- CHI NHÁNH XƯƠNG GIAN G BẮC GIANG
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN
Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động điều hành vĩ mô tiền tệ, tín dụng. NHNN là cơ quan đầu mối quản lý vĩ mô nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ.Vì vậy cần có những phân tích dự báo về thị trường trong từng thời kỳ. Thông qua đó giúp đánh giá và dự báo vĩ mô về diễn biến tiền tệ, tín dụng với chất lượng cao để các NHTM có sơ sở khi tham khảo một cách tin cậy khi hoạch định chiến lược của mình.
Thứ hai, cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống ngân hàng theo các chỉ tiêu mà thế giới đang sử dụng như đánh giá theo tiêu chuẩn của CAMELS, phát hiện các dấu hiệu, ngăn chặn và xử lý RRTD hệ thống NHTM.
Thứ ba, NHNN cần xây dựng và hoàn thiện định chế về các công cụ bảo hiểm tín dụng, cần tích cực nghiên cứu, đề xuất, áp dụng có chọn lọc các công cụ bảo hiểm tín dụng như quyền chi tín dụng, các công cụ phái sinh để phòng ngừa chống đỡ rủi ro.
Thứ tư, NHNN cần có những chính sách để trung tâm thông tin tín dụng CIC hoạt động hiệu quả hơn nhằm cung cấp thông tin cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đồng thời cần nghiên cứu để hình thành công ty xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động phân tích, đánh giá tín dụng.
Thứ năm, cần xây dựng các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỉ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những dự báo trước cho các NHTM.
Thứ sáu, tiếp tục phát huy vai trò của hiệp hội ngân hàng nhằm bảo vệ lợi ích giữa các thành viên trong việc đối thoại với chính phủ, chia sẻ thông tin giữa các thành viên, vận động hành lang đàm phán quốc tế.
Chương 3 đã đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay nhằm tăng cường xử lý RRTD tại chi nhánh ngân hàng nói riêng cũng như toàn hệ thống ngân hàng nói chung. Tuy nhiên để biện pháp này tiếp tục phát huy một cách có hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan, tổ chức.Vì vậy, trong bài cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, NHNN và các ngành có liên quan nhằm tạo môi trường thực thi tốt nhất các biện pháp
KẾT LUẬN
Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này, em đã cố gắng tìm hiểu vận dụng kiến thức lý thuyết trên cơ sở thực tiễn để đánh giá thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Xương Giang - Bắc Giang . Đồng thời đưa ra được những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng đã đạt những kết quả sau:
Thứ nhất, chuyên đề đã hệ thống vấn đè lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đưa ra kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro của một số nước trên thế giới và khu vực, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Việt Nam.
Thứ hai, chuyên đề mô tả quá trình hình thành, phát triển của NHNo &PTNT Xương Giang - Bắc Giang , thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong những năm gần đây.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp ngân hàng nên thực hiện để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Và những kiến nghị đối với nhà nước, NHNN để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động ngân hàng thực hiện những giải pháp đó.
Tuy nhiên, rủi ro là một vấn đề phức tạp, bất ngờ đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu lâu dài. Do hạn chế về năng lực và thời gian kinh nghiệm nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn.Qua đây e cũng muốn gửi lời cám ơn tới các cán bộ NHNO&PTNT Xương Giang - Bắc Giang đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề và đồng thời em cũng rất biết ơn công lao to lớn của các thầy cô trường Học Viện Ngân Hàng đã tận tâm truyền kiên thức cho em suốt 4 năm học.Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội (2010),
2. Học viện ngân hàng, Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội (2001),
3. Peter Rose (2004), Quản Trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính
4. Luật NHNN và các Luật các TCTD -2011
5. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của các TCTD, Hà Nội; Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493.
6. Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Xương Giang - Bắc Giang – năm 2010, 2011, 2012 và phương hướng hoạt động năm 2012.
