Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cho ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 89 - 101)

4. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

3.2.3.1. Những hạn chế yếu kém Công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch giữa các vùng, các ngành còn chồng chéo, chậm triển khai. Các quy hoạch chƣa đồng bộ, thiếu tính dự báo và ổn định đã dẫn đến việc khai thác, sử dụng, quản lý xây dựng, giới thiệu địa điểm đầu tƣ còn bị động. Chất lƣợng một số dự án quy hoạch còn hạn chế, đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch còn thiếu và yếu. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tài nguyên thiếu chặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chẽ, xảy ra tình trạng lãng phí, vi phạm Luật Đất đai trong việc giao và cho thuê đất. Việc vi phạm quy hoạch lộ giới gây lãng phí, tốn kém VĐT.

Một số vị dự án quy hoạch đã công bố nhƣng không thực hiện, bị “treo” ở một số địa phƣơng cho dù đã có quy hoạch chi tiết, gây lãng phí rất lớn nguồn vốn của Nhà nƣớc.

Trong quy hoạch, vai trò quản lý Nhà nƣớc của các cấp chính quyền phát huy chƣa đều. Các cấp, ngành, các đơn vị chƣa quan tâm đúng mức tới việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện đúng quy hoạch đã đƣợc thống nhất phê duyệt. Việc quản lý quy hoạch xây dựng còn lỏng lẻo. Việc xử lý vi phạm thiếu kiên quyết, mức xử phạt còn thiếu răn đe; còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý quy hoạch và xây dựng.

Công tác kế hoạch hoá

Công tác kế hoạch hoá còn nhiều bất cập, việc phân bổ VĐT cho các dự án, địa phƣơng chƣa thật sự hợp lý. Đầu tƣ còn dàn trải, chƣa tập trung, chƣa dứt điểm cho các công trình trọng điểm, chuyển tiếp; việc phân bổ vốn chậm; nhiều dự án chƣa đủ thủ tục vẫn ghi kế hoạch vốn.

Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh vẫn, có hiện tƣợng “khéo” chạy thì đƣợc bố trí vốn nên vội vàng thuê tƣ vấn lập dự án theo khối lƣợng đơn vị “xin” đƣợc cho dự án, chứ không xuất phát từ nhu cầu thực tế của chiến lƣợc phát triển KT - XH hay quy hoạch chi tiết của tỉnh. Chính vì vậy, VĐT thƣờng dàn trải, chia mỗi công trình một ít dẫn đến tình trạng đa số các dự án phải kéo dài nhiều năm, thậm chí có dự án đƣa vào bàn giao sử dụng mà vẫn không có vốn bố trí trả nợ do phải “chia” cho các dự án khác, làm cho chất lƣợng công trình kém, hiệu quả sử dụng không cao. Theo Nghị định số 16/CP của Chính phủ thì các dự án nhóm C thời gian bố trí kế hoạch vốn là 2 năm nhƣng hầu nhƣ có quá nhiều dự án đƣợc bố trí từ ba năm trở lên. Đây là bài toán nan giải không không chỉ cho tỉnh mà còn cho cả nƣớc.

Trong việc thực hiện đầu tƣ còn có hiện tƣợng khối lƣợng xây dựng dở dang lớn, nhiều công trình chờ vốn do không đƣợc bố trí kế hoạch vốn năm đó mặc dù là công trình chuyển tiếp. Ngƣợc lại có hiện tƣợng nghịch lý là vốn NSNN đã bố trí theo kế hoạch lại bị ứ đọng không thanh toán đƣợc do đơn vị chƣa đủ thủ tục theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy định của Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng và các văn bản hƣớng dẫn. Các đơn vị thi công vẫn đi vay các tổ chức tín dụng để đảm bảo tiến độ, chƣa thu lại đƣợc vốn để tái đầu tƣ trong khi đó vẫn phải trả lãi vay cho các tổ chức tín dụng nên giá trị công trình vẫn phải gánh chịu những chi phí bất hợp lý.

