- Nghiên cứu sản xuất và sử dụng các loại phân đơn chất có nồng độ nguyên chất cao
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.2. Điều tra và theo dõi trực tiếp trên đồng ruộng
2.4.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Gồm 2 thí nghiệm và mỗi thí nghiệm gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Randomized Completely Block Design - RCBD). Trong đó diện tích mỗi ô thí nghiệm (công thức) là: 6m x 10m = 60m2
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến năng suất, chất lượng chè LDP1 tại huyện Phổ Yên.
Thí nghiệm gồm 5 công thức, nhắc lại 3 lần được bố trí theo sơ đồ. Trong đó:
- CT1: 7 tấn phân chuồng + 180 N + 100 P2O5 + 120 K2O/ha (Đối chứng) - CT2: 7 tấn phân chuồng + 1000kg phân hữu cơ vi sinh Sao Xanh + 90 N + 50 P2O5 + 60 K2O/ha
- CT3: 7 tấn phân chuồng + 1000kg phân hữu cơ sinh học Quế Lâm + 90 N + 50 P2O5 + 60 K2O/ha
- CT4: 5 tấn phân chuồng + 2000kg phân hữu cơ vi sinh Sao Xanh + 45 N + 25 P2O5 + 30 K2O/ha
- CT5: 6 tấn phân chuồng + 2000kg phân hữu cơ sinh học Quế Lâm + 45 N + 25 P2O5 + 30 K2O/ha
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Nhắc lại I CT1 CT 3 CT 5 CT 2 CT 4
Hướng Dốc
Nhắc lại II CT 3 CT 4 CT 2 CT 1 CT 5
Nhắc lại III CT 2 CT 5 CT 4 CT 3 CT 1
* Thí Nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng giống chè LDP1 tại huyện Phổ Yên.
Thí nghiệm gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại được bố trí theo sơ đồ Trong đó:
- Nền: 5 tấn phân chuồng + 2000kg phân hữu cơ vi sinh Sao Xanh + 45 N + 25 P2O5 + 30 K2O/ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn - CT2: Nền + Amino USA - CT3: Nền + Atope-T - CT4: Nền + TRS 108 - CT5: Nền + MĐ 101 Nhắc lại I CT 3 CT 1 CT 2 CT 4 CT 5 Hướng Dốc Nhắc lại II CT 2 CT 4 CT 5 CT 3 CT 1 Nhắc lại III CT 5 CT 3 CT 1 CT 4 CT 2
2.4.2.2. Liều lượng phân bón và cách bón
- Liều lượng bón: Theo đúng liều lượng của các công thức đã trình bày trong thiết kế thí nghiệm 1 và 2
- Phương pháp bón
* Đối với phân vô cơ
+ Phân đạm Urê: Bón vào tháng 2, 4, 6, 8 theo tỷ lệ 40%, 20%, 30%, 10%N. + Phân Lân Super: Bón một lần vào tháng 2
+ Phân Kaly: Chia làm hai lần vào tháng 2, 4 theo tỷ lệ 60%, 40%
* Đối với phân hữu cơ vi sinh: Bón vào tháng 2, 4, 6, 8 theo tỷ lệ 25%, 25%, 25%, 25%
* Đối với phân bón lá: Phun theo tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, phun một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát vào ngày không mưa, lúc cây chè bắt đầu nảy mầm (nảy mắt cua). Nếu sau khi phun gặp trời mưa (ảnh hưởng đến tác dụng của phân) thì ta phun nhắc lại.
2.4.2.3. Phương pháp theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu thí nghiệm
Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây theo phương pháp đường chéo để theo dõi, các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển.
* Theo dõi các chỉ tiêu hình thái: vào tháng 11/2010 và tháng 6/2011 - Chiều cao cây (cm): Đo từ cổ rễ đến vị trí cao nhất của tán, đo vào tháng 12 trước khi đốn.
- Độ rộng của tán (cm): Đo chỗ tán rộng nhất, đo vào tháng 12 trước khi đốn. - Đường kính gốc (cm): Đo cách cổ rễ 2 cm bằng thước kẹp palme
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Mật độ búp/m2: Chỉ tính búp 1 tôm 2 lá khi theo dõi. Dùng khung 25 x 25cm sau đó đếm.
