Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại nhno&ptnt việt nam - chi nhánh xương giang - bắc giang (Trang 42 - 65)

- CHI NHÁNH XƯƠNG GIAN G BẮC GIANG

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại

2.4.2.1. Những tồn tại

vẫn chưa có bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt về tín dụng để quản lý rủi ro, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn rủi ro với từng khách hàng, nhóm khách hàng, nghành kinh tế, khu vực và xử lý các khoản vay có vấn đề.Khi một cán bộ tín dụng thực hiện toàn bộ một quy trình tín dụng khiến cho dễ xảy ra rủi ro đạo đức, cán bộ tín dụng có thể cấu kết với khách hàng để thu lợi cá nhân.

Thứ hai, Hệ thống chấm điểm tín dụng của khách hàng còn đơn giản, chưa đánh giá được các mặt của khách hàng, chỉ phân khách hàng làm ba loại : A, B, C chỉ dựa trên 5 tiêu chí để đánh giá khách hàng làm cho ngân hàng đánh giá chưa đầy đủ về khách hàng và đưa ra quyết định cho vay không phù hợp. Việc phân tích khách hàng còn chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng, ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến vòng đời của dự án, phân tích độ nhạy, tính NPV, IRR…dựa trên cơ sở nghiên cứu tình hình biến động của thị trường, khả năng thu hồi vốn, tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ…điều đó dẫn đến việc xác định thời hạn vay vốn cũng như thu hồi vốn vay không phù hợp, đánh giá tính khả thi của dự án không chính xác…

Mặt khác, ngân hàng chưa áp dụng các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng như mô hình sác xuất tuyến tính, mô hình phân biệt tuyến tính… vào trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của người đi vay nên chưa vận dụng được tính chính xác, nhanh chóng, toàn diện… của các mô hình này.

Chưa có hệ thống chấm điểm cho tài sản đảm bảo: Không chỉ ở hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam mà thực trạng chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là hầu hết các món vay đều dựa trên tài sản đảm bảo nhưng lại chưa có một hệ thống chấm điểm chuẩn mực cho những tài sản đó.

Thứ ba,Trình độ cán bộ tín dụng chưa cao:

Công tác thẩm định của một số CBTD còn yếu, đặc biệt là thẩm định năng lực thực tế về tài chính của khách hàng, công tác kiểm soát tín dụng chưa được chặt chẽ dẫn đến hồ sơ còn tồn tại và sai sót.

độc lập, nặng nề về sao chép.

Thứ tư,Nợ đã xử lý rủi ro thu hồi chậm, đặc biệt là các khoản nợ đã xử lý rủi ro từ nhiều năm trước.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

a/ Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế nước ta đang trong thời kì hội nhập, các cơ chế chính sách đang trong quá trình hoàn thiện. Mặt khác, tình hình kinh tế trong 2 năm 2010 và 2011 có nhiều biến động xấu lạm phát tăng cao cùng với ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nhiều doanh nghiệp trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, nợ quá hạn ở ngân hàng tăng lên.

Môi trường pháp lý ở nước ta còn nhiều bất cập, điển hình là các quy định liên quan đến tài sản đảm bảo. Nhiều tài sản của doanh nghiệp không có đăng kí sở hữu làm cho việc xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn.

Hệ thống văn bản hướng dẫn công tác tín dụng còn nhiều bất cập. Hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều văn bản pháp như luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật tổ chức tín dụng, nghị định thông tư liên quan đến các quy định về tín dụng… Hệ thống văn bản này còn đang trong thời kì hoàn thiện nên không tránh khỏi chồng chéo, rườm rà. Khi đưa vào áp dụng còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập.

Chưa có một tổ chức nào nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình nghành làm cơ sở so sánh, đánh giá khách hàng khiến cho ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá xếp loại khách hàng.

b/ Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Do một cán bộ tín dụng phải quản lý, chịu trách nhiệm toàn bộ khoản vay nên rất dễ dẫn đến rủi ro đạo đức.

Cán bộ tín dụng chưa được trang bị đầy đủ khả năng chuyên môn trong việc thẩm định giá, nhất là trong lĩnh vực bất động sản cán bộ tín dụng rất khó xác định giá trị thị trường chính xác theo từng khu vực hoặc địa phương tại một thời điểm nhất định. Thường thì chỉ đánh giá bằng kinh nghiệm cảm tính hoặc dựa vào báo cáo tài sản cố định của khách hàng.

Đội ngũ công tác kiểm tra giám sát tín dụng còn thiếu về nhân sự, hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ cũng như phương pháp kiểm tra, đa số kiểm soát trên hồ sơ của cán bộ tín dụng, ít kiểm tra thực tế nên không phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề nên việc xử lý gặp khó khăn.

c/ Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là kinh doanh kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, tình hình tài chính không được minh bạch. Một số hộ không có báo cáo tài chính rõ ràng, làm đối phó thiếu chính xác.

Khách hàng lập dự án không sát với thực tiễn như chọn vị trí địa điểm kinh doanh, lựa chọn công nghệ thiết bị không phù hợp, dẫn đến hiệu quả của dự án không như dự kiến, kết quả không như mong muốn khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Trình độ quản lý của khách hàng kém, thiếu linh hoạt khiến cho hiệu quả dự án thấp, nhiều dự án có tính khả thi cao nhưng năng lực điều hành của chủ kém cũng dẫn tới sự thất bại của dự án đó. Khách hàng lại không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 chuyên đề đã làm rõ được thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng mà NHNo &PTNT Xương Giang - Bắc Giang đã thực hiện trong thời gian qua. Đồng thời chuyên đề cũng chỉ ra được những kết quả mà ngân hàng đạt được và những tồn tại cùng nguyên nhân gây ra những tồn tại đó của ngân hàng. Đây là cơ sở quan trọng để kết luận đưa ra những giải pháp phòng ngừa tín dụng có tính thực tiễn tại NHNo&PTNT Xương Giang - Bắc Giang trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT

XƯƠNG GIANG - BẮC GIANG

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại nhno&ptnt việt nam - chi nhánh xương giang - bắc giang (Trang 42 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w