Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG (Trang 61 - 79)

CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, v.v.. Bởi vậy, khi phân tích phải kết hợp nhiều chỉ tiêu, như: hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lợi của vốn, …

4.2.1. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Hiệu quả kinh doanh tổng hợp bằng kết quả đầu ra chia cho chi phí đầu vào. Mà kết quả đầu ra có thể đo lường bằng tổng doanh thu, chi phí đầu vào có thể đo lường bằng tổng chi phí, do đó hiệu quả kinh doanh tổng hợp có thể được tính lại như sau:

Hiệu quả kinh doanh = Tổng doanh thu / Tổng chi phí

Đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào các báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm 2004, 2005, 2006 em tính được bảng kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

Bảng 07 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

Chỉtiêu 2004 2005 2006 CL 05/04

CL 06/05

1. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp 1,05 1,07 1,17 0,02 0,1 2. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất 0,80 0,38 0,44 - 0,42 -0,06 3. Mức doanh lợi theo vốn sản xuất 0,03 0,02 0,06 - 0,01 0,04 4. Mức doanh lợi theo vốn lưu động 0,04 0,03 0,07 - 0,01 0,04 5. Số lần luân chuyển vốn lưu động 0,99 0,44 0,52 - 0,55 0,08 6. Số ngày của một vòng quay (ngày) 363,64 818,18 692,31 454,54 - 125,87

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang )

Qua bảng kết quả phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, ta thấy hiệu quả kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên. Cứ một đồng chi phí đầu vào năm 2004 tạo ra được 1,05 đồng doanh thu đầu ra, năm 2005 tạo ra được 1,07 đồng doanh thu. Năm 2005 so với năm 2004 tăng lên được 0,02 đồng doanh thu trên một đồng chi phí. Chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, nhất là vào năm 2006, một đồng chi phí đầu vào tạo ra tới 1,17 đồng doanh thu, tăng 0,1 đồng doanh thu trên một đồng chi phí so với năm 2005, góp phần làm cho tổng doanh thu tăng lên với tốc độ nhanh hơn so với tổng chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận của công ty.

4.2.2. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng các loại vốn trong công ty. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất năm 2005 bị giảm mạnh, giảm khoảng 52,82 % so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn sản xuất kinh doanh năm 2005 tăng lên khá cao, khoảng 148,03 % so với năm 2004 mà doanh thu đạt được trong năm không tăng nhiều so với năm 2004 nên hiệu quả sử dụng vốn năm 2005 bị giảm mạnh. Đó cũng là do vốn đầu tư vào các dự án kinh doanh nhiều mà trong năm chưa sinh lợi cao, một phần vốn đầu tư vào các công trình đang thi công dở dang, thêm vào đó là tình hình thu hồi công nợ còn chậm, các khoản tạm ứng tăng cao (chủ yếu là tạm ứng cho các đội thi công để thực hiện công trình xây dựng) nên doanh thu năm 2005 tăng khá chậm so với sự tăng lên của vốn sản xuất, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Năm 2004 cứ một đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 0,8 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, nhưng năm 2005 chỉ tạo ra được 0,38 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đến năm 2006, các dự án kinh doanh địa ốc của công ty đã bắt đầu mang lại hiệu quả cao góp phần làm tăng doanh thu của công ty, các khoản công nợ cũng giảm đáng kể (từ khoảng 171 tỷ đồng năm 2005 giảm xuống còn khoảng 68,5 tỷ đồng năm 2006) góp phần làm cho hiệu quả sử dụng vốn năm 2006 tăng trở lại, một đồng vốn tạo ra 0,44 đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn vẫn không bằng năm 2004 nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng mừng của công ty.

4.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn sản xuất

Do hiệu quả sử dụng vốn sản xuất trong năm 2005 giảm so với năm 2004 nên làm cho khả năng sinh lợi của vốn sản xuất cũng giảm theo. Cụ thể:

100 đồng vốn sản xuất bình quân dùng vào hoạt động kinh doanh trong năm 2004 tạo ra được 3 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2005 tạo ra được 2,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng đến năm 2006 thì khả năng sinh lợi của vốn sản xuất tăng rất nhanh, 100 đồng vốn sản xuất bình quân dùng trong kỳ tạo ra 5,9 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 168,18 % so với năm 2005. Đạt được kết quả này là cả một quá trình phấn đấu, cố gắng nổ lực không ngừng của toàn thể nhân viên công ty cùng ban lãnh đạo trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn, công ty phải tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn. Ngoài ra, công ty nên đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khối lượng tiêu thụ để tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Khi đồng vốn được sử dụng một cách có hiệu quả sẽ làm tăng khả năng sinh lợi của nó.

