Giải pháp trong công tác tổ chức thực hiện quản lý vốn ĐTXD

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cho ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 114 - 129)

4. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Giải pháp trong công tác tổ chức thực hiện quản lý vốn ĐTXD

4.2.3.1. Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế - dự toán

* Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án: Các ngành, các cấp phải xem đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để lựa chọn phương án và chủ trương đầu tư.

Khi lập một dự án, chủ đầu tƣ và các đơn vị tƣ vấn phải tính toán và đƣa ra các phƣơng án. Sau đó chọn phƣơng án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất (gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội). Vạch rõ sự cần thiết phải đầu tƣ, xác định sơ bộ về công nghệ, điều kiện cung cấp vật liệu, thiết bị; tổng vốn đầu tƣ, các phƣơng án huy động vốn, phƣơng án quản lý - khai thác và sử dụng lao động, thời gian thực hiện... Dự án khả thi phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, của ngành. Dự án càng chi tiết khoa học và chính xác sẽ tạo điều kiện để chọn phƣơng án có hiệu quả vốn đầu tƣ cao. Cần tăng cƣờng và chú trọng nâng cao chất lƣợng công việc trong các cơ quan thẩm định dự án. Theo quy định các dự án đầu tƣ khi thẩm định phải đảm bảo:

Thứ nhất, đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Thực

hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH. Đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thứ hai, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ. Khuyến khích và thu hút các

nguồn vốn khác. Khai thác tốt tiềm năng lao động, tài nguyên, đất đai... đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái.

Thứ ba, đầu tƣ xây dựng phải theo quy hoạch đƣợc duyệt. Lập dự án khoa

học, hợp lý, tiên tiến, tiết kiệm vốn đầu tƣ.

Để thực hiện tốt công tác thẩm định dự án đòi hỏi phải có những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm. Có chế độ khen thƣởng với những cán bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

làm tốt. Đồng thời quy trách nhiệm và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cán bộ đƣa ra những kết quả thẩm định (hoặc quyết định) đầu tƣ sai, gây thiệt hại lớn về vốn và tài sản.

Chính vì đây là một trong những khâu quan trọng nhất, đồng thời tránh tình trạng "xin cho", tránh dàn trải trong đầu tƣ; nhất thiết các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp phải lƣu ý: chỉ khi nào ban hành chủ trƣơng cho phép tiến hành khảo sát, lập dự án thì khi đó mới cho phép chủ đầu tƣ tiến hành lập dự án, tránh tình trạng "tiền trảm hậu tấu". Khi thẩm định và phê duyệt, chỉ ƣu tiên những dự án đã đƣợc bố trí vốn chuẩn bị đầu tƣ. Đặc biệt, khi lập dự án phải tính toán kỹ quy mô đầu tƣ, lƣờng hết mọi khả năng, có tầm nhìn chiến lƣợc, lâu dài; tránh tình trạng vừa đầu tƣ xây dựng xong lại đập đi, xây lại, hoặc nâng cấp, cải tạo... gây lãng phí vốn đầu tƣ, gây bất bình cho nhân dân.

Đơn vị thẩm định dự án nên trực thuộc UBND tỉnh để tham mƣu kịp thời và đỡ mất thời gian trình sữa chữa, bổ sung khi UBND tỉnh không đồng ý một số nội dung trong bản thẩm định dự án.

* Khâu lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán cần lưu ý:

Thứ nhất, hồ sơ thiết kế có cơ sở khoa học, vừa hiện đại, mỹ quan, chất lƣợng và hiệu quả, vừa tiết kiệm vốn đầu tƣ.

Thứ hai, dự toán lập phải cụ thể, rõ ràng về chủng loại vật liệu, đơn giá và hệ

số. Áp dụng số hiệu định mức nào? Những định mức không có trong định mức của Nhà nƣớc thì phải trình cho các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khối lƣợng phải phù hợp với hồ sơ thiết kế.

Thứ ba, việc thẩm định và phê duyệt TK-DT của các cơ quan chức năng hoặc

của chủ đầu tƣ phải đảm bảo tính trách nhiệm, chịu trách nhiệm và có trình độ nghiệp vụ cao. Thực hiện tốt các quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt TK-DT tại Nghị định 16/2005/CP, Nghị định 112/2006/CP và các Thông tƣ hƣớng dẫn khác.

