Phân tích khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG (Trang 66 - 79)

Do công ty chủ yếu phát sinh các khoản nợ ngắn hạn nên, ít phát sinh các khoản nợ dài hạn nên chỉ phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện hành của công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.

4.3.2.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hẹ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động.

Bảng 09 : PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tài sản lưu động 97.675.588 247.713.451 315.072.628

Tài sản lưu động – hàng tồn kho 82.447.457 186.526.534 246.364.966

Nợ ngắn hạn 75.006.645 207.910.419 300.910.579

Tỷ lệ thanh toán hiện hành (lần) 1,30 1,19 1,05

Tỷ lệ thanh toán nhanh (lần) 1,10 0,90 0,82

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang )

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ thanh toán hiện hành năm 2004 là hơi cao, nhưng sang năm 2005 đã giảm xuống còn 1,19 và đến năm 2006 thì còn 1,05. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả trong 3 năm qua tương đối tốt, mặc dù năm 2004 có hơi cao hơn so với 1 nhưng đến năm 2006 thì lớn hơn gần bằng 1. Đây là một tỷ lệ rất tốt vì nó thể hiện tài sản lưu động vừa đủ để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ vừa không bị thừa vốn gây hiện tượng sử dụng vốn không hiệu quả.

4.3.2.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh sẽ cho biết khả năng thanh toán thật sự của công ty và được tính toán trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.

Theo số liệu tính toán bên trên ta nhận thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của công ty rất tốt, mặc dù tỷ lệ thanh toán 2 năm sau có giảm hơn so với năm 2004 nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của công ty ở mức tương đối tốt và cho thấy công ty đã sử dụng vốn rất hiệu quả, hạn chế tối đa sự thừa vốn trong kinh doanh.

Qua những phân tích khái quát ở trên ta thấy tình hình tài chính của công ty là khá tốt, tương đối lành mạnh, đảm bảo khá tốt khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn của công ty.

4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG.

Dựa trên những kết quả đã phân tích ta nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển rất tốt và đạt hiệu quả kinh doanh cao: Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng với tốc độ nhanh, khả năng sinh lợi của vốn sản xuất cũng tăng cao, qui mô hoạt động ngày càng được mở rộng, các dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh doanh khá cao. Song song với sự tăng trưởng về kết quả hoạt động kinh doanh là sự đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần làm giàu tổ quốc. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trong tương lai, ta cần phải nắm rõ những thuận lợi và hạn chế của công ty ở hiện tại để đề ra giải pháp phù hợp cho hoạt động của công ty trong tương lai.

4.4.1. Thuận lợi

4.4.1.1. Về quy mô

Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang là một công ty có quy mô thuộc loại vừa và lớn với số lượng nhân viên hiện tại là 375 người, tổng số vốn hoạt động là hơn 374 tỉ đồng. Trong các năm qua quy mô hoạt động của công ty không ngừng được mở rộng, các ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng hơn, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Hệ thống sản xuất theo mô hình công ty mẹ - con (công ty góp vốn thành lập công ty con với số cổ phần nắm giữ trên 51% tổng số cổ phần của công ty con, nắm quyền điều hành công ty trong hội đồng quản trị), công ty thành viên (công ty góp vốn vào các công ty thành viên nhưng số vốn góp nhỏ hơn 51% tổng số vốn của công ty thành viên), công ty liên kết, liên doanh (công ty và các công ty liên kết liên doanh góp vốn lẫn nhau và ký các hợp đồng cung cấp dịch vụ lẫn nhau) đã dần thành một hệ thống thống nhất, gần như khép kín trong tổ chức sản xuất từ tư vấn, thiết kế đến thi công xây dựng, trang trí nội ngoại thất, … tạo lên một sức mạnh tổng hợp hỗ trợ cho nhau để thúc đẩy công ty mẹ và các công ty thành viên cùng phát triển.

4.4.1.2. Về khoa học kỹ thuật

Trong các năm qua, công ty đã tập hợp được đông đảo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh, là doanh nghiệp đầu tiên trong tỉnh đầu tư và ứng dụng khoa học, công nghệ vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hiện nay dây chuyền sản xuất của công ty phần lớn được thực hiện trên máy. Cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý được tăng cường về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và khả năng trên các lĩnh vực tư vấn thiết kế giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp, điều hành và đấu thầu. Việc chuyển đổi công nghệ tự động hóa ngày một hoàn thiện, đủ điều kiện đáp ứng với công nghệ tiên tiến, từng bước theo kịp với đòi hỏi của thị hiếu người tiêu dùng cũng như sự phát triển của xã hội.

