Đánh giá các chính sách tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển nhà ở cho

Một phần của tài liệu chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 41)

người có thu nhập thấp ở Việt nam thời gian qua:

Qua những chính sách mà Nhà nước đã đưa ra và việc áp dụng vào thực tế, ta có thể thấy được những mặt được và hạn chế:

a. Mặt được:

- Đảng và Nhà nước đã có những chính sách quan tâm, hỗ trợ đến những người có thu nhập thấp, từ đó họ có cơ sở để cố gắng làm ăn để mua được 1 căn hộ. - Các chính sách Nhà nước đưa ra cũng giải quyết được 1 phần nhà ở cho dân cư (tuy chưa đạt được mục tieu đề ra)

Tuy nhiên, với tình hình biến động thì trường như mấy năm gần đây, những chính sách đó soi vào thực tế còn rất nhiều hạn chế.

b. Hạn chế

- Trong Luật thì chính sách khuyến khích chỉ bao gồm các ưu đãi cho bên cung, còn bên cầu chỉ được quyền thuê nhà, do đó Nghị định số 71/2010 chỉ hướng dẫn biện pháp giúp đỡ bên cung mà thôi, không đề cập gì đến quy định về Nhà nước trợ giúp lãi suất tiền vay của bên cầu để mua nhà như quy định trong Quyết định số 67/2009 ra trước đó một năm (nhưng không nói rõ tiền trợ giúp lấy từ nguồn nào).

- Khuôn khổ pháp lý cho nhà ở xã hội/nhà ở cho NTNT khá chi tiết về quy trình thủ tục nhưng lại rất sơ sài về mặt tài chính tiền tệ, vì vậy tính khả thi của chính sách không cao, đến nay việc triển khai vẫn còn gặp khá nhiều lúng

- Khi đưa ra các văn bản pháp luật, Chính phủ chưa tính đến yêu tố lạm phát trong thời kỳ thi hành nên xảy ra mâu thuẫn: Theo quy định giá bán các căn hộ thu nhập thấp phải được Sở Tài chính và liên ngành (Sở Xây dựng, Tài nguyên Môi trường và Cục thuế), địa phương thẩm định và phải tuân thủ mức lợi nhuận định mức của doanh nghiệp chỉ là 10%. Đây là con số quá nhỏ nếu đem so sánh với mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại 2 năm trở lại đây và với tốc độ lạm phát của nền kinh tế. Đó là điều khiến các chủ đầu tư phải đau đầu. Như vậy với người những người thu nhập thấp thì mức giá các dự án là cao, trong khi với chủ đầu tư thì đó lại là mức giá thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. - Các chính sách tài chính đưa ra có độ trễ quá dài so với thời gian thi hành nên gặp nhiều bất cập về thị trường, về những thay đổi không lường trước được. - Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng), đối với những gia đình có thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng thì giải pháp tốt nhất là thuê nhà. Ông Hà phân tích, trong nền kinh tế thị trường, tỷ số giá nhà ở so với thu nhập bình quân của một hộ gia đình trong một năm được coi chỉ số đánh giá khả năng tiêu thụ nhà ở mỗi quốc gia. Theo đánh giá, hiện nay ở nước ta, chỉ số này là 15 - 16. Trong khi châu Âu là 7. Điều đó có nghĩa là chúng ta cũng rất khó khăn trong việc mua nhà ở, vì thực tế giá trị nhà lớn hơn nhiều lần so với thu nhập.

- Hơn nữa, những chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp phải được thực hiện song song, đồng bộ với các chính sách khác như chính sách đẩy mạnh công nghiệp ở các khu vực ngoại thành, để dân cư không tập trung quá đông ở đô thị, tránh tình trạng, chưa giải quyết xong cho người này thì đã có người khác nộp đơn xin phê duyệt.

- Một vấn đề cũng không nhỏ đặt ra liệu rằng vốn Nhà nước hỗ trợ có hoàn toàn được sử dụng cho mục đích đó không? Hay đã bị ngầm sử dụng 1 phần sai mục đích?

Một phần của tài liệu chính sách tài chính nhằm phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp ở việt nam (Trang 41)