Thứ tư, các đơn vị tƣ vấn phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với sản phẩm

của mình. Gắn chặt trách nhiệm tƣ vấn với quá trình thực hiện dự án. Nếu chất lƣợng tƣ vấn thấp thì phải bồi thƣờng. Các chủ đầu tƣ khi ký kết hợp đồng với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ quan tƣ vấn cần gắn trách nhiệm vật chất với chất lƣợng sản phẩm thiết kế - dự toán và sản phẩm khảo sát. Thực hiện rộng rải việc đấu thầu tƣ vấn, lựa chọn đơn vị tƣ vấn có năng lực tốt. Tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tƣ vấn.

Rà soát lại các đơn vị tƣ vấn có năng lực yếu từ đó có biện pháp cụ thể hoặc xoá tên hoặc rút giấy phép hành nghề.

Thứ năm, phải có chính sách xếp hạng cho các đơn vị tƣ vấn. Theo đó, quy

định rõ hạng doanh nghiệp nào đƣợc làm công việc gì, tránh tình trạng các đơn vị tƣ vấn chỉ lo "chạy" đƣợc dự án, chỉ chú trọng về mặt số lƣợng mà không đảm bảo chất lƣợng dự án.

* Chấn chỉnh lại công tác quản lý giá vật tư, vật liệu. Rà soát lại các định mức chưa phù hợp với thực tế

- Hàng tháng UBND tỉnh phải có thông báo đơn giá vật tƣ, vật liệu một cách kịp thời, đầy đủ tất cả các loại trên thị trƣờng. Để làm đƣợc điều này, ngay bây giờ phải cập nhật đầy đủ, liên hệ với các tỉnh khác có vật liệu, vật tƣ mà địa phƣơng chƣa xuất hiện để đƣa vào danh mục của tỉnh. Khi cập nhật phải ghi rỏ tên, nơi xuất xứ, qui cách, phẩm chất... thuận lợi cho việc thanh quyết toán và thanh kiểm tra sau này.

- Rà soát lại các đơn giá không phù hợp với thực tế để điều chỉnh cho phù hợp. Tránh tình trạng các nhà thầu gian dối trong thi công nhƣ: giảm kích thƣớc cấu kiện, làm sai chủng loại... do phải mua vật tƣ, vật liệu cao hơn giá quy định.

- Thống nhất việc nối mạng tin học trong quản lý giá từ bộ Tài chính xuống các sở, phòng trong toàn quốc. Niêm yết và công khai rộng rãi để mọi ngƣời cùng biết. Từ đó hạn chế việc thẩm định, phê duyệt giá tuỳ tiện, rút ngắn thời gian thực hiện dự án.

- Các bộ, ngành phải thống nhất, hoàn thiện lại công tác xây dựng các định mức, bổ sung các định mức còn thiếu trong thực tế (đặc biệt là phần hoàn thiện của nhóm công việc cao cấp) để các địa phƣơng thực hiện hiệu quả, chính xác trong lĩnh vực xây dựng.

4.2.3.2. Thực hiện tốt các hình thức lựa chọn nhà thầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phải ban hành các tiêu chí chuẩn mực, rõ ràng của hồ sơ mời thầu. Mỗi một dự án đều có những tiêu chí chấm thầu một cách cụ thể và công khai. Tránh tình trạng chủ đầu tƣ và đơn vị tƣ vấn cố tình lập hồ sơ mời thầu chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng. Áp dụng thống nhất hình thức hợp đồng từ khi mời thầu đến khi quyết toán gói thầu. Cần phải xử lý kiên quyết, thích đáng đối với những trƣờng hợp vi phạm Luật đấu thầu và Nghị định hƣớng dẫn Luật.

- Giảm đến mức thấp nhất hình thức chỉ định thầu và đấu thầu hạn chế. Nghiêm cấm việc chia nhỏ các gói thầu để chỉ định. Khuyến khích các chủ đầu tƣ áp dụng đấu thầu đối với các gói thầu đƣợc chỉ định.

