có thu nhập thấp VN thời gian qua
Nhà ở thu nhập thấp là một chính sách an sinh lớn của Nhà nước dành cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Tuy nhiên, chỉ mới triển khai một vài năm đã xuất hiện những vấn đề tranh luận sôi nổi trong dư luận, tạo áp lực không nhỏ cho những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện và cả cho những người được thụ hưởng chính sách này.
Những chính sách về nhà ở cho người có thu nhập thấp được áp dụng trên toàn đất nước. Tuy nhiên vấn đề này chủ yếu tập trung ở đô thị.
Chính sách hiện hành về nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp .Nhà ở xã hội được nêu trong Mục 4 Chương 3 Luật Nhà ở năm 2005. Phát
triển nhà ở xã hội được Nhà nước khuyến khích như miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, được miễn giảm các khoản thuế liên quan. Đối tượng được thuê nhà là những người thu nhập thấp thuộc diện cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ, nhưng chưa có nhà ở thuộc sở hữu hay chưa được thuê hay mua nhà ở nhà nước, hoặc ở chật dưới 5m2/người hay ở nhà tạm, hư hỏng. Nhà ở xã hội đô thị phải là nhà chung cư. Như vậy, theo các quy định trên thì nhà ở xã hội cũng tức là nhà ở cho người thu nhập thấp, nhưng chỉ là nhà cho thuê.
Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 105/2007 phê duyệt Định hướng chính sách tài chính nhà ở quốc gia đến năm 2020 nhằm mục tiêu thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các quan hệ tài chính nhà ở thích ứng với cơ chế thị trường và tạo điều kiện trợ giúp các đối tượng chính sách xã hội về nhà ở.
Đến Quyết định số 67/2009 (tháng 4) của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị thì tên gọi “nhà ở xã hội” không được đề cập đến nữa, thay vào đó là tên gọi “nhà ở cho người thu nhập thấp” (NTNT), và không chỉ để cho thuê, mà còn cho thuê mua (mua trả góp) hoặc mua trả tiền một lần. Chủ đầu tư là các doanh nghiệp, bao gồm: 1) Chủ dự án nhà ở thương mại trên đất rộng ≥ 10 ha thì phải dành 20% diện tích đất để phát triển nhà ở cho NTNT; 2) Chủ đầu tư đã có đất và đăng ký xây dựng nhà ở cho NTNT; 3) Chủ dự án được giao đất để xây dựng nhà ở cho NTNT. Về mặt chính sách, các ưu đãi cho bên cung còn được bổ sung thêm về hỗ trợ tín dụng đầu tư, về cung cấp miễn phí thiết kế và được Nhà nước trợ giúp đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án. Điểm mới là có thêm điều kiện ưu đãi cho bên cầu được vay vốn từ các ngân hàng thương mại với trợ giúp của Nhà nước về lãi suất. Tuy vậy, Thông tư số 181/2009 (tháng 9) của Bộ Tài chính lại chỉ đề cập các ưu đãi về thuế nhưng chưa nói gì đến trợ giúp lãi suất!
Riêng đối với nhà ở công nhân các khu công nghiệp, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 66/2009 để áp dụng phương thức xã hội hóa và nêu một số ưu đãi cho chủ đầu tư, đặc biệt là nếu doanh nghiệp tự xây hoặc thuê nhà ở cho công nhân thì được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tháng 6 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, trong đó bổ sung thêm loại nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước để cho thuê.
Các chính sách nhằm hỗ trợ nhà ở cho những người có thu nhập thấp ở Việt Nam được thể hiện cụ thể trên các văn bản Pháp quy như sau:
a. Chính sách tín dụng
- Theo quyết định 167/2008/QĐ-TTg của chính phủ ngày 12/12/2008 Nhà nước sẽ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nhằm mục đích cùng với việc thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững.
+ Tại điều 3 quy định về nguyên tắc hỗ trợ :
1. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định.
2. Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hoá của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
3. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.
+ Tại điều 4 quy định về mức vay và phương thức cho vay: 2. Mức vay và phương thức cho vay:
a) Mức vay: hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để làm nhà ở. Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay
3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay;
b) Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện phương thức uỷ thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay. Đối với phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện.
+ tại điều 5 quy định số lượng hỗ trợ và nguồn vốn thực hiện
1. Số lượng hỗ trợ: Dự kiến tổng số hộ được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Quyết định này là 500.000 hộ.
2. Nguồn vốn thực hiện:
a) Ngân sách địa phương bố trí vốn đối ứng không dưới 20% so với số vốn ngân sách trung ương bảo đảm, đồng thời huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện mục tiêu, chính sách này. Đối với các địa phương có khó khăn về ngân sách (phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương) thì ngân sách trung ương hỗ trợ bổ sung phần vốn đối ứng cụ thể theo các mức sau: 20% cho các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2008; 15% cho các địa phương nhận bổ sung từ 50% - 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2008; 10% cho các địa phương nhận bổ sung dưới 50% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2008;
b) Ngân hàng Chính sách Xã hội bảo đảm kinh phí cho các hộ dân thuộc diện đối tượng vay theo mức quy định tại Quyết định này. Nguồn vốn cho vay do ngân sách trung ương cấp 50% trên tổng số vốn vay cho Ngân hàng Chính sách Xã hội, 50% còn lại do Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động. Ngân sách
trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quy định;
c) Vốn huy động từ quỹ ‘‘Ngày vì người nghèo’’ do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và từ các doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vận động;
d) Vốn huy động của cộng đồng, dòng họ và của chính hộ gia đình được hỗ trợ;
đ) Đối với các địa phương có rừng, có quy hoạch, kế hoạch khai thác gỗ hàng năm được duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khai thác gỗ theo quy định để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở. Khối lượng gỗ cụ thể cho mỗi hộ làm nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nghiêm cấm việc lợi dụng khai thác gỗ hỗ trợ làm nhà ở để chặt phá rừng sử dụng vào mục đích khác.