Công tác xây dựng chính sách đầu tư

Hiện nay các chủ đầu tƣ đƣợc phân cấp mạnh trong khâu quản lý dự án đầu tƣ, nhƣ UBND cấp huyện, thành phố đƣợc phê duyệt dự án từ 3 tỷ đồng trở xuống, UBND cấp xã đƣợc phê duyệt dƣới 500 triệu đồng. Ngoài ra các chủ đầu tƣ đƣợc quyền chủ động trong khâu lựa chọn đơn vị tƣ vấn hoặc các phần việc, quyết định thành lập hội đồng đấu thầu, nghiệm thu... Đây là việc làm thể hiện giao toàn bộ trách nhiệm và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên chất lƣợng của các Ban quản lý nói chung rất yếu kém, đặc biệt là các đơn vị Đoàn, cơ quan hành chính, sự nghiệp, xã, phƣờng... Họ không đƣợc đào tạo bài bản, không am hiểu về đầu tƣ XDCB nên dẫn đến vô tình hoặc cố ý mà thất thoát lãng phí trong đầu tƣ XDCB. Một nghịch lý nữa là do phân cấp quá nhiều cho chủ đầu tƣ, trong lúc vốn của Nhà nƣớc mà các cơ quan quản lý Nhà nƣớc không nắm đƣợc tình hình thực hiện của các đơn vị, dẫn đến dự án bị các đơn vị “cấu kết” chia năm xẻ bảy làm thất thoát VĐT rất nhiều (đặc biệt là khâu lập, thẩm định: dự án, dự toán; đấu thầu, chỉ định thầu, nghiệm thu..).

Các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn luật Xây dựng, luật Đấu thầu còn nhiều chồng chéo, mâu thuẫn giữa các bộ ngành và ngay cả nội dung của từng văn bản. Để hƣớng dẫn luật Xây dựng đến nay đã có hơn 30 Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn, có nhiều văn bản áp dụng chƣa xong thì đã có văn bản khác thay thế, làm ách tắc không nhỏ trong việc thực hiện các trình tự của dự án.

Chính sách khuyến khích, thu hút đầu tƣ của các địa phƣơng chƣa thật cụ thể, thông thoáng về thời gian miễn và nộp các loại thuế và thuê đất giữa các nhà đầu tƣ, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà đầu tƣ. Việc tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng là một việc làm cấp bách để kêu gọi và thu hút VĐT.

Công tác tổ chức thực hiện quản lý vốn ĐTXD

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các chủ đầu tƣ thƣờng quan tâm đến số lƣợng dự án và khối lƣợng vốn đƣợc phân bổ. Họ ít chú trọng đến mặt hiệu quả KT - XH do VĐT mang lại. Hiện tƣợng khoán trắng cho các đơn vị tƣ vấn lập dự án còn khá phổ biến. Nhiều dự án thiếu tính khả thi, phải phê duyệt lại hoặc điều chỉnh nhiều lần; cán bộ làm công tác thẩm định còn yếu kém về chuyên môn và thiếu thông tin cần thiết.... cũng chính vì công tác chuẩn bị đầu tƣ chƣa đƣợc chú trọng nên có không ít dự án phải xoá bỏ, do không khả thi để thực hiện dự án, làm lãng phí không ít vốn nhà nƣớc. Và cũng ở công tác này chƣa chú trọng nên một số dự án bỏ qua giai đoạn này, triển khai ngay ở khâu thực hiện nên không tính toán kỹ càng gây lãng phí, thất thoát VĐT.

* Chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế kỹ thuật-

tổng dự toán chưa được quan tâm

Tình trạng không tuân thủ trình tự đầu tƣ trong thời gian qua vẫn còn tồn tại trên địa bàn tỉnh, chƣa thực hiện đúng các nội duyệt đã đƣợc duyệt trong quyết định đầu tƣ, áp dụng sai định mức, đơn giá; công tác thẩm định dự án còn buông lỏng chất lƣợng, coi trọng số lƣợng dẫn đến các quyết định phê duyệt liên tục phải bổ sung, điều chỉnh.

Tình trạng một số cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác dẫn đến phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần. Thậm chí có những dự án vừa thiết kế, vừa thi công..., đến giai đoạn cuối hoặc khi thi công xong mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hoá các chi phí phát sinh.