4.4.1.3. Về Thị trường

Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang được kế thừa những thành quả và thương hiệu của doanh nghiệp nhà nước hoạt động rất hiệu quả, thị phần tư vấn chiếm trên 80% trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn, tiềm năng trong và ngoài tỉnh.

Được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, các cơ quan ban ngành tin tưởng giao nhiệm vụ tư vấn quy hoạch, thiết kế các công trình lớn, trọng điểm; cũng như thực hiện các dự án khu dân cư, khu tái định cư trên địa bàn toàn tỉnh.

4.4.1.4 Về khả năng huy động vốn

Khả năng huy động vốn của công ty khá cao, do công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên thu hút được vốn đầu tư của các đơn vị khác, bên cạnh đó công ty còn thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra bên ngoài công chúng để huy động vốn.

4.4.1.5 Về khả năng thanh toán

Qua các tỷ số tài chính đã phân tích ở trên, ta thấy tình hình và khả năng thanh toán của công ty ở mức khá tốt, tài sản đủ để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ của công ty, chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính tốt, kinh doanh hiệu quả là cơ sở để công ty thu hút sự đầu tư từ bên ngoài.

4.4.2. Hạn chế

- Chất lượng một số sản phẩm chưa cao, tiến độ chậm, một số công trình chưa đảm bảo thời gian giao nộp sản phẩm, chưa theo kịp với yêu cầu của khách hàng, góp phần làm cho công ty không thực hiện đúng hợp đồng, làm tăng chi phí vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

- Là đơn vị tư vấn về xây dựng nhưng công ty ít tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về các công trình kiến trúc, các công trình xây dựng để mở rộng tầm nhìn, nâng cao hiểu biết cũng như tao cơ hội trao đổi học tập lẫn nhau cho người lao động, nhất là các cán bộ khoa học kỹ thuật.

- Việc tự chủ, tự tìm kiếm hợp đồng, mở rộng thị trường hoạt động ở một số xưởng và các công ty thành viên còn kém, chưa phát huy được tinh thần làm chủ của người công nhân trong việc quan hệ tìm khách hàng. Từ đó, dẫn đến bị mất thị phần, một số xưởng và công ty thành viên không hoàn thành kế hoạch đề ra.

- Hoạt động marketing trong công ty còn yếu, chưa phát triển. Việc quảng bá, chào bán trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc còn thiếu kinh nghiệm, chủ yếu chờ khách hàng đến giao dịch đăng ký mua bán, chính sách khuyến khích, kích cầu, chi phí môi giới chưa cụ thể, chưa rõ ràng, phương thức kinh doanh thiếu đa dạng, thiếu chủ động nên việc tiêu thụ sản phẩm còn chậm.

- Tiến độ triển khai các dự án kinh doanh của công ty còn chậm, luôn gặp khó khăn trong công tác bồi hoàn, giải tỏa, bố trí tái định cư hoặc thương lượng mua đất (đối với dự án công ty tự bỏ vốn đầu tư) … làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh, hiệu quả của dự án.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG

Sau quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang, ta nhận thấy tình hình kinh doanh của công ty đang phát triển khá tốt, đạt hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị thì cần phải tiến hành những giải pháp tích cực, hữu hiệu và phù hợp với tình hình tại đơn vị. Sau khi phân tích chi tiết từng chỉ tiêu, em xin trình bày một số giải pháp cụ thể sau:

5.1. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.

Các kỹ sư thiết kế của công ty và công ty phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của tác giả (quyền giám sát tác giả đã được qui định trong luật xây dựng), xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, thể hiện đầy đủ trách nhiệm ở đồ án thiết kế cũng như trong tính toán kết cấu, lập dự toán công trình. Trong quá trình xây dựng phải kiểm soát chặt chẽ, tránh để xảy ra sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và thời gian thực hiện hợp đồng. Ngoài ra công ty phải thường xuyên đổi mới mẫu mã, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm, .. góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

5.2. TẬP TRUNG DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MẠNH LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THỐNG. ĐỘNG TRUYỀN THỐNG.

