- CHI NHÁNH XƯƠNG GIAN G BẮC GIANG
2.2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Xương Gian g Bắc
XƯƠNG GIANG - BẮC GIANG
2.2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Xương Giang - Bắc Giang Bắc Giang
Trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam về quản lý rủi ro. Bao gồm các quy định sau:
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng của
tổ chức tín dụng.
Quyết định 1406/NHNo-TD của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt nam.
Quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR của hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam.
2.2.2 Tình hình Nợ quá hạn và Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.7. Diễn biến dư nợ quá hạn tại Agribank Xương Giang – Bắc Giang (2010 – 2012)
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ 1.161 1.272 1.434 111 9,48 162 12,9
Nợ quá hạn 10,3 13,7 13,9 3,4 31,6 0,2 2,3
Tỷ lệ NQH/
TDN (%) 0.89 1.07 0.97 0,18 20.2 -0,1 -9,34
( Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Xương Giang - Bắc Giang )
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy dư nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm.Năm 2010, dư nợ quá hạn của ngân hàng là 10,3 tỷ đồng chiếm 0,89% tổng dư nợ cho vay, đến năm 2011 là 13,7 tỷ đồng tăng 3,4 tỷ đồng tương ứng với 31,62% so với năm 2010. Năm 2012, có xu hướng tăng chậm 13,9 tỷ đồng tương ứng với 2,3% so với năm 2011.
Nguyên nhân:
Dư nợ quá hạn của ngân hàng trong năm 2011 tăng đột biến một mặt là do từ quý II năm 2010 ngân hàng đã thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 636/QĐ-HĐQT/XLRR của hội đồng quản trị NHNo& PNNT Việt Nam ban hành chặt chẽ hơn so với QĐ 165 trước đây. Măt khác, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình gặp khó khăn trong kinh doanh : nhiều đơn hàng bị huỷ hợp đồng, đầu tư dàn trải,…làm
giảm hiệu quả kinh doanh thì điều tất yếu dẫn đến khả năng trả nợ NH giảm. Đến năm 2012, tốc độ tăng nợ quá hạn đã có xu hướng chậm lại 13,9 tỷ đồng tương ứng với 2,3%.
Nguyên nhân: Đầu năm 2012 với gói kích cầu của chính phủ, ngân hàng đã có những chính sách hỗ trợ lãi suất, mở rộng cho vay với nhiều đối tương cá nhân, doanh nghiệp, bên cạnh đó đã cẩn thận hơn trong việc thẩm định, giám sát đối tượng vay. Tình hình kinh tế đang dần phục hồi trở lại, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân đang dần phục hồi trở lại.
Bảng 2.8 Nợ quá hạn phân theo kì hạn
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Nợ quá hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng nợ quá hạn 10,3 13,7 13,9
NQH ngắn hạn 5,8 9,9 9,6
NQH trung - dài hạn 4,5 3,8 4,3
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Xương Giang - Bắc Giang
Ta thấy: tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên qua các năm là một biểu hiện xấu của chất lượng tín dụng tạị chi nhánh Bác Ninh.Phần lớn nợ quá hạn tập trung vào nợ ngắn hạn và luôn chiếm tỷ trọng sấp xỉ 70% trong tổng số nợ quá hạn.
Nguyên nhân: Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tín dụng trung và dài hạn nên nợ quá hạn ngắn hạn lớn hơn nợ quá hạn trung dài hạn là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên, nợ quá hạn ngắn hạn năm 2010 tăng đột biến từ 5,8 tỷ đồng lên 9,9 tỷ đồng năm 2011, do hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả đầu vào tăng. Năm 2012, thì nợ quá hạn giảm nhẹ còn 9,6 tỷ đồng cũng cho thấy dấu hiệu phục hồi của khách hàng
2.2.3 Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2010- 2012 ( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 1.161 1.272 1.434 111 9,48 126 12,9 Nợ xấu 6,6 4,9 2,5 -1,7 -26,4 2,4 -47 Nợ xấu/TDN (%) 0.56% 0.38% 0.18% -0,18 -31 -0,2 -52,6
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT Xương Giang - Bắc Giang
Tuy Nợ quá hạn cao nhưng nợ xấu lại thấp là do tỷ trong nợ nhóm 2, và nợ nhóm 1 quá ngày chiếm phần lớn trong tổng nợ quá hạn. Và do đó tỷ trọng nợ xấu/TDN qua 3 năm là khá nhỏ ( luôn dưới 1% ) và thậm chí còn giảm.Từ đó có thể thấy vấn đề nợ xấu không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Năm 2010, nợ xấu là 6,6 tỷ đồng chiếm 0,56% tổng dư nợ. Năm 2011 giảm 1,7 tỷ đồng là 4,9 tỷ đồng chiếm 0,38%. Đến năm 2012, nợ xấu giảm còn 2,5 tỷ đồng tương đương với 0,18% tổng dư nợ. Điều này cho thấy việc quản lý khoản vay của ngân hàng đã phát huy hiệu quả. NHNN Xương Giang - Bắc Giang đã rất tích cực xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn nên tình hình nợ xấu giảm đáng kể.
