó kiểm chứng giả thiết khoa học đã xây dưng.

3.2. Đối tượng thực nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối tượng để tiến hành thực nghiệm sư phạm là SV năm thứ nhất của trường Cao đẳng CKLK tại 5 lớp.

- 02 lớp Cao đẳng CK K49. - 01 lớp Cao đẳng LK K49 - 01 lớp Cao đẳng Ôtô K49 - 01 lớp Cao đẳng CT K49

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần cơ học và nhiệt học chương trình vật lý đại cương (Trang 61 - 123)