Tình hình sản xuất chè và sử dụng các loại phân bón của huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè ở thái nguyên (Trang 50 - 53)

- Nghiên cứu sản xuất và sử dụng các loại phân đơn chất có nồng độ nguyên chất cao

3.1.5.Tình hình sản xuất chè và sử dụng các loại phân bón của huyện Phổ Yên

1. Diện tích đất nông nghiệp 20.048,83 60,

3.1.5.Tình hình sản xuất chè và sử dụng các loại phân bón của huyện Phổ Yên

Nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp không ngừng nâng cao đời sống nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, huyện Phổ Yên đã huy động mọi nguồn lực đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm huyện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: hệ thống công trình thủy lợi, đường dao thông, điện và các công trình phúc lợi khác. Đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng chống dịch bệnh thiên tai, đổi mới giống cây trồng vật nuôi cũng luôn được là ưu tiên của Huyện. Vì vậy sản xuất nông nghiệp của huyện trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2010 đã có những chuyển biến tích cực trong sản xuất hàng hóa, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

3.1.5. Tình hình sản xuất chè và sử dụng các loại phân bón của huyện Phổ Yên Phổ Yên

3.1.5.1. Tình hình sản xuất chè của huyện.

Huyện Phổ Yên là một huyện trung du và miền núi với tổng diện tích đất tự nhiên là 32.886,90 ha. Trong đó đất nông nghiệp của huyện là 20.048,83 ha chiếm 60,96% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong cơ cấu cây trồng của huyện thì cây chè chiếm một diện tích nhỏ với 1.347 ha khoảng 6,72% tổng diện tích đất nông nghiệp. Tình hình sản xuất chè của huyện Phổ Yên thể hiện qua bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Tình hình sản xuất chè của huyện Phổ Yên qua 5 năm 2005 -2010

Năm Diện tích ( ha) Năng suất búp tƣơi (tạ /ha) Sản lƣợng chè búp tƣơi (tấn) Tổng diện tích chè hiện có Trong đó Diện tích chè kinh doanh 2005 1.008 905 91,00 8.236 2006 1.108 918 92,35 8.478 2007 1.189 984 93,91 9.241 2008 1.233 1.084 95,88 10.393 2009 1.261 1.154 95,93 11.070 2010 1.347 1.214 100,00 12.150

(Nguồn số liệu: Phòng Nông nghiệp huyện Phổ Yên năm 2010)

Nhận biết được tầm quan trọng của cây chè là loại cây cho hiệu quả kinh tế cao, là loại cây trồng có khả năng xóa đói giảm nghèo. Do vậy những năm gần đây diện tích trồng chè của huyện ngày càng mở rộng, không những thế mà người dân đã chịu đầu tư thâm canh nên sản lượng chè ngày càng tăng cao. Đặc biệt người dân trong huyện đã và đang sản xuất chè theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Về mặt diện tích: Từ năm 2005 – 2010 diện tích chè tăng từ 1.008 – 1.347 ha tăng bình quân 56,50 ha/ năm. Trong đó diện tích chè kinh doanh ngày càng tăng lên. Năm 2005 diện tích chè kinh doanh là 905 ha chiếm 89,78 % tổng diện tích chè. Đến năm 2010 diện tích chè kinh doanh đã tăng lên 1.214 ha chiếm 90,13% tổng diện tích chè.

- Về mặt năng suất, sản lượng: Nhận biết được tầm quan trọng của cây chè trong cơ cấu cây trồng của huyện phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất và chế biến chè. Vì thế mà năng suất, sản lượng chè trong những năm gần đây liên tục tăng, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng chè, cải thiện đời sống của người nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Về mặt năng suất: Qua bảng ta thấy năng suất chè búp tươi liên tục tăng qua các năm từ 91,00 tạ/ ha năm 2005 lên 100,00 tạ/ha năm 2010 (tăng 1,5 tạ/ ha/ năm).

+ Về mặt sản lượng: Từ năm 2005 – 2010 sản lượng chè búp tươi tăng từ 8.236 tấn lên 12.150 tấn (tăng 7,92%/ năm).

3.1.5.2. Tình hình sử dụng các loại phân bón, phương pháp bón phân của các hộ dân tại vùng chè thí nghiệm.

Bón phân là biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, hiệu quả và thu nhập của người sản xuất. Vì vậy phân bón là một yếu tố đầu tư rất được quan tâm và thường chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí sản xuất của người trồng trọt. Tuy nhiên không phải cứ bón nhiều phân hay bón phân thế nào cũng đem lại hiệu quả mà việc bón phân không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng, khả năng bị sâu bệnh hại cây trồng và còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu tới môi trường…

Bón phân như thế nào nhằm đạt năng suất cây trồng cao, phẩm chất tốt và quan trọng hơn đạt lợi nhuận cao nhất cho trồng trọt mà không làm cho đất bị suy thoái và ảnh hưởng xấu tới môi trường thì ta cần xây dựng một quy trình bón phân phù hợp với cây trồng trong điều kiện cụ thể. Quy trình bón phân hợp lý cho cây trồng là toàn bộ những quy định về loại phân, dạng phân bón, lượng phân bón, thời kỳ bón phân, phương pháp bón phân phù hợp với đặc điểm của cây trồng, đất trồng, khí hậu thời tiết và các vấn đề khác liên quan đến cây trồng được bón phân.

Để xây dựng một quy trình bón phân thích hợp cho cây chè kinh doanh ở vùng trồng chè của huyện Phổ Yên. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng các loại phân bón, liều lượng bón các loại phân hóa học chính hiện nay tại các hộ trồng chè và thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3. Kết quả điều tra về sử dụng các loại phân của các hộ trồng chè ở huyện Phổ Yên Loại phân Tỷ lệ hộ sử dụng (%) Liều lƣợng (kg/sào/năm) Số lần bón Phân chuồng 66,67 800 3 - 4 Phân Đạm 90,00 18 – 30 6 - 7 Phân Lân 43,33 18 - 30 6 - 7 Phân Kali 33,33 12 - 18 6 - 7

Phân hữu cơ vi sinh 33,33 90 - 120 6 - 7

Phân NPK tổng hợp 60,00 90 - 120 6 - 7

Qua bảng ta thấy: Loại phân mà các hộ sử dụng nhiều nhất là phân đạm cao hơn so với các loại phân khác (90%). Loại phân mà các hộ ít sử dụng nhất là phân Kali và phân hữu cơ vi sinh chiếm 33,33%.

Sử dụng đúng loại phân đã khó thì bón phân làm sao cho cân đối lại càng khó hơn. Bón phân cân đối và hợp lý sẽ giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và phẩm chất tốt hơn.

Qua bảng ta thấy sự bất hợp lý trong việc sử dụng các loại phân bón: - Phân chuồng các hộ bón một năm 3-4 lần cứ 3-4 tháng lại bón một lần. Cách bón: Rạch hàng giữa hai hàng chè để bón, bón sau khi kết thúc lứa hái.

- Phân đạm các hộ bón bón theo từng lứa hái. Cách bón: Có những hộ thì kết hợp trộn với phân chuồng để bón, có những hộ bón vào thời điểm từ khi cây chè nảy mầm đến khi cách thu hoạch khoảng 10 ngày, lúc nào trời mưa thì mang phân ra vãi.

- Phân lân, kali, phân hữu cơ vi sinh, phân NPK tổng hợp bón theo từng lứa. Với liều lượng như trên bảng. Cách bón: trộn lẫn các loại phân lại rạch hàng bón sau khi kết thúc lứa thu hoạch

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất, chất lượng chè ở thái nguyên (Trang 50 - 53)