Bảng: 2.10: Số dư nhóm nợ xấu ( Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm Năm 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng nợ xấu 6,6 4,9 2,5 -1,7 -26,4 -2,4 -47 1. Nhóm 3 4,1 3,9 1,3 -0,2 -2,1 -2,6 -67,6 2.Nhóm 4 0,9 0,8 1,1 -0,1 -0,2 0,3 29,6 3.Nhóm 5 1,6 0,2 0,1 -1,4 -95,7 -0,1 -50
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT Xương Giang - Bắc Giang
Dư nợ nhóm 3 chiếm tỷ trong nhiều nhất trong tổng nợ xấu, dư nợ nhóm 5 năm 2011 giảm mạnh 95,7 % do ngân hàng đã tích cực xử lý nợ bằng quỹ dự phòng.
2.2.4. Tình hình rủi ro mất vốn
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 1.161 1.272 1.434
Dư nợ mất vốn 1,6 0,2 0,1
Tỷ lệ mất vốn(%) 0,14 0,016 0,013
Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT Xương Giang - Bắc Giang
Tỷ lệ mất vốn của ngân hàng có xu hướng giảm,chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2011, nợ nhóm 5 giảm mạnh do ngân hàng thực hiện tốt chính sách thắt chặt thu nợ, thu hồi được một số khoản nợ.
Nguyên nhân: Dư nợ nhóm 5 giảm đáng kể qua các năm trong khi tổng dư nợ tăng dần khiến tỷ lệ mất vốn giảm dần. Điều này thể hiện việc quản lý nợ của ngân hàng được thực hiện khá tốt, chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện
Tóm lại, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bao gồm những
nguyên nhân từ môi trường kinh doanh (biến động bất lợi của thị trường tài chính, khủng hoảng kinh tế, thay đổi chính sách...); các nguyên nhân từ chính bản thân khách hàng (khả năng tài chính yếu, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, năng lực quản lý điều hành của chủ doanh nghiệp yếu,..) và nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng, đó là tâm lý chủ quan, thẩm định xem xét khoản vay chưa kỹ càng, buông lỏng quản lý khách hàng, nhất là khâu sử dụng vốn vay.
2.2.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Việc trích lập và sử dụng dự phòng luôn được các ngân hàng quan tâm để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình. Căn cứ vào quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc ngân hàng nhà nước, hội đồng quản trị NHNo& PTNT Việt Nam đã ban hành quyết định số 165/QĐ-HĐQT về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHNo Việt Nam. Ngày 25/4/2007, NHNN Việt Nam ra quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ xung một số điều quy định số 493/2005/QĐ-NHNN thì hội đồng quản trị
cũng ban hành quyết định số 636/QĐ-HĐQT/XLRR ngày 22/6/2007 thay thế cho quyết định 165/QĐ-HĐQT và các văn bản liên quan trước đó. Từ quý 2 năm 2010 ngân hàng bắt đầu thực hiện trích lập dự phòng theo quyết định số 636/QĐ- HĐQT/XLRR. Trên cơ sở phân loại nhóm nợ chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phòng đẻ xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kì hàng quý, chi nhánh thực hiện việc phân loại trích lập dự phòng, xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Theo quyết định 636/QĐ-HĐQT –XLRR ngày 22/6/2007 đã quy định về trích lập dự phòng rủi ro cho hoạt động kinh doanh hệ thống NHNo
Đầu năm 2010 dự phòng chung của chi nhánh là 4,6 tỷ đồng, cuối năm 2010 ngân hàng đã trích lập thêm 2 tỷ đồng. Quỹ dự phòng chung đầu năm 2011 là 5,3 tỷ đồng từ đó đến nay ngân hàng không phải trích lập dự phòng chung nữa.
Bảng 2.12: Trích lập dự phòng cụ thể:
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 1.161 1.272 1.434
Dự phòng cụ thể 19,8 26,9 3,3
Bảng 2.13: Tỷ lệ dự phòng rủi ro
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tổng dư nợ 1.161 1.272 1.434
Trích dự phòng rủi ro trong năm
19,8 26,9 3,3
Tỷ lệ dự phòng tín dụng(%)
1,7 2,1 0,24
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT Xương Giang - Bắc Giang
Tổng dư nợ ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2011, do Nợ quá hạn chủ yếu nhóm 1 và nhóm 2 tăng nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng từ 19,8 tỷ đồng năm 2010 lên 26,9 tỷ đồng năm 2011. Sang đến năm 2012 với nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kì suy thoái các doanh nghiệp đang dần đi vào phục hồi, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu giảm rõ rệt. Nên trích lập dự phòng ngân hàng giarm chỉ còn 3,3 tỷ đồng, tỷ lệ trích lập dự phòng
giảm 0,24% trong khi tổng dư nợ tăng. Là một dấu hiệu tốt trong công tác quản lý các khoản vay của ngân hàng.
2.2.6 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Bảng 2.13: Hệ số khả năng bù đắp rủi ro
( Đơn vị :tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ quá hạn khó đòi 1,6 0,2 0,1
Dự phòng RRTD được trích lâp 6.611 8.949 1.140
Hệ số khả năng bù đắp rủi ro 11,95 15,2 18,1
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo& PTNT Xương Giang - Bắc Giang
Như vậy hệ số khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng là rất cao. Điều này chứng tỏ khả năng bù đắp khi có rủi ro xảy ra của ngân hàng là rất lớn. Nhưng số tiền trích lập lại giảm.
Nguyên nhân: Ngân hàng đã làm tốt công tác quản lý các khoản nợ quá hạn làm nợ xấu giảm rõ rệt qua các năm.