* Doanh số thu nợ theo thời hạn
Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ thể hiện ở doanh số cho vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ, lãi đúng hạn cho ngân hàng không chỉ thể hiện rằng ngân hàng đã cho vay đúng mục đích phục vụ kịp thời cơ hội cho khách hàng, tính toán chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách chính xác. Ngoài ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số cho vay tăng nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là vấn đề mà SHB đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác và đầy đủ không, phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Bảng 6 – Doanh số thu nợ theo thời hạn trong 3 năm (2009, 2010 và 2011)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh chênh lệch
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2010 với 2009 2011 với 2010
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ%
Ngắn hạn 351.359 77,4 1.810.227 79,9 4.881.265 75,3 1.458.868 415,2 3.071.038 169,6 Trung và dài hạn 102.680 22,6 454.915 20,1 1.598.080 24,7 352.235 343,0 1.143.165 251,3 Tổng 454.039 100,0 2.265.142 100,0 6.479.345 100,0 1.811.103 398,9 4.214.203 186,0
Biểu đồ 02 - Doanh số thu nợ theo thời hạn trong 3 năm (2009, 2010 và 2011)
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2009 doanh số thu nợ là 454.039 triệu đồng, sang năm 2010 tăng 1.811.103 triệu đồng, tăng 398,9% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số tiếp tục tăng 6.479.345 triệu đồng ứng với tăng 186,0%.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn
Trong cơ cấu tín dụng theo thời hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng năm 2010 là 1.810.227 triệu đồng tăng lên 1.458.868 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 415,2%, đến năm 2011 con số này là 4.881.265 triệu đồng tăng 3.071.038 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 169,6% cho thấy khả năng thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng là rất tốt. Cũng giống như doanh số cho vay, trong tổng doanh số thu nợ thì thu nợ ngắn hạn chiếm phần lớn (lớn hơn 75% trên doanh số thu nợ), cụ thể năm 2009 chiếm tỷ trọng 77,4%, sang năm 2010 thì tăng lên chiếm 79,9%, đến năm 2011, tuy tỷ trọng có giảm xuống nhưng vẫn chiếm 75,4% trên tổng doanh số thu nợ. Thu nợ ngắn hạn tăng nhiều như vậy là do doanh số cho vay tăng, cán bộ tín dụng thực hiện tốt công tác thẩm định, và quan trọng nhất là người dân có ý thức trong việc trả nợ cho Ngân hàng. Hơn nữa có những món vay ngắn hạn dựng đầu tư việc kinh doanh sản xuất nhỏ nhanh thu hồi vốn có ít rủi ro.
- Doanh số thu nợ trung và dài hạn
Bên cạnh đó, việc doanh số thu nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng doanh số thu nợ là do thời hạn cho vay dài, thường là từ 1 đến 5 năm đối với cho vay trung hạn và trên 5 năm đối với cho vay dài hạn, nên vốn thu hồi rất
chậm. Năm 2009 doanh số thu nợ trung và dài hạn của Ngân hàng là 102.680 triệu đồng chiếm khoản 22,6% tổng doanh số. Năm 2010 là 454.915 triệu đồng chiếm 20,1% tăng 352.235 triệu đồng tương ứng 343,0% so với năm 2009. Và năm 2011 thì thu được 1.598.080 triệu đồng chiếm tỷ trọng 24,7%, như vậy đã tăng 1.143.165 triệu đồng, ứng với tăng 251,3% so với năm 2010. Việc doanh số thu nợ trung và dài hạn có tăng qua từng năm nhưng tỷ trọng vẫn không tăng hay tăng chậm là do chính sách của Ngân hàng chú trọng đến các khoản đầu tư ngắn hạn, ít rủi ro, an toàn hơn và thời hạn thu hồi vốn cũng nhanh, điều đó làm cho đồng vốn của Ngân hàng được quay vòng nhanh hơn, tạo ra lợi nhuận từ đó cũng tăng cao. Thông thường hạn mức tín dụng trong cho vay trung và dài hạn là rất lớn mà trong năm chỉ thu hồi khoản hai hoặc ba kỳ nên doanh số thu nợ chiếm tỷ trọng không cao là điều hiển nhiên. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nỗ cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu hồi nợ luôn được thực hiện triệt để.
Tóm lại, công tác thu nợ rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi
hỏi người cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng tức phải thu hồi được nợ, lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá và kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn đến khi trả nợ và lãi vay cho ngân hàng.
* Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Ngân hàng đóng vai trị là nguồn cung cấp vốn thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, qua đó hiệu quả sử dụng vốn sau một thời gian của mỗi ngành sẽ được đánh giá bằng khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Cụ thể:
Bảng 7 – Doanh số thu nợ theo ngành trong 3 năm (2009, 2010 và 2011) ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2010 với 2009 2011 với 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Nông, lâm nghiệp 147.742 32,5 356.050 15,7 2.185.502 33,7 208.308 141,0 1.829.452 513,8 Thương nghiệp 306.297 67,5 1.058.121 46,7 3.474.395 53,6 751.824 245,5 2.416.274 228,4 Thủy sản 310.068 13,7 295.351 4,6 - - -14.717 -4,7 Xây dựng 512.198 22,6 239.978 3,7 - - -272.221 -53,1 Ngành khác 28.704 1,3 284.119 4,4 - - 255.415 889,8 Tổng 454.039 100,0 2.265.142 100,0 6.479.345 100,0 1.811.103 398,9 4.214.203 186,0
- Ngành nông lâm nghiệp
Đối với ngành nông lâm nghiệp, nếu như trong năm 2009 ngân hàng thu được 147.742 triệu đồng thì sang năm 2010 số tiền này là 356.050 triệu đồng tăng hơn 208.308 triệu đồng hay tăng 141,0% so với năm 2009 và đến năm 2011 doanh số thu nợ này có xu hướng tăng mạnh, tăng 1.829.452 triệu đồng hay tăng 513,8% so với năm 2010.
Ta thấy ngành nông lâm nghiệp luôn có mức thu nợ tăng cao như vậy là do trong những năm qua, ngành nông lâm nghiệp trên địa bàn có nhiều thuận lợi, người dân được trúng mùa nên trả nợ cho Ngân hàng tăng. Về tỷ trọng thu nợ của ngành ta thấy: năm 2009 là 32,5%, sang năm 2010 là 15,7%, và đến năm 2011 là 33,7%. Tỷ trọng của ngành có sự biến động giảm rồi tăng, chủ yếu là do doanh số cho vay đối với ngành này cũng có sự biến động giảm rồi tăng nên tỷ trọng doanh số thu nợ của ngành biến động như vậy là điều dễ hiểu.
- Ngành thương nghiệp
Do đây là một ngành đang được tỉnh chú trọng đầu tư, có nhiều tiềm năng để phát triển. Nên trong những năm qua ngành này đã thu được những kết quả đáng kể. Doanh số thu nợ của ngành đã tăng qua các năm với tốc độ tăng tương đối ổn định. Cụ thể, doanh số thu nợ của ngành này năm 2009 là 306.297 triệu đồng chiếm tỷ trọng 67,5%. Đến năm 2010 thì thu được 1.058.121 triệu đồng chiếm 46,7% trong tổng doanh số thu nợ, tăng thêm 751.824 triệu đồng, tương ứng 245,5% so với năm 2009; và năm 2011 thì tăng thêm 2.416.274 triệu đồng ứng với 228,4% so với năm 2010, với tỷ trọng chiếm 53,6%.
Ta thấy ngành thương nghiệp có doanh số thu nợ luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao như vậy là do đây là ngành có đặc điểm vốn quay vòng nhanh. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của đô thị, hệ thống các cửa hàng, siêu thị và chợ; đồng thời mức sống và hưởng thụ của người dân ngày một cao nên trong những năm qua hoạt động của ngành đã đạt hiệu quả rất khả quan.
- Ngành thủy sản
Doanh số thu nợ của ngành thủy sản năm 2011 là 239.978 triệu đồng giảm 14.717 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ là 4,7%. Và tỷ trọng của ngành này cũng giảm như vậy, từ 13,7% năm 2010 xuống còn 4,6% vào năm 2011. Điều này cũng dễ hiểu vì doanh số cho vay của năm 2011 giảm so với năm 2010 cho nên doanh số thu nợ cũng sẽ giảm theo. Bên cạnh đó, tỷ trọng thu nợ thấp là trong năm 2011 tình hình kinh tế có nhiều biến động lớn, giá cả thức ăn thủy sản đều tăng mạnh, dịch bệnh trên thủy sản băng phát ở nhiều nơi, cộng với sự phát triển ồ ạt của các hộ nuôi thủy sản đã đẩy giá thủy sản xuống thấp. Điều này đã làm cho một số hộ nuôi bị thua lỗ, làm kết quả thu nợ của Ngân hàng bị giảm.
Tương tự như ngành thủy sản, ngành xây dựng có doanh số thu nợ năm 2011 giảm so với năm 2010. Chi tiết: năm 2011 chỉ thu được 239.978 triệu đồng, giảm 272.221 triệu đồng tương ứng giảm 53,1% so với năm 2010. Tỷ trọng của ngành xây dựng cũng giảm xuống từ 22,6% năm 2010 xuống còn 3,7%. Nguyên nhân là do năm 2011, các doanh nghiệp, công ty xây dựng đều không bán được nhà và đất, thị trường nhà đất rơi vào ẩm đạm và sụt giảm, các doanh nghiệp thua lỗ, đã làm cho khả năng thanh toán nợ của các công ty này rất khó khăn.
- Ngành khác
Doanh số thu nợ của ngành khác cũng giữ một vị trí quan trọng không nhỏ trong có cấu cấp tín dụng của ngân hàng. Nhóm khách hàng chủ yếu của ngành này là các cán bộ công nhân viên chức có thu nhập ổn định hàng tháng, vay vốn để phục vụ cho nhu cầu đời sống của mình. Số tiền trả nợ là số tiền tiết kiệm được sau khi trang trải chi phí nên nhóm khách hàng này mặc dù cũng có ảnh hưởng bởi tác động của thị trường nhưng không nhiều nên ta thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ qua năm 2011 tăng cao. Cụ thể: năm 2011 thu được 284.119 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,4%, tăng 3,1% so với năm 2010, tương ứng tăng số tiền là 255.415 triệu đồng hay tăng 889,8%.
Tóm lại, doanh số thu nợ giữa các ngành kinh tế qua các năm tuy có khác nhau do đặc điểm sản xuất kinh doanh, do các nhân tố khách quan nhưng nhìn chung mỗi ngành đều hoạt động hiệu quả và đóng góp vào hiệu quả chung của ngân hàng. Bên cạnh đó phải kể đến công lao to lớn của các cán bộ tín dụng trong việc bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, thường xuyên theo dõi biến động giá cả cũng như nhu cầu thị trường. Qua đó, ngân hàng sẽ nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà có hướng đầu tư cũng như kế hoạch thu hồi vốn hợp lý.