Phƣơng hƣớng hoạt động

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh thương mại ô tô xe máy hoàng gia (Trang 40 - 42)

4. Cấu trúc đề tài

3.1.1 Phƣơng hƣớng hoạt động

3.1.1.1. Phương hướng phát triển sản phẩm

Công ty phát triển các sản phẩm của các hãng hiện đang là nhà cung ứng của công ty và tiến tới đƣa thêm vào danh mục hàng bán của mình các dòng xe tải của các hãng: Isuzu, Mitshubishi, Samco, Vinastar, Sanyang.

Trở thành nhà cung cấp xe tải lớn nhất và có uy tín trên thị trƣờng tỉnh Thanh Hóa.

Tổ chức công tác nghiên cứu thị trƣờng, tìm nguồn cung ứng và đƣa vào bày bán các sản phẩm xe khách từ 16 chỗ đến 45 chỗ và dòng xe bán tải (pick – up).

3.1.1.2. Phương hướng phát triển thị trường

Giữ vững thị phần mà công ty đã đạt đƣợc, đồng thời chiếm lĩnh 20% thị phần trên thị trƣờng tỉnh.

Khảo sát và nghiên cứu thị trƣờng tỉnh Ninh Bình, có chiến lƣợc đầu tƣ vào thị trƣờng này.

3.1.1.3. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng nguồn nhân lực với trình độ và kỹ năng chuyên nghiệp để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Thực hiện chính sách sử dụng nguồn nhân lực lâu dài bằng các chƣơng trình bồi dƣỡng, đào tạo và phân công công việc một cách hợp lý nhằm tạo môi trƣờng tốt nhất phát triển nguồn nhân lực của công ty.

Tuyển dụng thêm nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của công ty.

Công ty TNHH Thƣơng mại ô tô xe máy Hoàng Gia đã trải qua gần 10 năm phát triển và đang dần thích ứng với cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt, và những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, song công ty đã từng bƣớc khắc phục và hoàn thiện. Đến nay việc inh doanh của công ty đang dần đƣợc ổn định.dựa trên tình hình kinh doanh hiện nay công ty đã xác định một số mục tiêu cơ bản trong những năm tơi.

Giữ vững và tăng cƣờng chiếm lĩnh thị trƣờng.

Tăng doanh số bán hàng từ 8-10%/năm, đảm bảo lợi nhuận tăng từ 5-7%, ổn định công việc, nâng cao mức sống cho ngƣời lao động.

Đổi mới về tổ chức và phƣơng thức kinh doanh cho phù hợp vơi thị trƣờng. Đầu tƣ nâng cấp, mở rộng mạng lƣới bán hàng.

Tăng cƣờng đầu tƣ đổi mới công nghệ, thiết bị để ngày càng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ tăng cƣờng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh.

Chú trọng hơn cho công tác quảng cáo, công tác bổ trợ bán hàng để nâng cao doanh số cũng nhƣ sự hiểu biết của ngƣời tiêu dùng đối với công ty.

Để thực hiện dƣợc những mục tiêu trên thì nhiệm vụ hàng đầu của công ty là phải nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng và đƣa hình ảnh của công ty đến đƣợc với ngƣời tiêu dùng. Đây cũng là điều mà toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty cùng nỗ lực thực hiện.

3.2 GIẢI PHÁP

3.2.1 Cơ sở các giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tai công ty TNHH Thƣơng mại ô tô xe máy Hoàng Gia.

Việc xây dựng tốt mạng lƣới phân phối sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mạng lƣới phân phối là sự tổng hợp của nhiều kênh phân phối khác nhau và mỗi kênh sẽ có một số lƣợng thành viên nhất định đƣợc phân bố trên nhiều khu vực thị trƣờng khác nhau góp phần đẩy nhanh việc đƣa sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng. Việc tổ chức và duy trì nhiều kênh phân phối cùng một lúc cho phép doanh nghiệp cùng một lúc có thể tiếp cận nhiều thị trƣờng khác nhau đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều loại khách hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh – 10019263 – Lớp: CDQT12TH Trang 32

Xây dựng mạng lƣới phân phối nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Mạng lƣới phân phối có nhiệm vụ thu thập và cung cấp cho công ty các thông tin về đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng do vậy công ty có thể chủ động trong việc thực hiện các biện pháp marketing hỗn hợp của mình. Việc tổ chức tốt mạng lƣới phân phối sẽ giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn sản phẩm của công ty cũng nhƣ gây dựng đƣợc một hình ảnh tốt về công ty. Mặt khác việc tổ chức tốt mạng lƣới phân phối sẽ giúp cho công ty có thể giảm đƣợc chi phí, do các trung gian là những ngƣời có kinh nghiệm trong việc tiêu thụ, nhờ vậy giá cả hàng hoá có thể giảm đƣợc một phần và khả năng cạnh tranh đƣợc tăng lên.

Việc tạo dựng mạng lƣới phân phối chính là việc thực hiện quá trình chuyên môn hoá, nhờ đó mà các nhà sản xuất có thể chuyên tâm vào việc nghiên cứu và chế tạo sản phẩm để phục vụ ngƣời tiêu dùng mà không phải lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng. Các nhà phân phối trung gian do đƣợc chuyên môn hoá nên có điều kiện tiếp cận và phát triển thị trƣờng mục tiêu. Họ có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức tiêu thụ cho nên các sản phẩm sẽ đƣợc phân phối một cách có hiệu quả.

Việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối còn nhằm một số mục đích sau: Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh mà trƣớc hết là tăng doanh thu và lợi nhuận.

Đảm bảo cung cấp hàng hoá kịp thời cho ngƣời tiêu dùng đủ về số lƣợng, đúng chất lƣợng và đảm bảo cho ngƣời tiêu dùng có thể mua đƣợc hàng hoá với điều kiện thuận lợi nhất.

Đảm bảo giữ vững và mở rộng phần thị trƣờng của công ty.

Tận dụng tối đa cơ sở vật chất và mạng lƣới tiêu thụ của các trung gian, nhất là mạng lƣới phân phối của các khách hàng công nghiệp.

3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty TNHH Thƣơng mại ô tô xe máy Hoàng Gia.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh thương mại ô tô xe máy hoàng gia (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)