QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh huyện yên thành (Trang 27 - 71)

NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN YÊN THÀNH 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Huyện Yên Thành

Yên Thành nằm ở đông bắc tỉnh Nghệ An, phía bắc giáp huyện Diễn Châu và huyện Quỳnh Lưu, phía nam giáp huyện Đô Lương và huyện Nghi Lộc, phía đông giáp huyện Diễn Châu, phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn và Tân Kỳ. Diện tích tự nhiên là 54.571,67 ha, trong đó đất nông nghiệp là 42.254,79 ha, đất phi nông nghiệp là 9.605,09 ha, đất chưa sử dụng là 2.711,79 ha. Toàn huyện có 1 thị trấn và 38 xã.

Trong giai đoạn 2005-2010, kinh tế huyện đã có nhiều nét khởi sắc. Giá trị sản xuất đạt 2.518 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 14,38%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp – Thủy sản chiếm 47,32%, Công nghiệp – Xây dựng cơ bản chiếm 24,85%, Dịch vụ chiếm 27,83%. Thu nhập bình quân đầu người 12 triệu đồng/năm. Nông nghiệp nông thôn có bước phát triển, giá trị sản xuất đạt 874 tỷ đồng, sản lượng lương thực 180.000 tấn, đàn trâu tăng 1,1%, bò tăng 3,2%, lợn tăng 4,1%, gia cầm tăng 18,1% so với đầu nhiệm kỳ. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.005 ha, sản lượng thu được 4.050 tấn. Diện tích trồng rừng tăng 12,5%/năm, tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,6%, giá trị sản xuất của ngành tăng bình quân 11,4%. Công nghiệp – xây dựng cơ bản đúng định hướng, tổng giá trị sản xuất đạt 1.053 tỷ đồng.

Yên Thành là huyện có kinh tế khá trong tỉnh, tuy nhiên tốc độ phát triển hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Huyện có lợi thế về trồng lúa và hoa màu. Diện tích đất nông nghiệp lớn, đất đai màu mỡ, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, hệ thống các trạm bơm, kênh mương khá hoàn chỉnh… Trồng trọt phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện cũng có cơ sở để phát triển kinh tế rừng với diện tích rừng lớn… Tuy nhiên hoạt động sản xuất của người dân manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự phát,

theo phong trào; trình độ dân trí thấp, canh tác theo kinh nghiệm là chính. Sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp sản xuất ra chưa có kế hoạch tiêu thụ, chế biến một cách đồng bộ nên không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Một số ngành nghề thủ công được khôi phục nhưng thiếu quy hoạch và định hướng nên không đủ sức tồn tại lâu dài. Công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển không đều, chỉ tập trung ở những vùng ven đô thị, gần đường giao thông, gần các thị trường.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra. Ngày 26/03/1988 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyển doanh trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nghị định 53/HĐBT là dấu mốc quan trọng tạo ra bước ngoặt lịch sử trong hoạt động Ngân hàng Việt Nam. Ngày 26/03/1988 đã trở thành ngày thành lập của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam nay là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triên nông thôn Huyện Yên Thành.

Được thành lập trong bối cảnh kinh tế xã hội trong giai đoạn hết sức khó khăn. Nền kinh tế đang ở trạng thái trì trệ, lại phải đối mặt với nạn lạm phát chóng mặt (có thời điểm lên tới 700%). Giá cả hàng hóa tăng vọt, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đặc biệt Yên Thành là huyện độc canh cây lúa, sản phẩm hàng hóa chưa có gì, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chậm phát triển. Các doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng làm ăn thua lỗ, nông nghiệp bị mất mùa do thiên tai liên tiếp, các Hợp tác xã nông nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và mua bán dần dần tự tan rã. Bên cạnh đó kiến thức kinh nghiệm về hạch toán kinh doanh và quản lý Ngân hàng thương mại hoàn toàn mới lạ đối với toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng No&PTNT Huyện Yên Thành.

Tuy vậy, hoạt động của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Huyện Yên Thành cũng có những thuận lợi nhất định: Có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Ngân hàng cấp trên, của Cấp ủy, HĐND, UBND và các ban ngành liên

quan. Sự chuyển biến của Đảng đã tạo ra bước chuyển biến to lớn trong nông nghiệp nông thôn và nông dân. Đó là những tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Phát triển nông thôn nói riêng trong giai đoạn lịch sử mới. Đồng thời có sự nỗ lực to lớn, không ngừng nghỉ của tập thể, cá nhân cán bộ Ngân hàng Phát triển nông thôn Huyện Yên Thành. Với bầu nhiệt huyết trong khí thế đổi mới đã tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp và trưởng thành của chi nhánh Ngân hàng trong những ngày đầu thành lập và cả quá trình xây dựng và phát triển sau này.

2.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG BAN 2.2.1.Cơ cấu tổ chức

Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Yên Thành là mô NH cấp 2. Bên cạnh thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh ngân hàng hết sức quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ tạo điều kiện thu gọn bộ máy cán bộ, giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch của ngân hàng.

NHNo &PTNT Huyện Yên Thành là một chi nhánh thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Nghệ An, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đơn vị cấp trên mà đơn vị chủ quản là NHNo&PTNT Tỉnh Nghệ An.

Bộ máy tổ chức nếu phân theo chức năng, được mô tả qua sơ đồ sau:

(Nguồn Phòng tổ chức nhân sự NHNo&PTNT Huyện yên Thành)

Quy mô hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Yên Thành gồm: 1 trụ sở chính đóng tại khối II Thị Trấn Huyện Yên Thành còn gọi là Trung tâm thuộc hệ thống ngân hàng cấp 2 và có 3 phòng giao dịch Công Tiến, Thọ Yên, Chợ Rộc.

Ban giám đốc Phòng tổ chức nhân sự Phòng tín dụng Phòng kế toán ngân quỹ Phòng giao dịch Công Tiến Phòng giao dịch Thọ Yên Phòng giao dịch Chợ Rộc

Đến nay Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Huyên Yên Thành gồm có 59 cán bộ (gồm Trung tâm và 3 phòng giao dịch):

- Ban giám đốc gồm có 3 người: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. - Phòng tổ chức nhân sự gồm có 5 người: 1 Trưởng phòng

- Phòng tín dụng gồm có 12 người: 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng

- Phòng kế toán ngân quỹ gồm có 14 người: 1 Trưởng phòng bà 2 Phó phòng

- Phòng giao dịch Công Tiến gồm có 10 người: 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng

- Phòng giao dịch Thọ Yên gồm có 10 người: 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng

- Phòng giao dịch Chợ Rộc có 8 người: 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng

2.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT YÊN THÀNH TRONG NHỮNG NĂM QUA THÀNH TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.3.2. Hoạt động tín dụng và hoạt động khác

2.3.2.1.Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo và đem lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng. Chi nhánh NH No&PTNT Huyện Yên Thành đã cố gắng không ngừng để việc sử dụng vốn đạt kết quả cao và an toàn. Chi nhánh luôn tìm biện pháp để mở rộng và giữ vững thị trường cho vay, luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện để đầu tư. Chi nhánh đã thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể tới từng cán bộ tín dụng, quyết toán theo quý, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, thực hiện khoán lương tới từng người để nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Dư nợ của mỗi cán bộ tín dụng được nâng cao, chất lượng hoạt động tín dụng tăng (thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu). Chi nhánh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay để chấn chỉnh kịp thời các sai sót.

a. Tình hình dư nợ:

Qua số liệu 3 năm 2010-2012 ta thấy kết quả hoạt động tín dụng của NHNo huyện Yên Thành đã đạt được những kết quả khá nổi bật. Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước:

Bảng 2.1: Tình hình dư nợ Đơn vị: Triệu đồng Dư nợ 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 C.lệch tuyệt đối % C.lệch tuyệt đối % Dư nợ ngắn hạn 181.292 275.907 398.318 73.144 36,05 122.411 47,5 Dư nợ trung hạn 122.821 107.143 129.858 -27.933 -20,68 22.715 21,2 Tổng dư nợ 304.113 383.050 528.177 78.937 26 145.127 37,9

(Nguồn Báo cáo KQKD năm 2010 - 2012 NHNo & PTNT Yên Thành)