- Khối lượng búp 1 tôm 2 lá: Hái 30 búp 1 tôm 2 lá cân khối lượng rồi quy ra khối lượng 1 búp.
- Tỷ lệ búp mù xoè: Cân ngẫu nhiên 100g, đếm tổng số búp, số búp mù xoè, tính phần % búp mù xoè.
- Số lứa hái trong năm: Theo dõi các đợt hái trong năm
- Năng suất (tạ/ha): là năng suất búp tươi trung bình thực tế của các công thức thí nghiệm, quy ra ha
* Các chỉ tiêu chất lượng: Vào tháng 7/2010 và tháng 6/2011
- Đánh giá phẩm cấp nguyên liệu chè theo phương pháp bấm bẻ, để xác định độ non già của búp chè. Cân 03 mẫu mỗi mẫu 200 gam (P) của 3 lần nhắc lại. Tiến hành bấm bẻ cả phần cuộng và phần phiến lá đến hết phần sơ gỗ. Cân riêng phần sở gỗ (P1). Tỷ lệ (%) bánh tẻ = P1: P x 100
+ Nguyên liệu loại 1 (loại A): <= 10% bánh tẻ + Nguyên liệu loại 2 (loại B): Từ 11 – 20% bánh tẻ + Nguyên liệu loại 3 (loại C): Từ 21 – 30% bánh tẻ + Nguyên liệu loại 4 (loại D): Từ 31 – 45% bánh tẻ
- Đánh giá khả năng tích lũy vật chất khô: Cân 03 mẫu mỗi mẫu 200 gam búp tươi của 3 lần nhắc lại được khối lượng MT, sau đó đem sấy khô ở nhiệt độ 70-800C đến khi cân 3 lần không đổi ta được khối lượng búp khô MK.
+ Tỷ lệ vật chất khô (%) = MK/ MT x 100
* Tình hình sâu hại chính : Theo dõi một số sâu hại chính trong các lứa chè chính trong năm
- Điều tra rầy xanh (Chlorita flavescens): Trên mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 5 khay, dùng khay nhôm kích thước 35x25 cm có tráng dầu hỏa để nghiêng 450
ở dìa tán, đập mạnh ( 3 đập rồi điếm số rầy trong khay và tính trung bình con trên khay theo công t(ức.
Tổng số rầy xanh điều tra Mật độ rầy xanh trung bình (con/khay) =
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Điều tra bọ cánh tơ (Physothrips setiventris): Trên mỗi công thức chọn ngẫu nhiên 20 búp (1 tôm 2-3 lá) cho vào túi nilon đem về phòng đếm. Mật độ bọ cánh tơ được tính theo công thức:
Tổng số bọ cánh tơ Mật độ bọ cánh tơ trung bình(con/búp) =
Tổng số búp điều tra
- Điều tra nhện đỏ (Metatetranychus bioculatus): Mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 10 lá cho vào túi nilon đem về phòng đếm, đếm nhện đỏ dưới kính lúp. Mật độ nhện đỏ được tính theo công thức:
Tổng số nhện đỏ Mật độ nhện đỏ (con/lá) =
Tổng số lá điều tra
- Điều tra bọ xít muỗi (Helopeltis theivora): Trên mỗi công thức điều tra 5 điểm hái 20 búp mang về phòng nghiên cứu và tính tỷ lệ phần trăm búp bị hại theo công thức:
Số búp hại (do bọ xít muỗi) Tỷ lệ búp hại (%) =
Tổng số búp điều tra
* Đánh giá chất lượng đất đối với thí nghiệm 1
- Xác định Hàm lượng mùn (%): Bằng phương pháp Walkey - Black - Xác định độ PHKCL: Theo TCVN 5979-1995 (ISO 10390:1993) - Xác định hàm lượng N tổng số (%): Theo TCVN 7598:2007.
- Xác định hàm lượng P2O5 tổng số (%): Theo TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1988)
- Xác định hàm lượng K2O tổng số (%): Theo TCVN 6196-3:2000
- Xác định hàm lượng N dễ tiêu (mg/100g): Theo phương pháp Chiurin- Cononova.
- Xác định hàm lượng P2O5 dễ tiêu (mg/ 100g): Theo TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1988)
- Xác định hàm lượng K2O dễ tiêu (mg/ 100g): Theo TCVN 6196-3:2000