Tình hình huy động vốn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á- chi nhánh kim liên (Trang 30 - 31)

Tóm tắt chương

2.1.3.2Tình hình huy động vốn.

Nguồn vốn huy động của ngân hàng là thành phần rất quan trọng vì đó là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của mình. Công tác huy động vốn được ngân hàng chú trọng trong mọi thời kỳ vì nó đảm bảo khả năng kinh doanh và tính thanh khoản của một ngân hàng. Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động tạo vốn, ngân hàng TMCP Bắc Á luôn xây dựng một cơ cấu nguồn vốn hợp lý và áp dụng nhiều biện pháp để huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở tầng lớp dân cư. Bên cạnh việc huy động vốn từ các nguồn truyền thống như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức cá nhân trong nước, NASB đã vươn tới thị trường liên ngân hàng và thị trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn bức thiết cho hoạt động của chi nhánh. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc huy động được vốn với nguồn chi phí thấp đã và đang là một trong những thách thức của các NHTM.

Do chú trọng công tác tạo vốn, coi việc tạo vốn là nền tảng cho mọi hoạt động nên trong những năm qua, nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng lên sau mỗi năm. Cụ thể: năm 2010 nguồn vốn huy động được là 1,435,470

triệu đồng. Năm 2011 nguồn vốn huy động được là 1,937,885 triệu đồng, tăng 502,415 triệu đồng, tương ứng tăng 35% so với năm 2010. Nguồn vốn huy động năm 2012 là 2,422,356 triệu đồng, tăng 484,471 triệu đồng nhưng tăng ít hơn so với năm trước, giảm tỷ trọng còn là 25% .

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á- chi nhánh kim liên (Trang 30 - 31)