Chƣơng “Dòng điện xoay chiều” thuộc chƣơng III trong chƣơng trình Vật lí 12 THPT, gồm 7 bài lí thuyết và 1 bài thực hành đƣợc bố trí tuần tự nhƣ sau:
Bài 12: Đại cƣơng về dòng điện xoay chiều Bài 13: Các mạch điện xoay chiều
Bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
Bài 15: Công suất tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
Bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp. Bài 17: Máy phát điện xoay chiều
Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
Bài 19: Thực hành: Khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp
Các nội dung trên đƣợc giảng dạy trong 15 tiết kể cả tiết bài tập. Về mặt logic trong cấu trúc chƣơng thì dòng điện xoay chiều cũng là một dạng dao động điều hòa nên chƣơng “Dòng điện xoay chiều” đƣợc bố trí ngay sau các chƣơng I và II là các chƣơng cung cấp các kiến thức về dao động điều hòa cơ học. Nhƣ vậy trên cơ sở đã biết thế nào là một dao động điều hòa, học sinh dễ nhận ra đƣợc sự tƣơng tự giữa dao động cơ học và dao động điện. Điều này cho thấy sự sắp xếp trình tự kiến thức rất hệ thống và logic của sách giáo khoa.
“Dòng điện xoay chiều” là chƣơng dài nhất và có vai trò rất quan trọng trong chƣơng trình môn vật lí lớp 12 cũng nhƣ trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học.
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng “Dòng điện xoay chiều” cung cấp cho HS những kiến thức về lĩnh vực điện, một lĩnh vực quan trọng, có nhiều ứng dụng và rất gần gũi với HS trong thực tế cuộc sống. Nếu nhƣ HS chịu khó tìm tòi, liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn, vận dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày thì nhũng kiến thức này sẽ trở nên vô cùng phong phú và có ích.
Nhƣ vậy, chƣơng “Dòng điện xoay chiều” không chỉ quan trọng trong chƣơng trình học mà còn có vai trò to lớn trong việc hoàn thiện những kiến thức về thực tiễn cho học sinh. Chúng ta có thể nói “Dòng điện xoay chiều” là một chƣơng có vị trí trọng tâm và có vai trò rất quan trọng trong chƣơng trình vật lí 12, giáo viên cần phải có sự đầu tƣ và lựa chọn phƣơng pháp dạy học thích hợp để nâng cao chất lƣợng dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục.