III, Các khoản phải thu
3. Thuế và các khoản phả
2.2.1 Các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán:
Vốn lưu động ròng: Là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn hay còn gọi là nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn trong doanh nghiệp.
Xác định VLĐ ròng : VLĐ ròng = NV dài hạn – TS dài hạn Từ bảng 3 ta tính được: VLĐ ròng ( 2011 ) = 4.250,075 - 455,106 = 3.794,969 (tr.đ) VLĐ ròng ( 2010 ) = 4.168,174 – 487,277 = 3.680,897 (tr.đ) Năm 2010 Năm 2011 TSNH 22.294,761 NVNH 18.499,792 TSDH 455,106 TSNH 11.054,897 NVNH 7.373,999 TSDH 487.277
Theo kết quả tính toán được thì cả năm 2010 và 2011 vốn lưu động ròng của công ty đều dương và có xu hương tăng, đây là dấu hiệu tốt vì tài sản dài hạn của công ty được tài trợ toàn bộ bởi nguồn vốn dài hạn, là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2011, VLĐ ròng tăng thêm 114,072 triệu đồng do nguồn vốn dài hạn tăng 81,901 triệu đồng làm VLĐ ròng tăng 81,901 triệu đồng và tài sản dài hạn giảm 32,171 triệu đồng làm VLĐ ròng tăng 32,171 triệu đồng. Nguồn vốn dài hạn tăng lên do vốn chủ sở hữu tăng lên mà cụ thể là sự tăng lên của chênh lệch giá trị hối đoái là 70,249 triệu đồng và lợi nhuận chưa phân phối là 11,652 triệu đồng. Tài sản dài hạn giảm xuống chủ yếu do khấu hao tài sản cố định tăng lên.
Tuy giữ được cơ cấu vốn an toàn nhưng việc dư thừa quá nhiều nguồn vốn dài hạn trong khi tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản còn quá thấp ( năm 2010 là 4.22% và 2011 là 2%) sẽ làm chậm quá trình phát triển của công ty với đặc thù hoạt động lắp đặt chế tạo máy cần nhiều máy móc thiết bị. Do vậy, công ty cần quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn, tài sản sao cho có sự hợp lý đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Nhu cầu vốn lưu động: là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ 3 trong quá trình kinh doanh đó.
Nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức : Nhu cầu VLĐ = Tài sản kinh doanh – Nợ kinh doanh Từ bảng 3 ta tính được:
Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch Tỷ trọng % Phải thu ngắn hạn 1.588,808 13.904,374 12.315,566 875 Hàng tồn kho 5.195,984 7.505,896 2.309,912 144 TSNH khác 957,508 752,562 -204,946 78,5 TSKD 7.742,300 22.162,83 2 14.420,532 286,3 Phải trả người bán 2.122,341 8.570,572 6.448,231 403,8 Người mua ứng trước 1.718,519 2.045,835 327,316 119 Thuế và các khoản phải nộp 33,138 76,750 43,612 231,6 Các khoản phải trả, phải
nộp khác 26,633 0 NKD 3.900,631 10.693,15 7 6.792,526 274,1 NCVLĐ 3.841,669 11.041,67 5 7.173,006 286,7
Nhìn số liệu từ bảng tính ta thấy được NCVLĐ năm 2011 đã tăng mạnh so năm 2010 là 7.173,006 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 186,7 %. Xét trên phương diện tổng quát, doanh thu thuần năm 2011 của công ty lại tăng so năm 2010 với tốc độ 67,5 % ( < 186,7 %) ta có thể nhận xét rằng công ty chưa thực sự sử dụng đồng vốn ngắn hạn có hiệu quả, là vấn đề mà công ty nên quan tâm. Đi sâu phân tích ta thấy rằng NCVLĐ tăng lên do tài sản kinh doanh tăng mạnh thêm 14.420,532 triệu đồng làm NCVLĐ tăng và nợ kinh doanh tăng thêm 6.792,526 triệu đồng làm NCVLĐ giảm. Tài sản kinh doanh tăng chủ yếu do phải thu ngắn hạn tăng mạnh với tốc độ 775 % và hàng tốn kho tăng với tốc độ 44 %. Nguyên nhân tăng mạnh khoản phải thu ngắn hạn cần được chú ý vì nếu như tăng do chính sách chấp nhận bán chịu để tăng doanh thu cho công ty trong khi lợi nhuận lại giảm là không hợp lý, còn nếu tăng do khách hàng không thanh
toán đúng hạn thì công ty cần có các tác động để quản lý khoản phải thu này để vốn kinh doanh của công ty không bị ứng đọng quá nhiều. Hàng tồn kho tăng lên có thể do công ty tích trữ nhiều nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất kinh doanh trong tương lai hoặc là do do việc hàng hóa của công ty không tiêu thụ được, vấn đề này cần được làm rõ để thấy tính hợp lý hay không của việc tăng này. Nợ kinh doanh tăng chủ yếu do khoản phải trả người bán tăng mạnh với tốc độ 303,8 %, người mua ứng trước tăng 19 %, thuế và các khoản phải nộp tăng 131,6 %. Nguyên nhân tăng mạnh khoản phải trả người bán, người mua ứng trước có thể do công ty có uy tín với bạn hàng, được hưởng các điều kiện tín dụng ưu đãi từ bạn hàng.