4.2.4 Phân tích khả năng sinh lợi và tốc độ chu chuyển của vốn lưu động

Vốn sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm vốn lưu động và vốn cố định, trong đó vốn lưu động chiếm một tỷ trọng khá lớn dao động từ 84,24% đến 87,45% trong 3 năm 2004, 2005, 2006. Vì vậy khả năng sinh lợi của vốn sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn của vốn lưu động. Mức doanh lợi theo vốn lưu động năm 2005 giảm tương đối so với năm 2004, 100 đồng vốn lưu động năm 2004 tạo ra được 3,7 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2005 cũng bấy nhiêu đó vốn lưu động nhưng chỉ tạo ra 2,6 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 29,73 % so với năm 2004. Biểu hiện là số vòng quya vốn lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004 là 0,55 vòng (khoảng 55,56 %), một vòng quay của vốn lưu động năm 2004 chỉ cần 363,64 ngày, nhưng năm 2005 phải cần 818,18 ngày, tăng 454,54 ngày / 1 vòng quay (tăng khoảng 125 %) làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2005 giảm so với năm 2004. Đến năm 2006, một vòng quay vốn lưu động chỉ cần 692,31 ngày, giảm 125,87 ngày so với năm 2005 (giảm khoảng 15,38 %) nên số vòng quay của vốn lưu động trong năm 2006

cũng tăng lên so với năm 2005 là 0,08 vòng, đạt 0,52 vòng. Mặc dù tăng nhẹ, nhưng cũng góp phần làm tăng khả năng sinh lợi của vốn lưu động. Thêm vào đó, lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng khá cao so với năm 2005 (tăng 335,16 %) nên làm khả năng sinh lợi của vốn lưu động tăng mạnh trong năm 2006, tăng 165,38 % so với năm 2005, cứ 100 đồng vốn lưu động thì có 6,9 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra.

Qua những phân tích ở trên cho thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng tốt, hiệu quả kinh doanh đều tăng qua các năm. Mặc dù hiệu quả kinh doanh năm 2005 tăng không cao lắm so với năm 2004, hiệu quả sử dụng vốn cũng bị giảm khá mạnh (khoảng 52,82 %) so với năm trước, làm cho khả năng sinh lời của vốn cũng giảm theo nhưng đến năm 2006 thì hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lợi của vốn đều tăng trở lại, nhất là khả năng sinh lợi của vốn tăng đến 168,18 % so với năm 2005, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có xu hướng phát triển tốt nhưng để đánh giá đúng và chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty, chúng ta cũng nên tìm hiểu, phân tích sơ lược tình hình tài chính của công ty.

4.3. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG

4.3.1. Phân tích tình hình công nợ

Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dư thừa thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp chiếm thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt vốn.

Đối với công ty, công nợ phát sinh chủ yếu trong ngắn hạn. Khi phân tích cần phải xác định được các khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý (đó là những khoản nợ còn đang trong thời hạn trả nợ, chưa hết hạn thanh toán). Doanh nghiệp cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng, nhất là các khoản nợ đã hết

hạn thanh toán, đồng thời phải chủ động giải quyết các khoản nợ phải trả trên cơ sở tôn trọng kỷ luật thanh toán.

4.3.1.1. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn

Để đánh giá rõ tình hình công nợ cần phải so sánh các khoản phải thu với các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào.

Bảng 08: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng khoản phải thu ngắn hạn 74.311.268 170.990.153 68.472.006 Tổng số khoản phải trả ngắn hạn 75.006.645 207.910.419 300.910.579

Doanh thu thuần 64.501.493 75.436.447 145.176.416 Thời gian của kỳ phân tích (ngày) 360 360 360

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả ( % )

99,07 82,24 22,75 Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 0,87 0,44 2,12 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 413,79 818,18 169,81

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang )

Qua bảng phân tích tình hình công nợ, ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả có xu hướng giảm khá mạnh, năm 2005 giảm 16,83% so với năm 2004, năm 2006 giảm 59,49 % so với năm 2005 cho thấy khoản vốn công ty đi chiếm dụng có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ này qua 3 năm đều thấp hơn 100% thể hiện số vốn công ty đi chiếm dụng của các đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng.

Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào các số liệu trên bảng cân đối kế toán thì chưa thể đánh giá chính xác được mà cần phải căn cứ vào tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu, phải trả cũng như biện pháp mà công ty đã và đang áp dụng để thu hồi và thanh toán nợ thì mới có thể đánh giá một cách khách quan, chính xác.

4.3.1.2. Vòng luân chuyển các khoản phải thu

Chỉ tiêu này có thể hiểu là tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền trong một năm tài chính.

Do trong năm 2005, khoản phải thu tăng mạnh, tăng 130,1 % so với năm 2004 nên làm cho số vòng quay các khoản phải thu năm 2005 bị giảm tương đối (giảm khoảng 49,43 %) so với năm 2004. Đến năm 2006, số vòng quay khoản phải thu tăng cao, đạt 2,12 vòng (tăng 381,82 % so với năm 2005 và 143,68 % so với năm 2004). Vòng quay các khoản phải thu càng cao càng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu cao, điều này nhìn chung là tốt cho công ty vì công ty không bị lâm vào tình trạng ứ đọng vốn, đồng thời cho thấy công ty đã áp dụng hiệu quả hơn các biện pháp thu hồi nợ và bảo đảm an toàn cho vốn sản xuất của mình.

4.3.1.3. Kỳ thu tiền bình quân

Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu.

Do vòng luân chuyển các khoản phải thu năm 2005 giảm thấp hơn so với năm 2004 nên số ngày của một vòng quay năm 2005 cũng tăng cao, từ 413,79 ngày năm 2004 tăng lên 818,18 ngày vào năm 2005, tăng 97,73 %. Nhưng đến năm 2006 thì một vòng quay các khoản phải thu chỉ cần 169,81 ngày, giảm 79,25 % so với năm 2005, chứng tỏ trong năm 2006 công ty thu hồi nợ ngắn hạn khá tốt nên các khoản phải thu ngắn hạn từ 140.990.153 ngàn đồng vào cuối năm 2005 giảm xuống còn 68.472.006 ngàn đồng vào cuối năm 2006.

4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán

Do công ty chủ yếu phát sinh các khoản nợ ngắn hạn nên, ít phát sinh các khoản nợ dài hạn nên chỉ phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện hành của công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.

4.3.2.1. Tỷ lệ thanh toán hiện hành

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hẹ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động.

Bảng 09 : PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tài sản lưu động 97.675.588 247.713.451 315.072.628

Tài sản lưu động – hàng tồn kho 82.447.457 186.526.534 246.364.966

Nợ ngắn hạn 75.006.645 207.910.419 300.910.579

Tỷ lệ thanh toán hiện hành (lần) 1,30 1,19 1,05

Tỷ lệ thanh toán nhanh (lần) 1,10 0,90 0,82

( Nguồn: Báo cáo tài chính 2004, 2005, 2006 của Công ty Cổ phần Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Kiên Giang )

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ thanh toán hiện hành năm 2004 là hơi cao, nhưng sang năm 2005 đã giảm xuống còn 1,19 và đến năm 2006 thì còn 1,05. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả trong 3 năm qua tương đối tốt, mặc dù năm 2004 có hơi cao hơn so với 1 nhưng đến năm 2006 thì lớn hơn gần bằng 1. Đây là một tỷ lệ rất tốt vì nó thể hiện tài sản lưu động vừa đủ để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ vừa không bị thừa vốn gây hiện tượng sử dụng vốn không hiệu quả.

4.3.2.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh sẽ cho biết khả năng thanh toán thật sự của công ty và được tính toán trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.

Theo số liệu tính toán bên trên ta nhận thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của công ty rất tốt, mặc dù tỷ lệ thanh toán 2 năm sau có giảm hơn so với năm 2004 nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của công ty ở mức tương đối tốt và cho thấy công ty đã sử dụng vốn rất hiệu quả, hạn chế tối đa sự thừa vốn trong kinh doanh.

Qua những phân tích khái quát ở trên ta thấy tình hình tài chính của công ty là khá tốt, tương đối lành mạnh, đảm bảo khá tốt khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn của công ty.

4.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG.

Dựa trên những kết quả đã phân tích ta nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển rất tốt và đạt hiệu quả kinh doanh cao: Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng với tốc độ nhanh, khả năng sinh lợi của vốn sản xuất cũng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG KIÊN GIANG (Trang 61 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)