Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN do Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra. Ngày 26/03/1988 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyển doanh trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Nghị định 53/HĐBT là dấu mốc quan trọng tạo ra bước ngoặt lịch sử trong hoạt động Ngân hàng Việt Nam. Ngày 26/03/1988 đã trở thành ngày thành lập của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam nay là Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triên nông thôn Huyện Yên Thành.
Được thành lập trong bối cảnh kinh tế xã hội trong giai đoạn hết sức khó khăn. Nền kinh tế đang ở trạng thái trì trệ, lại phải đối mặt với nạn lạm phát chóng mặt (có thời điểm lên tới 700%). Giá cả hàng hóa tăng vọt, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đặc biệt Yên Thành là huyện độc canh cây lúa, sản phẩm hàng hóa chưa có gì, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chậm phát triển. Các doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng làm ăn thua lỗ, nông nghiệp bị mất mùa do thiên tai liên tiếp, các Hợp tác xã nông nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và mua bán dần dần tự tan rã. Bên cạnh đó kiến thức kinh nghiệm về hạch toán kinh doanh và quản lý Ngân hàng thương mại hoàn toàn mới lạ đối với toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng No&PTNT Huyện Yên Thành.
Tuy vậy, hoạt động của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Huyện Yên Thành cũng có những thuận lợi nhất định: Có sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Ngân hàng cấp trên, của Cấp ủy, HĐND, UBND và các ban ngành liên
quan. Sự chuyển biến của Đảng đã tạo ra bước chuyển biến to lớn trong nông nghiệp nông thôn và nông dân. Đó là những tiền đề quan trọng tạo điều kiện cho sự phát triển của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Phát triển nông thôn nói riêng trong giai đoạn lịch sử mới. Đồng thời có sự nỗ lực to lớn, không ngừng nghỉ của tập thể, cá nhân cán bộ Ngân hàng Phát triển nông thôn Huyện Yên Thành. Với bầu nhiệt huyết trong khí thế đổi mới đã tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp và trưởng thành của chi nhánh Ngân hàng trong những ngày đầu thành lập và cả quá trình xây dựng và phát triển sau này.
2.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG BAN 2.2.1.Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Yên Thành là mô NH cấp 2. Bên cạnh thực hiện có hiệu quả các chiến lược kinh doanh ngân hàng hết sức quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ tạo điều kiện thu gọn bộ máy cán bộ, giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện kế hoạch của ngân hàng.
NHNo &PTNT Huyện Yên Thành là một chi nhánh thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Nghệ An, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đơn vị cấp trên mà đơn vị chủ quản là NHNo&PTNT Tỉnh Nghệ An.
Bộ máy tổ chức nếu phân theo chức năng, được mô tả qua sơ đồ sau:
(Nguồn Phòng tổ chức nhân sự NHNo&PTNT Huyện yên Thành)
Quy mô hoạt động của Ngân hàng No&PTNT Yên Thành gồm: 1 trụ sở chính đóng tại khối II Thị Trấn Huyện Yên Thành còn gọi là Trung tâm thuộc hệ thống ngân hàng cấp 2 và có 3 phòng giao dịch Công Tiến, Thọ Yên, Chợ Rộc.
Ban giám đốc Phòng tổ chức nhân sự Phòng tín dụng Phòng kế toán ngân quỹ Phòng giao dịch Công Tiến Phòng giao dịch Thọ Yên Phòng giao dịch Chợ Rộc
Đến nay Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Huyên Yên Thành gồm có 59 cán bộ (gồm Trung tâm và 3 phòng giao dịch):
- Ban giám đốc gồm có 3 người: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. - Phòng tổ chức nhân sự gồm có 5 người: 1 Trưởng phòng
- Phòng tín dụng gồm có 12 người: 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng
- Phòng kế toán ngân quỹ gồm có 14 người: 1 Trưởng phòng bà 2 Phó phòng
- Phòng giao dịch Công Tiến gồm có 10 người: 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng
- Phòng giao dịch Thọ Yên gồm có 10 người: 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng
- Phòng giao dịch Chợ Rộc có 8 người: 1 Trưởng phòng và 1 Phó phòng