* Chất lượng công tác tư vấn còn thấp, có nhiều sai sót

Công tác tƣ vấn bao gồm các công việc: tƣ vấn khảo sát thiết kế lập dự án khả thi, báo cáo đầu tƣ, tƣ vấn khảo sát, thiết kế dự toán - tổng dự toán; tƣ vấn ban quản lý dự án; tƣ vấn lập hồ sơ mời thầu và phân tích đánh giá hồ sơ mời thầu; tƣ vấn giám sát, kiểm toán... Bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực: giao thông, thuỷ lợi, dân dụng công nghiệp, hạ tầng... hoạt động rất rộng, đối tƣợng công việc phong phú nhƣng chất lƣợng của công tác tƣ vấn chƣa cao, còn sai sót nhiều đƣợc thể hiện ở các mặt sau:

- Hầu hết các công tác tƣ vấn trên địa bàn ít khi phải đấu thầu nên các chủ đầu tƣ thƣờng chọn các đơn vị “có mối quan hệ” mà không chú trọng đến kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệm của họ dẫn đến tình trạng sai sót nhiều, phải bổ sung nhiều lần, làm chậm tiến độ, lãng phí thất thoát vốn đầu tƣ.

- Tay nghề hầu hết của các đơn vị tƣ vấn còn yếu, đa số mới thành lập, cán bộ kỹ sƣ mới ra trƣờng, mặt khác chạy theo sản lƣợng, chƣa có tâm huyết với nghề nghiệp, hoặc cố tình bắt tay với chủ đầu tƣ và đơn vị thi công để lập các hồ sơ khác với thực tế, gây thất thoát VĐT.

- Đa số các đơn vị tƣ vấn đều đăng ký rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhƣng đội ngũ cán bộ ít, không đủ năng lực thực hiện các lĩnh vực mà lại nhận làm các dự án “quá sức” mình nên không thể tránh khỏi tình trạng dự án không khả thi hoặc chí ít kém hiệu quả... Phần lớn chƣa thực hiện đúng theo điều 54, 57, 58, 59, 61,62 của Nghị định số 16/2005/NĐ/CP về lập, thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng công trình; hợp đồng tƣ vấn trong điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và giám sát công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Công tác đấu thầu, chỉ định thầu chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Công tác này còn nhiều bất cập: quá trình chuẩn bị đấu thầu thƣờng kéo dài; hồ sơ mời thầu không rõ ràng, quá nhiều lỗi, các tiêu chí thƣờng mâu thuẫn lẫn nhau, khó hiểu gây nhầm lẫn trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, cũng nhƣ trong quá trình xét thầu; một số chủ đầu tƣ cố tình lập hồ sơ mời thầu có các tiêu chí quá cao, chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng (thƣờng đƣợc chủ đầu tƣ “nhắm” trƣớc hoặc thông báo mời thầu không rộng rãi, trên báo địa phƣơng hoặc một số báo ít ngƣời đọc); hoặc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế nên không có tính cạnh tranh cao trong đấu thầu.

Trong đấu thầu có hiện tƣợng thông thầu, “quân xanh quân đỏ” dàn xếp trƣớc nên chất lƣợng đấu thầu không cao không giảm đƣợc phần nào tỷ lệ tiết kiệm chi ngân sách của nhà nƣớc.

Hiện tƣợng mua bán thầu hiện nay khá phổ biến. Có nhà thầu trúng thầu hoặc đƣợc chỉ định thầu nhƣng thực tế không tham gia thi công mà “bán” lại toàn bộ hoặc một phần dự án cho nhà thầu khác lấy chênh lệch. Làm cho chất lƣợng không đảm bảo, gây thất thoát vốn đầu tƣ.

Hội đồng xét thầu thƣờng không có chuyên môn lẫn kinh nghiệm thậm chí không có chứng chỉ đấu thầu vẫn đƣợc chủ đầu tƣ mời vào hội đồng xét thầu, làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chất lƣợng bị hạn chế, đánh giá sai các nhà thầu tham gia. Có hiện tƣợng dùng ảnh hƣởng cá nhân hoặc chủ đầu tƣ “bật đèn xanh” nên các thành viên trong hội đồng cố tình đánh giá sai sự thật, dẫn đến nhà thầu có năng lực thì không trúng còn nhà thầu kém thì đƣợc đề nghị trúng thầu.

Do luật Đấu thầu cũng nhƣ Nghị định của chính phủ chƣa có quy định giá “sàn” nên có nhiều nhà thầu khi tham gia đấu thầu bỏ giá quá thấp nên khi thi công chất lƣợng công trình không đảm bảo.

Thời gian xét thầu, thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu đôi lúc vƣợt thời gian theo quy định của luật Đấu thầu và Nghị định hƣớng dẫn, làm cho các nhà thầu thiệt hại không nhỏ do phải trả một khoản chi phí trong thời gian làm bảo lãnh thầu và kéo dài tiến độ thực hiện dự án.