+ Tại điều 7 quy định Thời gian và tiến độ thực hiện
1. Trong năm 2008 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải cơ bản thực hiện xong việc bình xét, lập danh sách số hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Quyết định này; đồng thời lập và phê duyệt Đề án Hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính.
2. Đến cuối năm 2011 cơ bản thực hiện xong chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, trong đó hoàn thành việc hỗ trợ cho các đối tượng là hộ nghèo thuộc diện chính sách và hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo quy định.
3. Đến cuối năm 2012 hoàn thành thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quy định của Quyết định này.
4. Năm 2013 tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
- Theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ, đã đưa ra một số cơ chế chính sách nhằm đấy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đáp ứng khoảng 60% số sinh viên các cơ sở đào tạo và 50% công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu được giải quyết chỗ ở, Nhà nước đã đưa ra giải pháp tín dụng :
1. Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên được huy động từ nguồn trái phiếu chính phủ; từ ngân sách hằng năm của địa phương và các Bộ, ngành để đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Các dự án nhà ở sinh viên đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước được vay từ nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước và Qũy phát triển nhà ở của địa phương (nếu có)
2. Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước hỗ trợ cho vay vốn để thanh toán tiền thuê nhà theo quy định tại quyết định số 157/2007/QĐ TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh sinh viên
3. Các chủ đầu tư dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp được hỗ trợ tín dụng đầu tư từ các nguồn:
+ vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc bù lãi suất theo quy định;
+ Vay từ quỹ phát triển nhà ở của các địa phương và các nguồn vốn vay ưu đãi khác (nếu có);
+ Được ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay (tùy theo khả năng ngân sách của từng địa phương);
4. Người thuê mua nhà ở thu nhập thấp được vay vốn từ các Ngân hàng thương mại có hỗ trợ của Nhà nước về lãi suất để thanh toán tiền mua nhà ở (trả ngay 1 lần hoặc trả góp) hoặc tiền thuê mua nhà ở.
5. Chủ đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp được hỗ trợ tín dụng đầu tư từ các nguồn: (như phần 3.)
b. Chính sách giá
- Theo nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ: 1. quy định việc xác định giá thuê nhà ở cho sinh viên tại các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo nguyên tắc chỉ tính đủ các chi phí quản lý, vận hành và bảo trì. Giá thuê nhà ở sinh viên tại các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt căn cứ đề nghị của chủ đầu tư, theo nguyên tắc không được tính ưu đãi của Nhà nước vào giá thuê và bảo đảm lợi nhuận đạt mức tối đa 10%, với thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 20 năm. 2.Gía thuê nhà ở công nhân do ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt căn cứ đề nghị của chủ đầu tư theo nguyên tắc không được tính ưu đãi của Nhà nước vào giá thuê và đảm bảo lợi nhuận đạt mức tối đa 10%, với thời hạn thu hồi vốn tối thiểu là 20 năm. 3. Gía bán nhà ở thu nhập thấp do chủ đầu tư dự án xây dựng theo nguyên tắc tính đủ chi phí đầu tư (kể cả lãi vay Ngân hang nếu có), không được tính các ưu đãi của Nhà nước vào giá bán và được cộng them tối đa 10% lãi định mức trên chi phí đầu tư. Giá cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp do chủ đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tính đủ chi phí đầu tư, bảo đảm thu hồi vốn đầu tư xây dựng trong thời hạn tối thiểu là 20 năm, kể cả lãi vay (nếu có), chi phí quản lý, vận hành và tối đa 10% lãi định mức; không được tính các ưu đãi của Nhà nước vào giá cho thuê, thuê mua nhà ở.
- Tháng 6 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 71/2010:
Điều 39. Giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
1. Giá cho thuê nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách được xác định theo nguyên tắc:
a) Tính đủ các chi phí bảo đảm thu hồi vốn đầu tư xây dựng, chi phí bảo trì, quản lý, vận hành quỹ nhà ở xã hội;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội để áp dụng trên địa bàn.
2. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng vốn không phải từ ngân sách nhà nước được xác định theo nguyên tắc:
a) Giá bán nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xây dựng bảo đảm tính đủ các chi phí để thu hồi vốn đầu tư xây dựng, kể cả lãi vay (nếu có) và lợi nhuận định mức theo quy định; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước quy định tại Điều 34 của Nghị định này vào giá bán. Trong trường hợp bán trả chậm, trả dần thì người mua phải nộp tiền lần đầu không quá 20% giá nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; thời hạn mua nhà trả chậm, trả dần tối thiểu là 10 năm, kể từ ngày ký hợp đồng mua bán nhà ở;
b) Giá cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xây dựng bảo đảm tính đủ các chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng, kể cả lãi vay (nếu có), chi phí bảo trì, quản lý, vận hành và lợi nhuận định mức theo quy định; không tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá thuê, thuê mua. Thời hạn thu hồi vốn đối với nhà ở cho thuê tối thiểu là 20 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê.
Trong trường hợp cho thuê mua thì người thuê mua phải nộp tiền lần đầu bằng 20% giá trị nhà ở; thời hạn thuê mua tối thiểu là 10 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định giá bán, giá cho thuê, cho thuê mua đối với nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không phải từ ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn.
c. Chính sách thuế:
Theo nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ, Chủ đầu tư các dự án nhà ở công nhân khu công nghiệp và những người có thu nhập thấp ở đô thị được hưởng các cơ chế ưu đãi như sau: 1. Được miễn tiền sử dụng đất,