Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (shb) chi nhánh nghệ an (Trang 61 - 68)

* Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Bảng 10 - Tình hình các loại nợ tín dụng trong 3 năm (2009, 2010 và 2011)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ (%) 2010 Tỷ lệ (%) 2011 Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 1 (nợ quá hạn dưới 10 ngày) 480.905 97,55 4.157.402 99,38 5.778.807 92,80 Nợ nhóm 2 (nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày) 5.334 1,08 5.053 0,12 289.807 4,65 Nợ nhóm 3 (nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày 4.582 0,93 15.323 0,37 21.960 0,35 Nợ nhóm 4 (nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày) 2.162 0,44 1.914 0,05 117.218 1,88 Nợ nhóm 5 (nợ quá hạn trên 360 ngày) 1 0,00 3.811 0,09 19.347 0,31 Tổng 492.984 100,00 4.183.503 100,00 6.227.139 100,00

Bảng 11 – Tình hình nợ xấu theo thời hạn trong 3 năm (2009, 2010 và 2011)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh chênh lệch

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2010 với 2009 2011 với 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 6.141 91,0 19.523 92,8 140.121 88,4 13.382 217,9 120.598 617,7 Trung và dài hạn 604 9,0 1.525 7,2 18.404 11,6 921 152,5 16.879 1106,8 Tổng 6.745 100,0 21.048 100,0 158.525 100,0 14.303 212,1 137.477 653,2

Biểu đồ 04 - Tình hình nợ xấu trong 3 năm (2009, 2010 và 2011)

Bên cạnh việc tăng dư nợ thì tồn tại khá nhiều nợ xấu trong 3 năm, với xu hướng tăng giảm không ổn định. Ở năm 2009, tổng nợ xấu của ngân hàng là 6.745 triệu đồng, sang năm 2010 thì số nợ xấu này tăng lên thêm 14.303 triệu đồng, tương đương 212,1% so với năm 2009. Chuyển sang năm 2011, thì số nợ xấu này tiêp tục tăng thêm 137.477 triệu đồng, tương ứng với tăng 653,2%. Tuy nhiên, nếu nhìn theo hướng tổng thể thì số nợ xấu tăng lên này vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu này là do dư nợ trong các năm qua tăng lên rất nhiều, việc nợ xấu này tăng kèm theo cũng là một điều dễ hiểu.

- Nợ xấu ngắn hạn

Cụ thể sự tăng lên của nợ xấu theo thời hạn trong những năm qua như sau: nợ xấu trong ngắn hạn năm 2010 là 19.523 triệu đồng, tăng lên 13.382 triệu đồng, ứng với tăng 217,9%. Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn này lại tăng thêm đáng kế, đó là tăng thêm 120.598 triệu đồng hay 617,7% so với năm 2010. Xét về mặt cơ cấu thì tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn luôn ở mức cao trên 85% nhưng nó đang có xu hướng giảm nhẹ ở năm 2011. Năm 2009, nợ xấu ngắn hạn chiếm 91,0%, năm 2010 là 92,8% và năm 2011 giảm còn 88,4%.

- Nợ xấu trung và dài hạn

Đối với nợ xấu của trung và dài hạn thì cũng tăng lên nhiều, tuy nhiên nó chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nợ xấu, khoảng từ 7% đến 12% của tổng nợ xấu. Cụ thể, nợ

xấu trung dài hạn của năm 2009 là 604 triệu đồng, năm 2010 tăng thêm 921 triệu đồng bằng 152,5% so với năm 2009, và năm 2011, tăng thêm 16.879 triệu đồng, bằng 1106,8% so với năm 2010. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến nợ xấu tăng lên như vậy?

Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu của cả ngắn, trung và dài hạn trong 2 năm 2010 và 2011 là do sự tăng trưởng dư nợ tín dụng mạnh và những tình hình bất ổn của nền kinh tế, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng. Bất cứ ngành nghề nào, dù cho có thuận lợi và phát triển đến mấy thì vẫn tồn tại những nhân tố làm ảnh hưởng và kiềm hãm sự phát triển đó, mà bản thân ta không thể triệt tiêu hoàn toàn được nó mà chỉ có thể đưa ra những giải pháp để hạn chế nó. Đây cũng là nhân tố tồn tại trong họat động tín dụng ở ngân hàng, một vài nguyên nhân khác dẫn đến nợ xấu tăng là do một vài yếu tố khách quan sau:

+ Một số khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, tự ý thay đổi mục đích sử dụng vốn đã đề xuất với Ngân hàng trước đây.

