- Nghiên cứu sản xuất và sử dụng các loại phân đơn chất có nồng độ nguyên chất cao
1. Diện tích đất nông nghiệp 20.048,83 60,
3.3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè lai LDP
suất của giống chè lai LDP1
Năng suất là yếu tố quan trọng đối với cây trồng nói chung và đối với người làm chè nói riêng, năng suất quyết định đến sản lượng chè… Năng suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khí hậu, đất đai, giống, điều kiện canh tác... Năng suất là tổ hợp của các yếu tố cấu thành năng suất như: mật độ, khối lượng búp, tỷ lệ búp.
3.3.2.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến mật độ búp chè
Sản phẩm thu hoạch của cây chè là búp và lá non. Mật độ búp chè là một chỉ tiêu quan trọng có tương quan thuận với năng suất. Qua theo dõi nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
ảnh hưởng của các loại phân bón lá tới mật độ búp chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến mật độ búp chè
ĐVT: Búp/ m2
Lứa
CT Lứa 01 Lứa 02 Lứa 03
1 (Đ/c) 202,67 218,67 261,33 2 208,00 256,00 288,00 ns 3 224,00 272,00 298,67 ns 4 218,67 266,67 282,67 ns 5 229,33 277,33 314,67 * CV(%) 8,50 LSD05 46,34
Chú thích: ns: Sai khác không có ý nghĩa; *: Sai khác ở mức độ tin cậy 95%
Qua bảng ta thấy các mật độ búp chè/ m2
có chiều hướng tăng dần qua các lứa, càng về các lứa cuối năm thì mật độ búp càng giảm. Vào lứa 3 mật độ búp của các công thức dao động trong khoảng 261,33 – 314,67 búp/ m2. Trong đó mật độ búp của CT4 đạt cao nhất 314,67 búp/ m2, cao hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức còn lại có mật độ búp không khác với công thức đối chứng.
3.3.2.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến khối lượng búp 1 tôm 2 lá
Các nhà khoa học cho rằng: quan hệ giữa năng suất với khối lượng búp là quan hệ theo chiều thuận nhưng không chặt bằng quan hệ giữa mật độ búp với năng suất. Khối lượng búp phụ thuộc vào đặc điểm của giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc … Qua theo dõi diễn biến của khối lượng búp 1 tôm 2 lá qua các lứa hai chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của các loại phân bón đến khối lƣợng búp 1 tôm 2 lá
ĐVT: Gam/ búp CT Lứa CT1 (Đ/c) CT2 CT3 CT4 CT5 CV LSD05 Lứa 01 0,52 0,53 0,54 0,53 0,54 Lứa 02 0,54 0,55 0,56 0,55 0,57 Lứa 03 0,58 0,60 ns 0,61 ns 0,59 ns 0,63 ns 5,60 0,06
Chú thích: ns: Sai khác không có ý nghĩa; *: Sai khác ở mức độ tin cậy 95%
Qua bảng ta thấy khối lượng búp 1 tôm 2 lá có sự biến động qua các lứa khác nhau. Tại lứa thứ 3, khối lượng búp 1 tôm 2 lá dao động trong khoảng 0,58 – 0,63 gam. Các công thức thí nghiệm có khối lượng búp không khác với công thức đối chứng.
3.3.2.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tỷ lệ búp mù.
Búp mù là búp có đỉnh sinh trưởng ở trạng thái ngừng hoạt động, búp mù không thể hiện rõ hoặc không có tôm, chất lượng kém.
Trong quá trình sinh trưởng của cây, sự hình thành búp mù là do các vị trí trên cành chè có sự phát dục khác nhau, cành phía trên hoặc trên ngọn cành thường có độ phát dục già. Vì vậy, sau khi lá thật xuất hiện búp chè không phát triển tiếp mà ở trạng thái ngừng hoạt động trở thành “búp điếc”, “búp mù xòe”. Sự hình thành búp mù do nhiều nguyên nhân như giống, điều kiện khí hậu, dinh dưỡng…Do vậy búp mù là nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng chè. Qua theo dõi ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến tỷ lệ búp mù chúng tôi thu được kết quả như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến tỷ lệ búp mù
ĐVT: % CT Lứa CT1 (Đ/c) CT2 CT3 CT4 CT5 CV LSD05 Lứa 01 21,67 21,00 20,33 21,67 20,00 Lứa 02 19,67 17,33 17,67 18,33 16,33 Lứa 03 16,67 14,67ns 14,33ns 15,33ns 12,00 * 10,30 2,84
Chú thích: ns: Sai khác không có ý nghĩa; *: Sai khác ở mức độ tin cậy 95%
Qua bảng ta thấy: Tỷ lệ búp mù giảm dần qua các lứa. Trong đó lứa thứ nhất có tỷ lệ búp mù của các công thức dao động trong khoảng 20,00 – 21,67%, đến lứa thứ 2 tỷ lệ búp mù giảm, dao động trong khoảng 16,33 – 19,67%. Tỷ lệ búp mù trong lứa thứ 3 của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 12,00-16,67%. Trong đó CT5 có tỷ lệ búp mù thấp nhất 12,00%, thấp hơn công thức đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các công thức 2, 3, 4 có tỷ lệ búp mù không khác so với công thức đối chứng.