- Rà soát lại các nhà thầu có năng lực yếu kém từ đó có biện pháp chế tài thích hợp. Cần phải xử phạt thật nghiêm các nhà thầu có hình thức gian lận trong đấu thầu nhƣ: mƣợn pháp nhân, mƣợn lăng lực... Tuỳ theo mức độ mà xử lý, nếu nặng thì cấm tham gia hoạt động vĩnh viễn, nhẹ thì cấm tham gia từ 3 đến 5 năm.

- Chính phủ nên sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 111/2010/NĐ-CP. Trong đó phải:

+ Quy định mức "giá sàn" của từng dự án . Tránh tình trạng các nhà thầu không tính toán cụ thể, hoặc do lý do khác mà giảm giá dự thầu quá thấp làm ảnh hƣởng đến tiến độ, đến chất lƣợng công trình.

+ Đối với gói thầu xây lắp khi tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu nên áp dụng tiêu thức chấm điểm tổng hợp nhƣ gói thầu tƣ vấn.

+ Khi thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, chủ đầu tƣ phải mời các chuyên gia của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan (về kỹ thuật, tài chính, pháp lý...) tham gia; tránh tình trạng thành lập các cá nhân, tổ chức trực thuộc hoặc có cùng quyền lợi, hoặc ở trong "tầm kiểm soát" của chủ đầu tƣ; từ đó làm sai lệch, điều chỉnh theo ý muốn của chủ đầu tƣ. Làm cho chất lƣợng công tác đấu thầu không cao, thiếu minh bạch, công bằng.

+ Tiến tới trong hồ sơ mời thầu chỉ mời số liệu thiết kế mà không nên mời tiên lƣợng, để cho các nhà thầu chủ động, sáng tạo trong khi lập hồ sơ dự thầu...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định thầu. Vì nhƣ vậy là vi phạm các quy định của luật pháp trong đấu thầu và gây bất bình do ảnh hƣỡng đến quyền lợi của các nhà thầu.

+ Ngoài việc công bố thông tin trên báo đấu thầu và trang Web đấu thầu của bộ Kế hoạch & đầu tƣ thì phải công bố thêm trên một tờ báo địa phƣơng, nhằm thông tin về đấu thầu đƣợc công khai rộng rãi.

+ Bãi bỏ các nội dung không phù hợp nhƣ: Bán hồ sơ mời thầu đến trƣớc thời điểm đóng thầu. Đây là một điều không khả thi và dể gây thông đồng, móc ngoặc trong đấu thầu...

4.2.3.3. Kiện toàn lại công tác nghiệm thu, giám sát công trình, theo hướng

- Các chủ đầu tƣ cần tuân thủ triệt để trình tự nghiệm thu theo quy định của từng khối lƣợng công việc. Hồ sơ nghiệm thu phải đầy đủ, rõ ràng. Khối lƣợng nghiệm thu đảm bảo chính xác, đúng thực tế. Giá đề nghị thanh toán phải theo đúng chế độ quy định. Hạn chế việc thay đổi chủng loại vật tƣ trong quá trình thi công.

- Đảm bảo việc nghiệm thu kịp thời theo từng thời điểm nghiêm thu. Lập phiếu giá thanh toán theo đúng quy định. Tránh hiện tƣợng dồn công tác nghiệm thu vào cuối năm (hoặc cuối năm mới hoàn tất thủ tục để nghiệm thu).

- Cần bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất để giám sát dự án. Chú trọng giám sát trực tiếp các công tác tại hiện trƣờng. Quy định rõ trách nhiệm của những cá nhân cố ý tính sai khối lƣợng nghiệm thu hoặc nghiệm thu khống, gây thất thoát vốn đầu tƣ. Các chủ đầu tƣ cần có quy trình, quy chế làm việc cụ thể cho từng cán bộ và giám sát chặt chẽ các công việc của họ. Thực hiện nghiêm túc trình tự, nội dung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.

Khuyến khích các đơn vị đăng ký công trình đạt chất lƣợng cao khi thi công, tạo không khí thi đua trong công tác ĐTXD giao thông.

4.2.3.4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tƣ. Gắn trách nhiệm vật chất đối với những nhà thầu, chủ đầu tƣ chậm thanh toán, quyết toán. Ngay từ khi triển khai dự án phải đảm bảo đầy đủ và thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tƣ XDCB theo quy định. Phải thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện dự án.