Công tác chỉ định thầu cũng nhiều bất cập: các chủ đầu tƣ thƣờng chia nhỏ dự án để chỉ định thầu, hoặc chỉ định sai điều kiện quy định của Luật đất thầu. lựa chọn nhà thầu thiếu hoặc không có kinh nghiệm, hoặc tình hình tài chính thiếu lành mạnh, làm cho các dự án thiếu chất lƣợng.

Một số nội dung trong Nghị định hƣớng dẫn luật Đấu thầu không mang tính khả thi, mâu thuẫn, khó hiểu làm hạn chế đến việc thực hiện quy trình đấu thầu.

* Việc giải ngân cho các dự án còn thấp so với kế hoạch.

Công tác giải ngân còn hạn chế; khối lƣợng thực hiện và thanh toán VĐT ở đầu năm còn ít; tình trạng vốn chờ công trình còn khá phổ biến.

Công tác thanh toán vốn đầu tƣ chƣa đƣợc các chủ đầu tƣ quan tâm. Nhiều công trình đã có khối lƣợng thực hiện nhƣng chủ đầu tƣ và đơn vị thi công không nghiệm thu để thanh toán; hoặc các dự án đƣợc ghi kế hoạch nhƣng chƣa có các thủ tục đến cuối năm mới hoàn tất thủ tục cần thiết dẫn đến hiện tƣợng vốn chờ công trình. Công tác thanh toán vốn thƣờng phải dồn vào các tháng cuối năm.

* Công tác quyết toán vốn đầu tư còn hạn chế

Chức năng và trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thuộc chủ đầu tƣ, đa số các chủ đầu tƣ khi công trình hoàn thành đều chậm trễ trong việc lập báo cáo quyết toán công trình, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Đa số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đều lập báo cáo quyết toán chậm so với quy định từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có công trình chậm từ 2 đến 3 năm.

Chất lƣợng của báo cáo quyết toán thƣờng kém, không thành thạo trong khâu lập báo cáo, dẫn đến tình trạng chỉnh sửa nhiều lần, làm kéo dài thời gian phê duyệt. Chất lƣợng của công tác thẩm tra quyết toán chƣa cao, thành phần hội đồng gồm nhiều cơ quan tham gia, nhƣng số lƣợng cơ quan tham gia trực tiếp ít, lực lƣợng lại mỏng, nên hạn chế nhiều trong khâu thẩm tra, ít đi kiểm tra thực tế và không kiểm tra các phần khuất của công trình mà chỉ dựa vào hồ sơ, sổ sách, chứng từ các đơn vị trình lên, nên ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng của công tác thanh quyết toán, đôi khi thất thoát lãng phí VĐT.

* Chất lượng công tác nghiệm thu chưa đáp ứng nhu cầu

Công tác nghiệm thu công trình chƣa cao do trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ trực tiếp làm công tác này chƣa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Xảy ra nhiều hiện tƣợng nghiệm thu không đúng với thực tế khối lƣợng thi công mà khi cấp phát, quyết toán mới phát hiện ra. Điều này phải nói đến chất lƣợng của chủ đầu tƣ và đơn vị giám sát thi công đã vi phạm của luật Xây dựng và Quy chế quản lý đầu tƣ xây dựng.

Tình trạng nghiệm thu không đúng khối lƣợng, định mức, đơn giá, chủng loại vật tƣ, vật liệu đang phổ biến; chủ yếu là nghiệm thu trên giấy tờ và theo dự toán ban đầu duyệt. Việc này đã làm tăng giá trị công trình, gây thất thoát lãng phí VĐT.

* Công tác quản lý giá, ra thông báo vật tư, vật liệu chưa kịp thời đầy đủ,

thiếu chính xác. Định mức, đơn giá nhân công, hao phí vật liệu cũng bất cập ở một số phần việc

Giá vật liệu trên thị trƣờng thay đổi liên tục hàng tháng, thậm chí hàng tuần đều có sự biến động. Thế mà hàng quý liên Sở Tài chính - Xây dựng mới ra thông báo đơn giá vật liệu thậm chí hai quý mới ra thông báo một lần; điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến tiến độ thi công do phải điều chỉnh dự toán, dự án, nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cho ngành giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 89 - 101)