Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần máy cnc hà nội (Trang 26 - 30)

Trên thực tế có nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sau đây sẽ xét đến hai phương pháp chính trong phân tích tài chính hay sử dụng để đánh giá hiều quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:

 Phương pháp so sánh:

Đây là phương pháp sử dụng phổ biến và có những chú ý khi thực hiện đó là:

+ Cùng nội dung kinh tế.

+ Thống nhất về phương pháp tính.

Cùng một đơn vị đo lường và phải thu thập trong cùng một độ dài thời gian.

Về kỹ thuật so sánh có thể so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số bình quân:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh bằng phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các hiện tượng kinh tế tăng trưởng hay giảm sút.

+ So sánh bằng số tương đối: là so sánh bằng phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế hoặc giữa các trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đã được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô chung của chỉ tiêu phân tích. So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

+ So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là một dạng đặc biệt của số tương đối. Phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, bộ phận…có cùng tính chất

như là so sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Khi thực hiện hiện so sánh thường thực hiện so sánh ngang và so sánh dọc.

+ So sánh ngang là so sánh trên cùng một hàng của một báo cáo tài chính hay cùng một chỉ tiêu hay giữa kỳ này với kỳ kỳ trước hoặc các kỳ trước đó cả về số tương đối và số tuyệt đối. So sánh ngang cần có số liệu từ 3 năm trở lên.

+ So sánh theo chiều dọc là việc so sánh theo cột, giữa các chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác có liên quan. So sánh theo chiều dọc xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với chỉ tiêu được chọn làm chỉ tiêu tổng thể hay chỉ tiêu cơ sở gốc. Việc so sánh theo chiều dọc đưa ra các phép so sánh tương đối thay vì các lượng tuyệt đối giúp phân tích được sự khác nhau về cơ cấu của nhóm hoặc bộ phận nhóm.

Khi tiến hành so sánh, thường áp dụng đồng thời cả so sánh ngang và so sánh dọc.

 Phương pháp phân tích tỷ lệ:

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phân tích số tỷ lệ là một kỹ thuật quan trọng của phân tích các báo cáo tình chính vì nó có thể định rõ được nền tảng; những mối quan hệ kết cấu và các xu thế quan trọng. Trong phân tích này cần làm rõ các độ lệch trong các số tỷ lệ đã tính toán và quan trọng hơn là tìm ra nguyên nhân chênh lệch. Số tỷ lệ được xem như là chứng cứ bổ sung dẫn tới một quyết định hay một giải pháp.

+ Khi sử dụng số tỷ lệ thì những cẩn trọng toán học cần được tính đến. Vì tỷ số chỉ phản ánh mối quan hệ giữa hai yếu tố mà không cho thấy độ lớn của mỗi yếu tố nên có những tỷ số có vẻ tốt nhưng thực tế lại hoàn toàn khác.

+ Mặt khác, một tỷ lệ, bản thân nó khó có thể đánh giá là tốt hay xấu, thuận lợi hay không thuận lợi, nhưng nếu so sánh với các tỷ lệ trước đó của cùng doanh nghiệp hoặc so sánh với chuẩn mực đã định trước hoặc so sánh tỷ số của doanh nghiệp khác trong ngành, với trung bình ngành thì có thể cho thấy chỉ dẫn nào đó trong đánh giá.

Tuy vậy, phương pháp tỷ lệ này có một số hạn chế nhất định:

+ Các số tỷ lệ phản ánh các điều kiện, các hoạt động kinh doanh, các giao dịch, sự kiện và hoàn cảnh quá khứ.

+ Các tỷ lệ phản ánh các giá trị ghi sổ.

+ Việc tính số tỷ lệ chưa tiêu chuẩn hóa hoàn toàn.

+ Sự vận dụng các nguyên tắc và lựa chọn các chính sách kế toán khác nhau giữa các doanh nghiệp và có thay đổi giữa các kỳ trong cùng một doanh nghiệp và đặc điểm rủi ro khác nhau giữa các doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ tới các số tỷ lệ.

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu nguồn vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Để phân tích về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta thường dùng một số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần máy cnc hà nội (Trang 26 - 30)