1.3.2.1. Tình hình nghiên cứu về giống chè ở Việt Nam.
Năm 1918, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên ở Việt Nam được thành lập, từ đó công tác nghiên cứu chè được tiến hành rộng rãi và sâu sắc hơn. Theo Dupasquer - 1923 , đến năm 1923, Việt Nam đã trồng được 10.368 ha chè đầu tiên với giống chè là Trung Du, Shan và Atxam (Ấn Độ), đã thu thập được tập đoàn gồm: 43 giống chè trong đó chủ yếu là chè Trung Quốc lá to [13].
Bên cạnh việc điều tra, thu thập các giống, Trạm chè Phú Hộ cũng tiến hành nhập các giống từ nhiều nước. Từ năm 1918 - 1927 đã thu thập 13 giống từ Ấn Độ, Miến Điện, Trung Quốc và tiến hành bố trí thí nghiệm, so sánh. Từ kết quả nghiên cứu năm 1923 Dupas quier cho rằng: Chè Manipua và Atxam được trồng từ Ấn Độ tới nay đã tỏ ra thích hợp với sản xuất và cho kết quả tốt ở Việt Nam. Đối với giống Trung Du, ông nhận xét: Trung Du là giống ít đòi hỏi nhất, nó mọc ngay trên đất xấu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm 1969 - 1978, nhiều cuộc điều tra và nhập nội giống được tiến hành. Trong thời gian này các tác giả Đỗ Ngọc Quỹ, Trần Thanh, Nguyễn Văn Niệm đã đề ra phương pháp chọn dòng, chọn ra được giống chè PH1 và 1A là 2 giống cho năng suất cao và phẩm chất tốt [23].
Từ năm 1976 - 1990, bằng phương pháp chọn dòng các tác giả Nguyễn Văn Niệm, Trần Thị Lư đã chọn ra các giống TRI777, TH3 là 2 giống có triển vọng, được Bộ Nông nghiệp cho phép khảo nghiệm ra sản xuất.
Năm 1994 đã có 33 giống chè được nhập nội vào Việt Nam trong đó có 9 giống chè Đài Loan; 15 giống Trung Quốc; 11 giống Nhật Bản; 2 giống ấn Độ.
Đến nay, nhu cầu sử dụng giống tốt trong sản xuất ngày càng tăng, nên công tác giống ngày càng được quan tâm hơn. Hiện nay nước ta có trên 130 giống chè, trong đó có hơn 20 giống đã được đưa ra trồng sản xuất đại trà. Tại Viện nghiên cứu chè Việt Nam (nay là trung tâm Nghiên cứu chè - Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp miền núi phía Bắc) đã xây dựng được một vườn bảo tồn quỹ gen chè, lưu giữ nhiều giống được thu thập từ nhiều nơi trên thế giới và trong nước. Tuy nhiên công tác chọn giống ở nước ta vẫn chủ yếu tìm gen năng suất cao, khả năng chống chịu... nên khả năng tận dụng và phát huy lợi thế của nguồn gen quý chưa được nhiều, dù đã có một vốn gen khá .Vì vậy chúng ta chưa có được một giống chè gắn liền với thương hiệu giống cụ thể như Trung Quốc với sản phẩm chè Long Tỉnh 43 được sản xuất từ giống chè LT43, chè chất lượng cao Thiết Quân Âm từ nguyên liệu giống chè Thiết Quan Âm ... Nhờ có chính sách mở cửa thông qua những mối liên doanh liên kết nước ta và quyết định số 43/1979/QĐ/TTg của chính phủ đến nay đã thu thập thêm được một số giống chè đặc sản của Đài Loan, Trung Quốc như: Phúc Vân Tiên, Keo Am Tích, Long Vân, Bát Tiên, Kim Tuyên, Vân Sương…
Là cơ sở pháp lý quan trọng và cũng là cơ hội cho ngành chè tiến hành một cuộc cách mạng trong nghiên cứu và sản xuất thông qua chương trình nhập khẩu giống.
1.3.2.2. Nghiên cứu phân bón ở Việt Nam.
Hiện nay ở nước ta cây chè được trồng trên nhiều loại đất, nhưng chủ yếu là trên nhóm đất đỏ vàng. Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến ít chua, độ dày tầng đất càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
càng tốt và tuổi thọ của cây càng kéo dài. So với các loại cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở những nơi đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng mà vẫn cho thu nhập.
Chè yêu cầu về đất không chặt chẽ lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường [16],[24].
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc, cho thấy việc bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ năng suất chè tăng 30-32% so với việc sử dụng riêng rẽ phân vô cơ. Người ta rất coi trọng hiệu quả về sau của việc bón phân hữu cơ cho chè. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất, tuổi của cây và năng suất của vườn chè. Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ, cho thấy bón đạm đầy đủ, sản lượng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng không bón [26].