Ngân quỹ ròng:
Xác định ngân quỹ ròng ta có
NQR = Ngân quỹ có - Ngân quỹ nợ Ta tính được : Ngân quỹ ròng ( 2010 ) = 3.680,897 - 3.841,669 = - 160,772 tr.đồng Ngân quỹ ròng (2011) = 3.794,969 - 11.041,675 = - 7.246,706 tr.đồng Năm 2010 Năm 2011 NCVLĐ > 0 3.841,669 NQR < 0 -160,772 VLĐ ròng > 0 3.680,897 NCVLĐ > 0 11.041,675 NQR < 0 -7.246,706 VLĐ ròng > 0 3.794,969
Cả hai năm 2010 và 2011 công ty luôn rơi vào tình trặng thiếu hụt ngân quỹ và tình hình thiếu hụt ngân quỹ càng lớn trong năm 2011. Ngân quỹ ròng < 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn chỉ tài trợ một phần nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng. Tuy nhiên, cơ cấu than gia của vốn dài hạn và vốn tín dụng ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ an toàn hay rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu công ty sử dụng quá nhiều vốn dài hạn cho nhu cầu vốn lưu động có thể giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu công ty vay quá nhiều thì chủ ngân hàng trở thành người cung cấp vốn để đảm bảo rủi ro cho công ty thay thế các cổ đông. Một công ty có khoản phải thu lớn như công ty cổ phần máy CNC Hà Nội, nói cách khác là thực hiện chính sách bán chịu ở mức độ lớn cần có nguồn vốn dài hạn lớn hơn để tài trợ nhu cầu vốn lưu động. Thực tế nhân thấy, tỷ trọng nguồn vốn dài hạn của công ty so với vốn tín dụng ngắn hạn là rất thấp ( 56,5 % năm 2010 và 22,9 % năm 2011 ). Điều này chứng tỏ công ty đang phụ thuộc vào vốn tín dụng ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động mà cụ thể là phụ thuộc vào vay ngắn hạn và khoản trả người bán. Đây là một cơ cấu vốn không an toàn cho công ty nếu các khoản thanh toán đến hạn, công ty sẽ mất khả năng thanh khoản nếu không quan tâm đến cơ cấu vốn hiện tại nhằm xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu.
