- Tín dụng ủy thác thu hay nghiệp vụ bao thanh toán Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của tổ
3.2.9. Thực hiện rộng rãi việc áp dụng bán chéo sản phẩm giữa các DNNVV
vay phát sinh nhiều song số lượng đủ tiêu chuẩn thì không lớn, khả năng tự lập các dự án kém, ít hiểu biết về quy trình cho vay, tâm lý e ngại khi đi vay…nên các cán bộ tín dụng phải chân thành và nhiệt tình giúp đỡ, tư vấn để họ có thể vay vốn một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Để nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng, BIDV Quảng Ninh cần thực hiện các biện pháp sau:
• Tổ chức các cuộc thi tuyển công bằng, nghiêm túc và khách quan để tuyển chọn những người có năng lực thực sự, có tâm huyết, nhiệt tình.
• Tăng cường tổ chức công tác đào tạo và đào tạo lại để cán bộ tín dụng có đủ kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về kinh tế thị trường.
• Có các chế độ, chính sách thưởng phạt, khuyến khích các cán bộ làm việc tốt và chất lượng, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó đòi.
• Bố trí và sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ phù hợp với vị trí yêu cầu của từng công việc. Phân rõ trách nhiệm của từng vị trí công tác nhằm đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm.
3.2.9. Thực hiện rộng rãi việc áp dụng bán chéo sản phẩm giữa các DNNVV DNNVV
Các DNNVV có quan hệ tín dụng với BIDV Quảng Ninh hoạt động trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh việc các Doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp mình như hiện nay thì BIDV Quảng Ninh với vai trò là Ngân hàng cung cấp tín dụng cho các Doanh nghiệp, nắm bắt tình hình về các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khá đầy đủ có thể giới thiệu các DNNVV trong phạm vi đơn vị mình quản lý tăng cường sử dụng
chéo các sản phẩm của nhau, ví dụ: giới thiệu các doanh nghiệp hoạt động bốc xúc vận chuyển mua xăng dầu từ các đơn vị kinh doanh xăng dầu, đơn vị xây dựng mua vật liệu xây dựng từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh,...Điều này vừa góp phần giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong đầu vào, tiêu thụ đầu ra mạnh hơn, tăng cường lưu thông hàng hóa, ngân hàng lại có thể kiểm soát khép kín dòng tiền của các doanh nghiệp, đảm bảo thu nợ đầy đủ đúng hạn, tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa ngân hàng với các doanh nghiệp.
Chi nhánh có thể mở những cuộc hội nghị khách hàng để tạo cơ hội cho các DNNVV gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và có thể dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng. Bên cạnh đó, sau mỗi lần cấp tín dụng, chi nhánh có thể điều tra phản ứng của khách hàng về dịch vụ tín dụng của mình, những ưu nhược điểm, những hạn chế để có cái nhìn khách quan nhất. Từ đó lựa chọn và thay đổi cách thức phù hợp nhất mà vẫn đảm bảo được hoạt động cũng như lợi nhuận của mình.