+ í thức của một số khách hàng vay không cao, bên cạnh những khách hàng trả nợ sòng phẳng vẫn còn một số khách hàng không có thiện trí trả nợ, sau khi có được thu nhập họ không thanh toán cho Ngân hàng mà chiếm dụng vốn vay vào mục đích khác…

Tỷ trọng nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng ở năm 2011 có sự thay đổi so với 2 năm 2009 và 2010; đó là do tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn giảm, tỷ trọng nợ xấu trung dài hạn tăng, điều này là do Ngân hàng có chính sách thay đổi cơ cấu cho vay, Ngân hàng muôn tăng phần nào tỷ trọng dư nợ của khoản vay trung dài hạn lên, dẫn đến tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn cũng tăng theo (từ 9,0% năm 2009 đã lên 11,6% ở năm 2011). Mặt khác nợ xấu trung dài hạn tăng còn do các dự án đầu tư hoàn thành chậm so với thời hạn hoặc do chi phí cao khách hàng không tiết kiệm được đủ tiền trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

* Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế

Sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình nợ xấu cụ thể theo mỗi ngành kinh tế và xem mức nợ xấu này có phù hợp với dư nợ của mỗi ngành hay không, qua đó nhằm để xây dựng một cơ cấu dư nợ hợp lý hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 12 – Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế trong 3 năm (2009, 2010 và 2011) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh chênh lệch 2010 với 2009 2011 với 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông, lâm nghiệp 1.930 28,6 4.184 19,9 44.521 28,1 2.254 116,8 40.337 964,1 Thương nghiệp 4.815 71,4 6.922 32,9 43.185 27,2 2.107 43,8 36.263 523,9 Thủy sản 2.876 13,7 30.441 19,2 - - 27.565 958,4 Xây dựng 5.949 28,3 29.276 18,5 - - 23.327 392,1 Ngành khác 1.117 5,3 11.102 7,0 - - 9.985 893,9 Tổng 6.745 100,0 21.048 100,0 158.525 100,0 14.303 212,1 137.477 653,2

Nhìn chung nợ xấu của các ngành kinh tế đều tăng qua các năm. Cụ thể như sau:

- Ngành nông lâm nghiệp

Đây là ngành có tỷ trọng nợ xấu cao nhất nhì trong các ngành (trung bình qua các năm là 25,5%). Trong năm 2010 nợ xấu của ngành này là 4.184 triệu đồng tăng 2.254 triệu đồng, tương đương 116,8% so với năm 2009. Mức nợ xấu này tiếp tục tăng ở năm 2011, cụ thể tăng thêm 40.337 triệu đồng, ứng với tăng 964,1% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do những năm qua, ngành nông nghiệp của địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề của dịch bệnh và chi phí đầu vào tăng cao, làm cho người nông dân bị lỗ hoặc huề vốn, điều này làm cho người nông dân không thể thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn.

- Ngành thương nghiệp

Ngành thương nghiệp là ngành có mức tỷ trọng dư nợ cao nhất trong toàn ngành (tỷ trọng dư nợ ngành thương năm 2011 là 40,9%), điều này hiển nhiên sẽ dẫn đến tỷ trọng nợ xấu cũng sẽ cao. Ở năm 2009 mức tỷ trọng nợ xấu của ngành là 71,4%, đến năm 2010 là 32,9% và sang năm 2011 là 27,2%. Tuy vẫn ở mức cao nhưng ta thấy được sự giảm sụt rất nhiều trong tỷ trọng nợ xấu của ngành thương nghiệp. Có được điều này là nhờ vào phần nào công tác kiểm tra, thẩm định của các cán bộ tín dụng trong Ngân hàng, đã cố gắng kiểm duyệt kỹ các dự án trong ngành thương nghiệp trước khi cho vay, để hạn chế phần nào rủi ro tín dụng trong ngành thương nghiệp.

Tuy vậy thì nợ xấu của ngành thương nghiệp vẫn tăng hàng năm. Trong năm 2010, nợ xấu là 6.922 triệu đồng, tăng 2.107 triệu đồng hay 43,8% so với năm 2009. Sang năm 2011, nợ xấu của ngành tăng thêm 36.263 triệu đồng, chiếm 523,9% so với năm 2010. Ta thấy đây là ngành phát triển khá ở tỉnh Nghệ An nhưng do tính chất của ngành là không đồng nhất, có những khu vực thì luôn tấp nập khách hàng nhưng có những khu vực thì chỉ chờ đến dịp cuối tuần hoặc lễ, tết mới có thu nhập vì vậy nợ xấu rất dễ phát sinh.