Biểu đồ 2.1: Tình hình dư nợ

Đơn vị: Triệu

đồng

(Nguồn Báo cáo KQKD năm 2010 - 2012 NHNo & PTNT Yên Thành) Tổng dư nợ tăng lên qua các năm, trong đó dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên trong khi dư nợ trung hạn giảm xuống. Dư nợ ngắn hạn tăng từ 181.292 triệu năm 2010 lên 275.907 triệu năm 2011, và tăng mạnh lên 398.318 triệu trong năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng là 47,5 %. Trong khi đó dư

nợ trung hạn giảm từ 122.821 triệu năm 2010 xuống còn 107.143 triệu năm 2011, giảm 20.68 % và tăng lên 129.858 triệu đồng năm 2012. Xu hướng này có thể hiểu được trong tình hình hiện nay, khi nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là Ngắn hạn, hơn nữa Ngân hàng cũng thận trọng hơn đối với món vay trung hạn để hạn chế rủi ro trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn cao cũng tạo áp lực cho Ngân hàng, vì làm tăng chi phí và lượng công việc mà cán bộ tín dụng đảm nhận cũng lớn hơn, khó kiểm soát tình hình dư nợ, kiểm tra nợ đến hạn,nợ quá hạn, dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.

Số doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn ít, quy mô nhỏ, nên dư nợ cho vay doanh nghiệp chiếm số lượng ít. Năm 2011, chỉ có 5 doanh nghiệp với tổng dư nợ là 3.064 triệu. Đến năm 2012,có 9 Doanh nghiệp vay vốn, với tổng dư nợ là 6.140, tăng 3.076 triệu, tương đương 100,4%.

Chủ yếu vẫn là cho vay hộ gia đình, cá nhân. Năm 2011 dư nợ cho vay hộ gia đình là 379.986 triệu, chiếm 99,2 % tổng dư nợ. Năm 2012 con số này là 522.037 triệu đồng, chiếm 98,8% tổng dư nợ, tăng 142.051 triệu so với năm trước, tương đương 37,4 %. Đến 31/12/2012 có 13.677 khách hàng còn dư nợ. Mức dư nợ hữu hiệu bình quân/khách hàng đạt 38.618 triệu đồng (tăng 8.613 triệu so với năm 2011).

Một phần vốn vay đến được tay người dân qua các tổ vay vốn.Thông qua các tổ chức vay vốn tại xã, người nông dân có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận nguồn vốn, phục vụ nhanh chóng, kịp thời cho sản xuất nông nghiệp. Các tổ vay vốn hoạt động khá hiệu quả. Đến 31/12/2011 có 126 tổ vay vốn với dư nợ 4.943 triệu đồng, trong đó hội nông dân có 59 tổ với dư nợ 2.097 triệu, hội phụ nữ có 67 tổ, dư nợ 2.846 triệu. Đến 31/12/2012 chỉ còn 42 tổ với dư nợ 3.219 triệu, trong đó hội nông dân có 7 tổ với dư nợ 1.529 triệu, hội phụ nữ có 35 tổ với dư nợ 1.690 triệu. Dư nợ cho vay qua tổ vay vốn giảm một phần do năm 2012 không có nhiều chế độ cho vay hỗ trợ lãi suất như năm 2011. Năm 2010 Ngân hàng thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo QĐ 131, QĐ 443, QĐ 497, QĐ 2072, QĐ 2213 với sô tiền hỗ trợ lãi suất cho khách hàng là 3.615 triệu.

Dư nợ theo đơn vị quản lý: Năm 2011 các đơn vị đều tăng trưởng dư nợ, đơn vị có tốc độ tăng trưởng cao nhất là trung tâm.

Bảng 2.2: Dư nợ theo đơn vị quản lý Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị 2011 2012 Số tăng giảm Tốc độ tăng trưởng % Trung tâm 167.895 168.298 0.403 0,24 Công Tiến 61.782 63.184 1.402 2,27 Thọ Yên 90.357 93.718 3.361 3,72 Chợ Rộc 63.016 65.121 2.105 3,34 Tổng cộng 383.050 390.321 7.271 1,9

(Nguồn Báo cáo KQKD năm 2011 - 2012 NHNo & PTNT Yên Thành) Qua bảng biểu 2.5 ta thấy ở Phòng Thọ Yên có dư nợ lớn nhất và có mức tăng trưởng đồng đều. Chỉ huy động vốn ổn định kèm với chỉ số dư nơ như trên rất có lợi cho việc kinh doanh của ngân hàng. Điều này chúng tỏ hoạt động kinh doanh của các đơn vị tăng trưởng khá đồng đều. Riêng chỉ ở phòng giao dịch Trung Tâm là mức tăng trưởng còn thấp so với hai phòng giao dịch kia. Phòng giao dịch Trung Tâm năm 2011 đạt 167.895 triệu, năm 2012 đạt 164.298 triệu, tốc độ tăng trưởng đạt 0,24%.

b. Doanh số cho vay:

Bảng 2.3: Doanh số cho vay

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 C.lệch tương đối % C.lệch tương đối % Tổng doanh số cho vay 373.732 476.616 691.359 102.884 27,53 214.743 45,05 Cho vay HSX&CN 371.621 472.896 684.419 101.275 27,25 211.523 44,73 Cho vay DN 2111 3.720 6.940 1.609 76,2 3.220 86,56 Cho vay ngắn hạn 279.011 389.837 567.439 110.826 39,72 177.602 45,56 Cho vay trung hạn 94.721 86.779 123.920 -7.942 -8,38 37.141 42,80 (Nguồn Báo cáo KQKD năm 2010 - 2012 NHNo & PTNT Yên Thành) Tổng doanh số cho vay năm 2012 là 691.359 triệu, tăng so với năm trước

là 214.743 triệu, tốc độ tăng 45,05%. Trong đó, doanh số cho vay DN là 6.940, cho vay HSX & CN là 684.419, doanh số cho vay ngắn hạn là 567.439 triệu, doanh số cho vay trung hạn là 123.920 triệu. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của HSX và CN lớn nhất. Điều này cho thấy HSX và CN ở Yên Thành phát triển một cách mạnh mẽ, nguồn lợi nhuận từ các tổ chức này là rất lớn. Nhưng ngược lại với HSX và CN thì các doanh nghiệp nhà nước, CTTNHH, CTCP...ở Yên Thành phát triển còn kém và chậm.

c. Doanh số thu nợ:

Tình hình thu nợ của Ngân hàng khá tốt. Tỷ lệ doanh số thu nợ/doanh số cho vay khá cao. Năm 2010 tỷ lệ này là 84,47 %, năm 2011 là 89,22 %, năm 2012 con số này giảm xuống 78,82 %. Năm 2012 tổng doanh số thu nợ là 544.905 triệu, tăng 65,95%. Trong đó, thu nợ DN là 3.864 triệu, thu nợ HSX & CN là 541.041 triệu, thu nợ ngắn hạn là 444.221 triệu, thu nợ trung hạn là 100.684 triệu. Bảng 2.4: Doanh số thu nợ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 C.lệch tương đối % C.lệch tương đối % Tổng doanh số thu nợ 315.696 425.234 544.905 107.538 34,06 119.671 28,14 Thu nợ HSX&CN 314.546 422.538 541.041 107.992 34,33 118.503 28,05 Thu nợ DN 1.150 2.696 3.864 1.546 134,4 1.168 43,32 Thu nợ ngắn hạn 222.815 313.843 444.221 91.028 40,85 130.378 41,54 Thu nợ trung hạn 92.881 111.391 100.684 18.510 19,9 -10.707 -9,6 (Nguồn Báo cáo KQKD năm 2010 - 2012 NHNo & PTNT Yên Thành) d. Nợ quá hạn:

Chất lượng tín dụng được xem là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp,phản ánh kết quả hoạt động tín dụng trong một giai đoạn nhất định của NHTM. Từ năm

2005, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN của thống đốc NHNN Việt Nam, cùng với các biện pháp quyết liệt trong xử lý, nợ quá hạn đã có xu hướng giảm xuống.

Bằng các chính sách hợp lý, cương quyết và làm tốt công tác thẩm định tài sản cho vay Ngân hàng No&PTNT Huyện Yên Thành đã làm tốt công tác giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn cho ngân hàng. Chỉ số nợ xấu ngày cảng giảm giúp cho khả năng thanh khoản của Ngân hàng được tăng lên. Tuy vậy, Ngân hàng No&PTNT Huyện Yên Thành cần có thêm nhiều biện pháp cứng rắn khác để tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn giảm xuống đến mức thấp nhất. Để hiểu rõ hơn tình hình nợ xấu tại Ngân hàng No&PTNT Huyện Yên Thành, chúng ta nghiên cứu bảng :

Bảng 2.5: Tình hình dư nợ quá hạn

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Dư nợ quá hạn Tỷ lệ % so với tổng dư nợ

2010 1.552 0,46

2011 1.530 0,40

2012 2.402,6 0,45

(Nguồn Báo cáo KQKD năm 2010 - 2012 NHNo & PTNT Yên Thành)

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ quá hạn

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn Báo cáo KQKD năm 2010 - 2012 NHNo & PTNT Yên Thành) Qua bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy năm tỷ lệ nợ quá hạn năm 2010 so

Một phần của tài liệu tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn chi nhánh huyện yên thành (Trang 27 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w