2.2.2 Các tỷ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn:
Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản:
Phân tích năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn:
Vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền trung bình:
Chỉ tiêu 2010 2011
Vòng quay KPT ( vòng ) 7,09 3,21
Kỳ thu tiền BQ ( ngày ) 51 112
Ta có thể thấy, vòng quay khoản phải thu giảm từ năm 2010 là 7,09 vòng xuống 3,21 vòng năm 2011, kỳ thu tiền tương ứng tăng từ 51 ngày lên 112 ngày. Trong điều kiện bình thường thì đây là một dấu hiệu không tốt, làm tăng nhu cầu vốn lưu động, gây khó khăn cho ngân quỹ của công ty. Lý giải cho điều này là do trong năm 2011, cả doanh thu thuần và các khoản phải thu bình quân của công ty đều tăng song tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân lớn hơn so tốc độ tăng doanh thu ( 370 % > 167,5 % ). Việc tăng này có thể do công ty thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng do công ty khó khăn trong việc thu hồi
Chỉ tiêu So sánh
Lượng Tỉ trọng % DT và thu nhập khác 14.860,026 24.895,350 10.035,324 167,5
DT thuần 14.860,026 24.895,350 10.035,324 167,5
GVHB 12.610,026 22.833,356 10.233,3318 181
Các khoản phải thu bình quân 2.094,010 7.746,591 5.652,581 370 Hàng tồn kho bình quân 4.714,310 6.350,940 1.636,630 134,7 Tài sản cố định bình quân 424,815 364,649 -60,166 85,8 Tổng tài sản bình quân 9.766,623 17.146,021 7.379,398 175.5
nợ. Công ty cần phải có kế hoạch quản lý khoản phải thu cũng như làm rõ khả năng thu hồi các khoản phải thu để có thể khắc phục tình trạng này.
Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay HTK:
Chỉ tiêu 2010 2011
Vòng quay HTK ( vòng ) 2,67 3,60
Số ngày một vong quay HTK ( ngày ) 135 100
Từ năm 2010 vòng quay hàng tồn kho tăng từ 2,67 vòng lên 3,06 vòng năm 2011, số ngày một vòng quay tương ứng giảm từ 135 ngày xuống 100 ngày. Như vậy hàng tồn kho năm 2011 luân chuyển nhanh hơn. Từ bảng 4 ta thấy được vòng quay hàng tồn kho tăng lên do giá vốn hàng bán tăng và hàng tồn kho bình quân tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn của hàng tồn kho bình quân ( 181 % > 134,7 % ). Tuy nhiên ta thấy rằng trong năm 2011 cả doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của công ty đều tăng nhưng giá vốn tăng với tốc độ lớn hơn. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí giá vốn chưa được tốt. Và nếu đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc làm tăng vòng quay hàng tồn kho thì công ty nên xem xét lại để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Phân tích năng lực hoạt đông của tài sản dài hạn và tổng tài sản: Năng lực hoạt động của tài sản dài hạn được đánh giá qua hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố đinh và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Ta có số liệu:
Chỉ tiêu 2010 2011
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 35 68
Từ năm 2010 đến 2011, hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng từ 35 lên 68 chứng tỏ công ty đang sử dụng tài sản cố định đạt hiệu quả trong khi hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại giảm từ 1.52 xuống 1.45 lại nói lên tình hình sử dụng tổng tài sản chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân của việc tăng giảm này là do doanh thu và tổng tài sản trong năm 2011 của công ty tăng mạnh trong khi tài sản cố định lại giảm. Như vậy tổng tài sản của công ty tăng do tăng các khoản mục ngắn hạn. Do vậy công ty nên chú ý vào việc tăng tài sản cố định để tăng doanh thu. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:
Từ số liệu bảng cân đối kế toán công ty ta tính được:
Chỉ tiêu 2010 2011
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1,5 1,21
Hệ số thanh toán nhanh 0,75 0,8
Hệ số thanh toán ngay 0,45 0,007
Các tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty trong 2 năm đều thấp so với giới hạn hợp lý và càng có xu hướng giảm trong năm 2011. Đây là dấu hiệu tình hình thanh toán của công ty không được tốt. Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2011 là 1,21 giảm 0,29 so với năm 2010 là 1,5. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Xem xét hệ số thanh toán nhanh năm 2011 tăng không nhiều so năm 2010 ngược lại với tốc độ giảm mạnh của hệ số thanh toán ngay từ 0,45 năm 2010 xuống còn 0,007 năm 2011 đã đặt công ty vào tình hình thanh toán rất khó khăn.