- Ngành thủy sản

Nợ xấu của ngành thủy sản trong năm 2010 là 2.876 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,7%, qua năm 2011, mức nợ xấu này đã tăng lên 30.441 triệu đồng và

chiếm tỷ trọng 19,2% trong tổng nợ xấu; như vậy nợ xấu của ngành thủy sản đã tăng thêm 27.565 triệu đồng, tương ứng tăng 436,9% so với năm 2010. Ngoài ra, ta thấy rằng mặc dù dư nợ đối với ngành này chẳng những không tăng mà còn giảm (giảm 19,8% ở năm 2011). Điều này cho thấy đây là ngành có mức độ rủi ro cao, các cán bộ tín dụng cần phải thẩm định kỹ trước khi cho vay.

Lý giải cho tất cả những điều này là do trong năm 2011, giá các loại cá da trơn, và các loại hải sản thế mạnh giảm sút, tuy có những lúc tăng cao nhưng khi vào vụ thu hoạch đồng loạt ở nhiều nơi thì giá cá đã bị các chủ thương láy và nhà máy chế biến đẩy xuống thấp. Điều này đã làm cho không ít người nuôi thủy sản phải đối mặt với tình cảnh thua lỗ nặng, do giỏ thức ăn đầu vào tăng mạnh, nhưng giá cá không tăng hoặc còn giảm.

- Ngành xây dựng

Trong năm 2010 là năm làm ăn thuận lợi của ngành này, tuy nhiên mức nợ xấu vẫn tồn tại, cụ thể là năm 2010 mức nợ xấu của ngành xây dựng là 5.949 triệu đồng. Bước qua năm 2011, mức nợ xấu này tăng lên rất nhanh lên đến 29.276 triệu đồng, như vậy tăng 23.327 triệu đồng hay tăng 392,1%, đây là mức tăng thấp nhất trong các ngành, nhưng cũng là một mức tăng khá cao. Lý giải điều này là vào năm 2011, thị trường bất động sản bị đóng băng, giá cả sụt giảm, các nhà đầu tư, nhà thầu không bán được nhà. Vì thế, họ đã không thanh toán được cho ngân hàng đúng hạn theo hợp đồng. Mặt khác đa số tài sản đảm bảo là giá trị thi công các công trình nhưng tình hình xây dựng các công trình thường kéo dài, thời gian thanh toán chậm nên ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và trả nợ vay.

Tuy thế nhưng tỷ trọng nợ xấu của ngành xây dựng đã có sự sụt giảm. Ở năm 2010, mức nợ xấu của ngành xây dựng chiếm 28,3% của tổng nợ xấu, đến năm 2011 thì chỉ còn 18,5%. Lý do điều này phần nào là do năm 2011 Ngân hàng thực hiện theo chính sách hạn chế tín dụng đối với ngành bất động sản của Ngân hàng Nhà Nước nên đã hạn chế tỷ trọng dư nợ đối với ngành xây dựng xuống kéo theo tỷ trọng nợ xấu của ngành này cũng giảm.

- Ngành khác

Ngành khác có mức nợ xấu năm 2010 là 1.117 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,3%, sang năm 2011 tăng thêm 9.985 triệu đồng, tương ứng tăng 893,9% so với

năm 2010 và tỷ trọng của ngành khác năm 2011 là 7,0%. Tuy tăng cao như vậy nhưng đây vẫn là ngành có tỷ trọng nợ xấu thấp nhất, chiếm tỷ lệ bình quân hai năm khoảng 6,2% trên tổng nợ xấu của ngân hàng.

Ta thấy trong những năm qua, mức nợ xấu của ngân hàng tăng lên rất lớn, đều tăng ở mọi ngành lĩnh vực kinh tế. Mức tăng này là do chịu sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế. Để giảm thiểu mức nợ xấu này xuống thấp thì ngân hàng cần phải có nhiều chính sách tín dụng hợp lý, đặc biệt là trong khâu thẩm định tính khả thi của dự án vay vốn. Từ đó sẽ giảm thiếu được tối đa những rủi ro trong tín dụng.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn - hà nội (shb) chi nhánh nghệ an (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w