- Tránh hiện tƣợng vốn chờ công trình và khuyến khích đẩy nhanh tiến độ bằng cách: Khi chuyển nguồn thanh toán qua KBNN, sở Tài chính chỉ cấp cho các dự án có đầy đủ khối lƣợng đƣợc đề xuất hàng tháng. Cuối quý III hàng năm, cấp có thẩm quyền nên điều tiết kế hoạch bằng cách cắt bỏ kế hoạch các dự án không có khối lƣợng và bổ sung cho các dự án thừa khối lƣợng.

- Nên áp dụng tỷ lệ % tạm giữ chờ quyết toán, để khi tiến hành thẩm tra, phê duyệt công trình hoàn thành nếu có điều chỉnh tăng giảm chi phí thì các cơ quan hữu quan đỡ mất thời gian kiểm tra tình hình thực hiện công nợ của chủ đầu tƣ đối với các đơn vị thụ hƣởng (chƣa nói đến việc thất thoát vốn của Nhà nƣớc khi nhà thầu tuyên bố phá sản, bỏ trốn hoặc cố tình không nộp tiền vào tài khoản NSNN). Ngoài ra còn thúc đẩy các chủ đầu tƣ lập nhanh báo cáo quyết toán để thanh toán phần tạm giữ.

- Nên bố trí một nguồn vốn dự phòng để thanh toán cho các dự án đã quyết toán xong mà thiếu vốn, vừa tránh tổn thất cho nhà thầu do phải chịu lãi suất các tổ chức tín dụng, vừa khuyến khích chủ đầu tƣ khẩn trƣơng lập báo cáo quyết toán.

- Trƣớc khi thẩm tra, phê duyệt, khuyến khích chủ đầu tƣ mời các tổ chức kiểm toán để kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình hoàn thành.

- Khi nghiệm thu các phần khuất của công trình, nên mời cơ quan chủ trì quyết toán chứng giám; lúc đó có thể xác định đƣợc các thông số, kích thƣớc hình học của các cấu kiện bị che khuất, mà khi công trình hoàn thành không thể thấy đƣợc. Nhằm tránh tình trạng chủ đầu tƣ, đơn vị thi công, tƣ vấn giám sát thông đồng với nhau, gây thất thoát vốn cho công trình.

- Bộ Tài chính nên có quy định rõ phần kinh phí thẩm tra phê duyệt quyết toán đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, tránh tình trạng các địa phƣơng thực hiện không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhất quán, dẫn đến áp dụng chi không đúng quy định.

- UBND tỉnh nên uỷ quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành cho sở Tài chính (nhóm B, C). Đây là việc làm phù hợp với quy định của bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn quyết toán công trình hoàn thành, vừa thuận lợi đỡ mất thời gian trong trình ký phê duyệt.

- Công khai quy trình, thủ tục thanh, quyết toán vốn đầu tƣ.

4.2.3.5. Kiện toàn lại tổ chức quản lý vốn đầu tư XDCB

- Kiện toàn lại tổ chức tại các BQL dự án. Những ban đã hoàn thành công trình (không còn hoạt động), hoặc có năng lực kém, không đủ số lƣợng thì giải thể hoặc sát nhập. Tại mỗi BQL dự án, chú ý bố trí những cán bộ chuyên môn có trình độ phù hợp. Cần có quy trình, quy chế cụ thể trong công việc để nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong ban. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng của các chủ đầu tƣ, ban quản lý.

- Tăng cƣờng trách nhiệm của chủ đầu tƣ trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án; BQL dự án là đơn vị thay mặt Nhà nƣớc để quản lý vốn đầu tƣ. Tránh tình trạng khoán trắng công việc cho các tổ chức tƣ vấn và đổ trách nhiệm cho các đơn vị thi công, chủ quản và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

- Thành lập một tổ chức đầu mối (trực thuộc HĐND tỉnh) thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ đối với các dự án có sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh từ khâu chuẩn bị dự án đến khi dự án bàn giao đƣa vào sử dụng. Yêu cầu là phải đánh giá đƣợc quy mô, tốc độ, cơ cấu, hiệu quả đầu tƣ; theo dõi, đánh giá việc thực

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cho ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 114 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)