Cơ sở bón phân qua lá và tình hình sử dụng phân bón lá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè ở thái nguyên (Trang 33 - 35)

- Nghiên cứu sản xuất và sử dụng các loại phân đơn chất có nồng độ nguyên chất cao

1.5.2. Cơ sở bón phân qua lá và tình hình sử dụng phân bón lá ở Việt Nam

1.5.2.1. Cơ sở bón phân qua lá

Cơ sở của nông nghiệp là độ phì của đất. Cơ sở của độ phì nhiêu của đất là phân bón. Kinh nghiệm 26 năm nghiên cứu của Viện khoa học nông nghiệp Rumani đã chứng minh “ Không có cách nào hiệu lực hơn để nâng cao năng suất bằng cách dùng phân bón”. Bón phân cho cây trồng có thể bón phân vào đất hoặc bón phân qua lá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như chúng ta đã biết, cây hút thức ăn không chỉ qua bộ rễ mà có thể hút dinh dưỡng qua thân, lá nhờ các mô bề mặt và khí khổng trên mặt lá. Trên mặt lá có hàng triệu tế bào khí khổng, nó có khả năng hấp thu ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng... tổng diện tích lá của cây thường gấp 15-20 lần diện tích đất mà cây chiếm. Lợi dụng đặc tính sinh vật học của cây trồng ở các nước nông nghiệp phát triển việc nghiên cứu và sử dụng các loại phân bón qua lá đã tiến hành hàng thập kỷ trước. Người ta có thể chữa bệnh cho một số loại cây ăn quả khi chúng thiếu những chất như Zn, Mn, Bo... từ một dung dịch có chứa các yếu tố này để phun vào lá và đã đem lại kết quả khả quan. Nhiều tài liệu nghiên cứu mới cũng cho biết lá cây có thể hút được chất màu, củ cải đường có thể hút đạm, bông có thể hút lân khi bón qua lá. Ở Liên Xô người ta đã dùng phương pháp bón phân qua lá để tăng năng suất củ cải đường và bông. Cho đến nay, việc áp dụng phân bón qua lá rất phổ biến ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Braxin... những cánh đồng Alfafa nhờ áp dụng phân bón qua lá năng suất tăng từ 6,5 tấn/ha lên 25 tấn/ ha. Bắp, đậu cũng tăng gấp đôi mà kinh phí cho phân bón lại giảm xuống.

Dùng phân bón lá có thể tăng năng suất cây trồng lên 10-15% tùy từng loại cây. Cây hút nhanh chóng và chuyển đổi thành thức ăn của cây, làm cây chuyển biến nhanh đáp ứng kịp thời nhu cầu cây cần, hệ số sử dụng cao tránh được hiện tượng cố định dinh dưỡng trong đất.

Thông thường phân bón lá được lọc tinh khiết, không chứa các tạp chất có hại cho cây, làm giảm độ phì nhiêu của đất và ô nhiễm môi trường. Phân bón lá có hai dạng rắn và lỏng. Các nhà sản xuất có thể cho ra thị trường rất nhiều loại phân bón lá có hiệu quả cao, nhất là trong thành phần hóa học của nó có chứa đầy đủ các nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng cùng với một số chất điều hòa sinh trưởng.

Như trên đã nói, phân bón lá có hiệu quả kinh tế cao nhưng cần lưu ý đây chỉ là phương pháp bổ xung cho cây và không thể thay thế phân bón gốc được. Nên cần phải kết hợp giữa phân bón gốc và phân bón lá sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp cây trồng nhận được những chất dinh dưỡng cần thiết khi mà chưa nhận được từ đất. Để kịp thời tiếp tế mau lẹ chất dinh dưỡng cho cây ra hoa, kết trái. Phân bón gốc ví như con tàu chợ thì phân bón lá ví như con tàu tốc hành nó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

giúp cây trồng nhanh chóng nhận được những chất dinh dưỡng cần thiết mà phân bón gốc không thể nào đáp ứng kịp thời trong điều kiện cấp bách và điều kiện khí hậu không thuận lợi. Quá trình đồng hóa chất dinh dưỡng qua lá rất nhanh thường chỉ sau khi phun khoảng 30 giờ là cây sử dụng được.

1.5.2.2. Tình hình sử dụng phân bón lá.

Việt Nam với trên 80% người dân sống bằng nghề nông nên có nhu cầu rất lớn về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Từ một đất nước phải nhập khẩu lương thực đến nay nước ta không những đảm bảo đủ lương thực mà còn có phần dư để dự trữ và xuất khẩu. Nhờ đâu mà chúng ta làm được như vậy? Một trong những khâu quan trọng phải kể đến đó là phân bón. Mỗi năm ngoài lượng phân bón do các nhà máy sản xuất, chúng ta còn phải nhập khẩu hàng triệu tấn phân bón các loại mới đủ cung cấp cho nhu cầu của đồng ruộng.

Hiện nay đã có rất nhiều các loại phân bón lá do các công ty phân bón nước ngoài xin được khảo nghiệm và tiêu thụ ở Việt Nam như Trung Quốc, Thụy Điển, Nhật Bản... và hiện nay có nhiều loại phân bón lá đã được sử dụng trong sản xuất phổ biến trên thị trường. Chúng ta cần quan tâm chú ý đến sự quản lý các loại sản phẩm phân bón lá.

Bón phân qua lá là một chiến lược trong việc quản lý dinh dưỡng cây trồng quan trọng. Sử dụng các chế phẩm có chứa các chất đa lượng, trung lượng, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng phun qua lá vào những giai đoạn cần thiết (hay còn gọi là giai đoạn khủng hoảng về dinh dưỡng) sẽ làm tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giúp người nông dân tăng thêm thu nhập, đồng thời làm tăng chất lượng nông sản và giảm bớt sự ô nhiễm môi trường. Biện pháp bón phân qua lá đã được xác định có hệ thống và đã được áp dụng vào sản xuất ở nhiều địa phương trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè ở thái nguyên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)