Lĩnh vực hoạt động truyền thống của công ty là tư vấn, thiết kế và thi công. Lĩnh vự tư vấn là lĩnh vực không cần đầu tư nhiều vốn mà thu được lợi nhuận nhiều nên các công ty tham gia vào lĩnh vực này càng nhiều và mức độ cạnh tranh cũng ngày càng tăng. Do đó, công ty nên tổ chức nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về các công trình kiến trúc, công trình xây dựng tạo điều kiện để nhân viên công ty mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ hơn góp phần tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực tư vấn. Đồng thời công ty nên mở rộng hoạt động thi công sang

nhiều nguồn vốn khác nhau như ngân sách, nguồn dân, … đảm bảo chất lượng và tiến độ các công trình thi công.

5.3. NÂNG CAO TINH THẦN TỰ CHỦ, NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TY. NHÂN VIÊN CÔNG TY.

Đào tạo đội ngũ nhân viên năng động sáng tạo, tự chủ trong công việc, biết chủ động liên hệ ký kết hợp đồng với khách hàng để mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh khác. Nhất là trong lĩnh vực kinh doanh địa ốc, công ty nên chủ động tìm kiếm khách hàng, phải chủ động giới thiệu sản phẩm, thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra nhanh hơn.

Riêng trong lĩnh vực hoạt động thi công, trước đây do các đội thi công chỉ tập trung vào các dự án do công ty làm chủ đầu tư nên hoạt động kinh doanh chưa phát triển mạnh. Vì vậy các đội thi công phải chủ động hơn, tìm kiếm thêm khách hàng từ bên ngoài, mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh sang các tỉnh khác và cả nước.

5.4 ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN KINH DOANH

Như đã trình bày ở phần trước, đối với các dự án do công ty đầu tư thì công ty nên chủ động thương lượng mua đất để sớm triển khai dự án, tuy nhiên đại đa số các dự án do công ty thực hiện là các dự án qui hoạch thuộc ngân sách nhà nước nên nhà nước đứng ra bồi thường giải toả theo mức giá bồi thường đã được nhà nước qui định. Nhưng do ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, muốn đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nên công ty bỏ trước tiền ra để bồi thường giải toả, sau này tỉnh sẽ trả lại nhưng chủ yếu là qui đổi lấy đất. Do đó công ty nên hoạch định chính sách rõ ràng, cụ thể, hỗ trợ tích cực cho cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường giải toả, bố trí tái định cư để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, giúp công ty tranh thủ được cơ hội kinh doanh.

5.5. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING.

Hoạt động marketing trong công ty chưa đạt được hiệu quả cao, do đó công ty nên đẩy mạnh hơn nữa hoạt động marketing. Vì khi hoạt động này có hiệu quả sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty có thể đẩy mạnh hoạt động marketing dưới nhiều hình thức như: tăng cường quảng cáo trên báo, đài, tivi, phát tờ rơi, ngoài ra còn có thể treo băng ron quảng cáo, tham gia

thi đồ án thiết kế của các chủ đầu tư, viết bài giới thiệu về công ty và các sản phẩm thiết kế của công ty trên các tạp chí chuyên ngành xây dựng, kiến trúc. Công ty cũng có thể áp dụng các biện pháp khuyến mãi, dịch vụ sau bán hàng, chính sách trả tiền ưu đãi phù hợp với khả năng của từng đối tượng khách hàng, …Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ chuyên ngành xây dựng. Thông qua đó, công ty có thể làm quen với các doanh nghiệp khác, góp phần nâng cao danh tiếng của mình trên thị trường và với khách hàng.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN.

Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ mở cửa của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các doanh nghiệp đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế mới, nền kinh tế hiện đại và cạnh tranh gay gắt, vì vậy họ phải tự khẳng định mình và tìm được chổ đứng cho mình để vươn lên tồn tại và phát triển. Do đó việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh những năm qua ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng.

Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư Và Xây Dựng Kiên Giang, ta thấy: Đối với xã hội thì công ty đã góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho xã hội qua việc thiết kế xây dựng, thi công các công trình công cộng cũng như nhà dân dụng, là đã một phần đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Về phía công ty đã và đang không ngừng phát huy hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô kinh doanh và đa dạng hóa các ngành nghề hoạt động, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty trên thương trường.

Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty được nâng lên nhiều do nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất của xã hội tăng cao để đáp ứng kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, thêm vào đó nhu cầu xây dựng dân dụng cũng tăng lên do thu nhập của người dân tăng cao trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, công ty đã cố gắng tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng sử dụng vốn nên đã góp phần làm cho lợi nhuận

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG (Trang 66 - 79)