Theo nghiên cứu 10 năm liên tiếp của trại chè Phú Hộ về việc bón phân N, P, K thấy trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 P2O5/ha trong từng năm không có chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội thu do phân bón là rất rõ rệt qua 10 năm 1 kg P2O5 làm tăng được 3,5 kg chè búp tươi [26].
Quy trình bón P2O5 của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam 1988 quy định 5 năm bón P2O5 một lần với liều lượng 100kg/ha, bón kết hợp với phân chuồng sau khi đốn, bón sâu khoảng 20-30cm [16].
Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến chỉ tiêu hóa sinh chất lượng búp chè tác giả Trịnh Văn Loan đã nêu: Những dạng phân bón khác nhau có ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến hoạt tính của men peroxydaza ở dạng liên kết hay hòa tan trong lá chè. Hoạt tính của men peroxydaza cao trong những trường hợp bón phân phosphat và kèm theo đó là hàm lượng tanin trong lá chè tăng lên đáng kể. Bón phân phospho có ảnh hưởng tốt đến đặc tính hóa sinh, dẫn đến sự tạo thành hợp chất poliphenol trong lá chè cao [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Ngọ (1998) về bón phân cho các giống chè cho thấy, các giống chè và tuổi chè khác nhau có yêu cầu lượng phân bón khác nhau [23].
Bón phân khoáng cân đối và bổ sung phân hữu cơ đều làm tăng sản lượng chè. Nhưng liều lượng NPK thích hợp cho nương chè còn phụ thuộc vào tính chất lý hóa của đất, tuổi chè và yếu tố tác động các các yếu tố sinh thái [20].
Sử dụng các nguyên tố vi lượng (bo, đồng, mangan, molipđen, kẽm, coban và iôt) vào việc trồng trọt (xử lý các hạt trước khi gieo) và bón vào đất, phun lên lá, có thể tác động mạnh vào các quá trình sinh lý của cây trồng khác nhau, do đó có thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè [4].
Ở Việt Nam bước đầu đang nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng như Zn, B, Mo, Mn, Cu, đối với sự sinh trưởng và phát dục của chè, hoặc dùng H3BO4 (0,02%) phun phối hợp với urê (2%) để trừ sâu và thúc sinh trưởng cho chè càng cho kết quả tốt.
Chè là cây công nghiệp dài ngày cho sản phẩm phải thu hái nhiều lần trong năm, trong đó sản phẩm thu hoạch (búp chè) chỉ chiếm 8-13% tổng sinh khối của toàn bộ cây chè và năng suất chè thường chưa cao nên nhu cầu dinh dưỡng của cây chè không lớn. Trung bình năng suất 2 tấn búp khô lấy đi 80kg N, 23kg P2O5, 48kg K2O, 8kg MgO và 16kg CaO [29]. Như vậy, lượng hút dinh dưỡng của chè lại cần tính đến cả lượng dinh dưỡng bị mất theo cành, thân do đốn định kỳ. Do vậy tổng số hàng năm cây chè hút khoảng 144kg N, 71kg P2O5, 62kg K2O, 24kg MgO và 40kg CaO. Tuy đạm là yếu tố dinh dưỡng bị chè hút nhiều nhất, song cân đối đạm-kali-magiê là rất quan trọng. Tỷ lệ này là thay đổi tùy theo tuổi cây và ổn định khi thu hoạch. Thông thường, những năm trồng đầu tiên, lượng đạm bón thường cao hơn, biến động trong khoảng 120-240kg N/ha với tỷ lệ N: K2O là 1:0,5. Vào thời kỳ thu hoạch, tỷ lệ N: K2O thay đổi theo hướng tăng kali và tỷ lệ này thường là 1:1 với lượng bón 240 -300kg N và 240 - 300kg K2O. Những vườn chè năng suất cao có gia đình đã bón tới 350kg N và 350kg K2O. Liều lượng lân thường không cao như đạm và kali, biến động trong khoảng 60 - 80kg P2O5/ha. Bón phân cân đối, đúng tỷ lệ và liều lượng làm năng suất chè tăng 14-20% với hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
số lãi từ 2,8-3,9 lần, đồng thời cũng làm hàm lượng tamin tăng thêm từ 2 - 6,5%, chất hòa tan tăng 1,5-3,5%, hương vị được cải thiện. Việc bón magiê (khoảng 10-20kg MgO/ha) cho chè cũng đảm bảo tăng năng suất và chất lượng búp. Ở Việt Nam có thể dùng một tỷ lệ nhất định phân lân nung chảy như một nguồn phân magiê cho chè. Ngoài các nguyên tố đa và trung lượng, kẽm cũng có hiệu lực khá với chè, do vậy phun dung dịch sunphat kẽm cũng có tác dụng tăng năng suất và phẩm chất đáng kể. Theo một số tác giả, nếu năng suất cao hơn 3 tấn búp khô thì còn cần bón thêm cả Bo và Molipđen [22].