Lý giải cho điều này, trong năm 2010 tiền và tương đương tiền của công ty là 3.312,596 triệu đồng nhưng đến năm 2011 chỉ còn 51,927 triệu đồng, tỷ
trọng tiền và tương đương tiền trên tài sản ngắn hạn của công ty là quá thấp ( năm 2010 là 30% năm 2011 chỉ còn 0,2%) khiến công ty bị động trong việc sử dụng vốn trong khi nợ ngắn hạn của công ty lại tăng mạnh năm 2010 là 7.373,999 lên 18.499,792 triệu đồng năm 2011. Nợ ngắn hạn tăng do khoản vay và nợ ngắn hạn tăng từ 3.500 triệu đồng năm 2010 lên 7.780 triệu đồng năm 2011 làm tăng nghĩa vụ trả nợ của công ty, phải trả người bán tăng từ 2.122,341 triệu đồng lên 8.570,572 triệu đồng năm 2011, người mua trả tiền trước tăng từ 1.717, 519 triệu đồng lên 2.045,835 triệu đông năm 2011. Nhìn số liệu đối lập của khoản mục bên phần tài sản và các khoản mục bên phần nguồn vốn ta thấy được sự mất cân đối tình hình tài chính công ty. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán.
Tóm lại, từ số liệu phân tích thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thực sự không được tốt và càng trầm trọng hơn trong năm 2011. Việc dự trữ quá it tiền măt trong quỹ sé khiến công ty bị động trong việc sử dụng vốn đầu tư cũng như xây dựng, sản xuất lắp đặt máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tỷ trọng quá ít tiền mặt trong khi nợ ngắn hạn là rất lớn đặc biệt là vay ngắn hạn lớn sẽ làm cho công ty khó khăn trong thanh toán, không thể linh hoạt khi cá khoản nợ này đến hạn và làm mất uy tín đối với người cho vay cũng như bạn hàng.
Phân tích khả năng sinh lời:
Từ số liệu có được từ BCTC công ty ta có được:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Tỷ trọng%
Lợi nhuận sau thuế 216,176 11,652 -204,524 5 Tổng tài sản bình
quân
9.766,623 17.146,021 7.379,398 175.6VCSH bình quân 3.801,008 4.209,125 408,117 110,7 VCSH bình quân 3.801,008 4.209,125 408,117 110,7 Tỷ suất lợi nhuân
sau thuế trên doanh thu
1,44% 0,05%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
1,87% 0,05%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH
5,19% 0,27%
Qua số liệu tính toán được ta thấy các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty đều giảm trong năm 2011 và ở mức rất thấp, thể hiện hiệu quả hoạt động cũng như sử dụng vốn của công ty đang trở nên không tốt. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm từ 1,44% xuống còn 0,05%. Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản giảm từ 1,87% xuống còn 0,05%. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu giảm từ 5,19% xuống còn 0,27%. Nguyên nhân việc giảm này là do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh từ 216,176 triệu đồng năm 2010 xuống còn 11,652 triệu đồng năm 2011, giảm mạnh với tốc độ 95%. Trong khi doanh thu thuần, tổng tài sản bình quân cũng như vốn chủ sỡ hữu bình quân đều tăng so năm 2010 với tốc độ lần lượt là 167,5%; 157,6%; 110,7%. Mặt khác doanh thu năm 2011 tăng mạnh so năm 2010 với tốc độ 167,5% nhưng ngược lại thì lợi nhuận lại giảm mạnh. Đây là vấn đề công ty cần xem xét lại.
Thông thường khi phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, người ta sử dụng phương pháp so sánh hoặc phương pháp Dupont để phân tích. Phương
pháp so sánh là việc so sánh các chỉ tiêu giữa các kỳ hay với các chỉ tiêu của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, cùng một lĩnh vực hoạt động để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Phương pháp Dupont là phân tích chỉ tiêu này theo hai hay nhiều chỉ tiêu khác có mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính ảnh hưởng quan trọng trong việc phân tích tài chính.
Ví dụ tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản là sự kết hợp giữa tỷ suất lợi nhuận doanh thu và hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là sự kết hợp giữa tỷ suất lợi nhuậ doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số nhân vốn (đòn bẩy tài chính).
Hay
Tóm lại để phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp ta cần phân tích nhiều chỉ tiêu cũng như sử dụng nhiều phương pháp phân tích nhằm đưa ra được kết quả phân tích chính xác. Qua việc phân tích các chỉ tiêu của công ty cổ phần máy CNC Hà Nội, ta kết luận được trong hai năm 20110 và 2011, công ty vẫn làm ăn có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả công ty đã giảm sút trong năm 2011. Ngoài ra việc sử dụng vốn