7. Sổ tay tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 8. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2010 – 2012
9. Các website:
www.sbv.gov.vn www.agribank.com.vn
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Mọi số liệu đều xuất phát từ tình hình thực tế của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Xương Giang - Bắc Giang trong thời gian qua
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2013 Sinh viên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng thương mại
TCTD : Tổ chức tín dụng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NH NN &PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
NQH : Nợ quá hạn
CBTD : Cán bộ tín dụng
QHKH : Quan hệ khách hàng
QLRR : Quản lý rủi ro
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DN NQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
HGĐ : Hộ gia đình
TM & DVVT : Thương mại và dịch vụ vận tải
NNKT : Ngành nghề kinh tế
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1...3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG...3
KINH DOANH NGÂN HÀNG...3
1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG...3
1.1.1. Khái niệm tín dụng và rủi ro tín dụng trong ngân hàng ...3
1.1.2Các loại rủi ro tín dụng ngân hàng ...4
1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng...5
1.1.4.Những tác động bất lợi của rủi ro tín dụng...9
1.3KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ PHÒNG NGỪA,HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ BÀI HỌC CHO VN...20
1.3.1Bài học kinh nghiệm của Mỹ...20
1.3.2Bài học của Trung quốc...21
1.3.3. Bài học đối với NHTM Việt Nam...21
CHƯƠNG 2...23
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ ...23
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT VIỆT NAM ...23
- CHI NHÁNH XƯƠNG GIANG - BẮC GIANG...23
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO&PTNT XƯƠNG GIANG - BẮC GIANG...23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNO&PTNT Xương Giang - Bắc Giang ...23
2.1.2 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp Xương Giang - Bắc Giang ...23
2.1.4. Hoạt động kinh doanh khác...32
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK XƯƠNG GIANG - BẮC GIANG...33
2.2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Xương Giang - Bắc Giang ...33 2.2.2 Tình hình Nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ quá hạn...34 2.2.3 Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu...36 2.2.4. Tình hình rủi ro mất vốn...36 2.2.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng...37 2.2.6 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng...39
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH...39
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tín dụng...39
2.3.2. Phân tích tín dụng và phân loại khách hàng...40
2.3.3. Thẩm định khách hàng vay vốn...40
2.3.4 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng...41
2.3.5. Thực hiện công tác kiểm tra giám sát tín dụng...41
2.3.6. Nâng cao trình độ tín dụng...41
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH XƯƠNG GIANG – BẮC GIANG...42
2.4.1. Kết quả đạt được...42
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI NHNo & PTNT ...46
XƯƠNG GIANG - BẮC GIANG...46
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT – CHI NHÁNH XƯƠNG GIANG - BẮC GIANG ...46
3.1.1 Định hướng chung...46
3.1.2 Mục tiêu...47
3.1.3 Định hướng hoạt động tín dụng...47
3.2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT XƯƠNG GIANG - BẮC GIANG...48
3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định, đánh giá khách hàng...48
3.2.2. Đa dạng hóa danh mục đầu tư...50
3.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát...50
3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng...51
3.2.5. Kết hợp hoạt động tín dụng và bảo hiểm tín dụng...51
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...53
3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước...53
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN...56
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Phân loại rủi ro tín dụng...4
Bảng 1.1: Bảng xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s...14
Bảng 1.2 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng thường dùng...15
ở các ngân hàng Mỹ...15
Bảng 1.3 Khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số...16
...16
Bảng 1.4 Phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN...17
Bảng 1.5 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể...19
...24
Bảng 2.1 Cơ cấu huy đông vốn tại Agribank BG giai đoạn 2010- 2012...25
Bảng 2.2.Dư nợ tín dụng tại Agribank BG giai đoạn 2010-2012...27
Bảng 2.3. Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo KT tại NHNN & ...28
PTNT Xương Giang - Bắc Giang...28
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế...29
Bảng 2.4. Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo thời hạn tại NHNo & PTNT ...30
Xương Giang - Bắc Giang ...30
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian...30
Bảng 2.5. Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo nghành kinh tế ...31
tại NHNo & PTNT Xương Giang - Bắc Giang ...31
Bảng 2.6. Kết quả tài chính...33
Bảng 2.7. Diễn biến dư nợ quá hạn tại Agribank Xương Giang – Bắc Giang (2010 – 2012) ...34
Bảng 2.8 Nợ quá hạn phân theo kì hạn...35
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010- 2012...36
Bảng: 2.10: Số dư nhóm nợ xấu...36
Bảng 2.11: Tỷ lệ mất vốn...36
Bảng 2.12: Trích lập dự phòng cụ thể:...38