Để đánh giá chính xác về kết quả huy động vốn của Ngân hàng No & PTNT Yên Thành trong những năm gần đây chúng ta xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động.
Bảng 2.9: Thực trạng nguồn vốn huy động theo đối tượng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền trọng %Tỷ Số tiền trọng %Tỷ Số tiền Tỷ trọng %
Tiền gửi dân cư 482.291 86,34 634.142 92,6 867.235 91,8 Tiền gửi TCKT &
XH 35.296 6,34 42.862 6.2 63.748 6,7 Tiền gửi KBNN 40.676 7,28 6.809 0,99 13.540,8 0,99 Tiền gửi TCTD 244 0,04 346 0,21 137,8 0,51 Tổng 558.607 100 684.159 100 944.661 100 (Nguồn Báo cáo KQKD năm 2010 - 2012 NHNo & PTNT Yên Thành)
Nhìn vào bảng biểu 9 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng No & PTNT Yên Thành gồm: tiền gửi của tổ chức kinh tế và xã hội, tiền gửi của dân cư, tiền gửi của KBNN, tiền gửi của các TCTD. Trong đó nguồn tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguồn tiền gửi của dân cư chiếm phần lớn (91,8% năm 2012). Đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và không ngừng phát
triển nguồn vốn này về số tuyệt đối.
Nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây tỷ trọng của nguồn vốn này lại có xu hướng giảm mặc dù vẫn tăng về số tuyệt đối. Ngân hàng cần chú ý tăng tỷ trọng của nguồn vốn này.
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chúng ta đi xem xét kỹ từng thành phần của vốn huy động:
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khoản tiền các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán, chi trả tiền nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ và vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng các dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Đối với các NHTM do thời gian và khối lượng các khoản thanh toán không giống nhau là do luôn có những khoản tiền vào và ra ngân hàng nên luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp thiếu vốn vay trong ngắn hạn. Như vậy các ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện quản lý các tài khoản của khách hàng. Và việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng từ đó mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn tăng nhưng không đáng kể. Năm 2010 đạt 35.396 triệu đồng, năm 2011 đạt 42.862 triệu, tăng 7.566 triệu so với năm 2010, năm 2012 vẫn tăng đều nhưng không cao đạt 63.748 triệu. Điều đó cho thấy ngân hàng ngày càng có nhiều quan hệ với các tổ chức kinh tế, mở ra cho ngân hàng nguồn huy động dồi dào trong tương lai.
Trong nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng không ổn định, nếu ngân hàng có kế hoạch sử dụng chính xác sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
gắng trong công việc thu hút nguồn vốn này. Điều này cho ta thấy ngân hàng đã xây dựng kế hoạch huy động vốn và chính sách khách hàng rất đúng đắn, luôn tạo điều kiện cho ngân hàng trong quá trình thanh toán. Mặc dù trong những năm qua số vốn của tổ chức kinh tế có phát triển nhưng vẫn chưa cao. Ngân hàng cần chú ý hơn nữa đến chiến lược khách hàng, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng vừa ổn định tiền tệ quốc gia, vừa an toàn, thuận lợi cho khách hàng và tăng doanh thu cho ngân hàng. Do đó ngân hàng cần có các biện pháp hữu hiệu và thiết thực hơn để thu hút tiền gửi của các tổ chức kinh tế ngày càng có hiệu quả cao hơn.
- Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư là khối lượng tiền nhàn rỗi của nhân dân gửi vào ngân hàng để hưởng lãi hoặc tiết kiệm cho chi tiêu trong tương lai. Tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhát trong tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiên đầu tư. Qua bảng số liệu chúng ta thấy tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất: Năm 2010 đạt 482.291 triệu chiếm 86.34%; năm 2010 đạt 634.142 triệu chiếm 92,6%, tăng hơn so với năm 2009 là 151.851 triệu; năm 2012 đạt 867.235 triệu chiếm 91,8%, tăng so với năm 2011 là 233.093 triệu.
- Tiền gửi của KBNN và các TCTD
Tiền gửi của KBNN và các TCTD là một nguồn tín dụng rất tốt mà hiện nay chưa có một ngân hàng nào làm tốt công tác thu hút nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế này. Nguồn vốn tín dụng từ KBNN và các TCTD là nguồn vốn có tính ổn định rất cao, ít rủi ro và chi phí thấp. Hai năm trở lại đây, nền kinh tế xẩy ra nhiều bất ổn, kinh tế liên tục lạm phát cao khiến cho nguồn vốn của KBNN gửi ở Ngân hàng No & PTNT Yên Thành sụt giảm nên tiền gửi của các TCTD lại tăng giảm thất thường. Qua bảng biểu ta thấy rõ tiền gửi của KBNN sụt giảm mạnh mẽ: Năm 2010 đạt 40.676 triệu, chiếm 7,28% đến năm 2011 chỉ còn 6.809 triệu chiếm 0,99%. Hơn nữa, ở năm 2011 và 2012, lạm phát tăng cao, nhà nước phải kìm chế lạm phát nên tiền gửi từ 40.676 triệu ở năm 2010 xuống chỉ còn 6.809 triệu, chiếm 0,99% (năm 2011) và tăng lên chậm chạp 13.540,8 năm 2012 chiếm 0,99%. Tiền gửi của các tổ chức tín
dụng lại tăng giảm không đều. Ở năm 2011, lượng tiền gửi ở các TCTD tăng đột biến từ 244 triệu lên 346 triệu nhưng năm 2012 lại giảm xuống còn 137,8 triệu.Có thể thấy lượng vốn từ các TCTD gửi vào vẫn còn hạn chế nên Ngân hàng No&PTNT Yên Thành cần có các cơ chế, chính sách huy động vốn tốt hơn nữa để thu hút lượng vốn gửi từ các tổ chức này tăng lên nhiều hơn nữa.
Trong những năm vừa qua Ngân hàng No & PTNT Yên Thành luôn luôn xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn rất hợp lý: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách khuyến khích người dân,các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng, cải tiến phương thức giao dịch ... Chính vì thế nên nguồn vốn tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế không ngừng tăng.