Bài 1: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
Ở lớp ĐC:
- Giáo viên cộng tác tiến hành TNSP soạn giáo án và dạy theo trình tự thiết kế của SGK. Sử dụng phƣơng pháp thuyết trình có đàm thoại và với các câu hỏi có sẵn trong SGK.
92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Giáo viên đƣa ra cách xây dựng biểu thức tính công suất và điện năng tiêu thụ một cách trực tiếp. Học sinh biết công thức nhƣng không hiểu rõ ý nghĩa của các thông số này ghi trên các thiết bị điện ta thƣờng sử dụng.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh ý nghĩa của hệ số công suất và biểu thức hệ số công suất của mạch điện xoay chiều, cách làm giảm công suất hao phí nhƣng chƣa có sự liên hệ cách làm tăng cos trong thực tế.
- Học sinh mới chỉ nắm đƣợc các công thức, biết cách tính toán đơn thuần mà không có sự vận dụng vào thực tế. Điều đó khiến cho giờ học nhàm chán và không mang lại nhiều hiệu quả.
Ở lớp TN:
- Giáo viên cộng tác đã dạy theo đúng tinh thần giáo án của đề tài. - Sau khi xây dựng biểu thức tính công suất và điện năng tiêu thụ giáo viên có tổ chức hoạt động liên hệ với thực tế để tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ. Đây là hoạt động quan trọng của bài học.
- Giáo viên sử dụng những câu hỏi đơn giản nhƣng là những vấn đề rất gần gũi với học sinh trong cuộc sống hàng ngày, giúp cho học sinh biết, hiểu đƣợc ý nghĩa của các thông số ghi trên các thiết bị điện thông dụng.
- Giáo viên đƣa ra sự so sánh một số loại bóng đèn thƣờng dùng hiện nay về các phƣơng diện hiệu quả kinh tế, tiết kiệm điện…Từ đó học sinh tự rút ra kết luận trong việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện sao cho tiết kiệm năng lƣợng và hiệu quả.
- Ngoài việc nêu lên ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ số công suất và biểu thức của hệ số công suất trong mạch điện xoay chiều, giáo viên còn giới thiệu cho học sinh cách nâng cao hệ số công suất trong thực tế để làm giảm công suất hao phí, tiết kiệm năng lƣợng.
93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bài học có sự liên hệ với các kiến thức trong thực tế cuộc sống giúp cho học sinh cảm thấy hứng khởi, sôi nổi hơn trong giờ học, dễ dàng tiếp thu kiến thức và có ý thức vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đơn giản gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bài 2: Truyền tải điện năng. Máy biến áp.
Ở lớp ĐC:
- Giáo viên cộng tác tiến hành TNSP soạn giáo án và dạy theo trình tự thiết kế của SGK. Sử dụng phƣơng pháp thuyết trình có đàm thoại và với các câu hỏi có sẵn trong SGK.
- Giáo viên truyền thụ các kiến thức một cách nguyên vẹn nhƣ trong sách giáo khoa, chƣa có sự liên hệ với thực tiễn để thực hiện các nghiệm vụ nhƣ giáo dục sử dụng NLTK&HQ, giáo dục KTTH.
Ở lớp TN:
- Giáo viên cộng tác đã dạy theo đúng tinh thần giáo án của đề tài. - Giáo viên đặt vấn đề vào bài mới một cách gợi mở, giúp cho học sinh nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc truyền tải điện năng đi xa. Thông qua biểu thức tính công suất hao phí, giáo viên gợi ý cho học sinh những biện pháp làm giảm công suất hao phí, qua đó giáo dục sử dụng NLTK&HQ.
Ngoài ra, giáo viên còn cho học sinh quan sát tranh ảnh, nghiên cứu tờ rơi giới thiệu về đƣờng dây 500kV Bắc - Nam để học sinh biết đƣợc vấn đề truyền tải điện năng trong thực tế.
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ, mô hình máy biến áp và máy biến áp thật loại nhỏ sử dụng trong gia đình để học sinh thấy đƣợc cấu tạo, nguyên tắc hoạt động cũng nhƣ cách sử dụng của nó.
- Học sinh biết rằng có thể dùng máy biến áp để tăng điện áp truyền tải sẽ làm giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải.
- Lớp học sôi nổi, hào hứng, học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bài 3: Máy phát điện xoay chiều.
Ở lớp ĐC:
- Giáo viên cộng tác đã soạn và dạy theo đúng nội dung SGK.
- Sử dụng mô hình máy phát điện xoay chiều ba pha, học sinh nắm đƣợc cấu tạo và nguyên tắc hoạt động nhƣng khó hình dung đƣợc sự biến đổi lệch pha nhau 2 /3 của hệ thống dòng điện xoay chiều ba pha.
- Bài dạy mới chỉ dừng lại ở việc mô tả cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều, không có liên hệ thực tế. Học sinh không hiểu đƣợc trong thực tế có những cách nào làm quay roto của nhà máy điện; làm thế nào để tăng tần số của dòng điện xoay chiều.
Ở lớp TN:
- Giáo viên cộng tác đã dạy theo đúng tinh thần giáo án của đề tài. - Sử dụng mô hình cấu tạo của máy phát điện xoay chiều để cho học sinh nắm đƣợc cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nó. Ứng dụng phần mềm mô tả sự biến thiên lệch pha 2 /3 của dòng ba pha.
- Sau khi học xong cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha, học sinh biết đƣợc giới thiệu về cấu tạo, hoạt động và cách tạo ra những máy phát điện xoay chiều một pha trong thực tế (đèn pin lắc, diamo xe đạp…) và sử dụng chúng sao để tiết kiệm năng lƣợng.
- Sau khi học xong cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều ba pha, học sinh đƣợc tìm hiểu các cách làm quay roto trong thực tế (Nhà máy thủy điện: dùng sức nƣớc; Nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử…dùng nhiệt tỏa ra tạo áp suất để quay roto). Sự liên hệ này giúp học sinh đƣợc mở mang kiến thức thực tế, kích thích tìm tòi, khám phá, ham học hỏi.
96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Học sinh đƣợc tìm hiểu và thấy đƣợc quá trình sản xuất điện năng gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣ thế nào, từ đó giúp học sinh có thái độ đúng đắn trƣớc vấn đề này.
- Học sinh đƣợc biết đến nguồn năng lƣợng sạch đang dần thay cho nguồn năng lƣợng hóa thạch vì mục đích bảo vệ môi trƣờng, đó là năng lƣợng mặt trời và sự phát triển của ngành điện mặt trời hiện nay.
- Học sinh đƣợc giới thiệu những ngành nghề về điện, điều này giúp học sinh có định hƣớng nghề trong tƣơng lai của mình.