BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC HẠ LƯU SÔNG TRÀ KHÚC 3.1 Phân tích, xác định các giải pháp quản lý, bảo vệ chất lượng nước
Suy thoái chất lượng nước hạ lưu sông Trà Khúc có nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm, trong đó có các nguồn xả thải tập trung trực tiếp chảy vào sông. Gián tiếp ảnh hưởng tới ô nhiễm nước còn do tình trạng suy thoái và cạn kiệt nguồn nước ở khu vực hạ lưu trong những năm gần đây đã làm giảm khả năng pha loãng và khả năng tự làm sạch của nước, từ đó làm gia tăng khả năng nước sông bị ô nhiễm. Vì thế để phục hồi chất lượng nước sông Trà Khúc ở khu vực hạ lưu không còn bị ô nhiễm thì phải đồng thời có giải pháp cho 26Tcả hai hướng26T: (i) khắc phục suy thoái cạn kiệt nguồn nước, và (ii) khắc phục ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước sông.
Vì thế luận văn sẽ nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho khắc phục ô nhiễm và quản lý bảo vệ chất lượng nước khu vực hạ lưu trong điều kiện đã có các giải pháp khắc phục suy thoái cạn kiệt nguồn nước.
Qua phân tích điều kiện các nguồn thải và tình hình ô nhiễm nguồn nước LVS Trà Khúc đặc biệt là khu vực hạ du thì có thể thấy rằng ô nhiễm nước gia tăng trong những năm gần đây là do 2 nguyên nhân chính:
1) Do trên LVS chưa quản lý chặt chẽ các nguồn xả thải, đặc biệt là các nguồn thải tập trung, có tải lượng chất ô nhiễm quá lớn, không được xử lý mà xả trực tiếp xuống sông khiến cho đoạn sông ở hạ lưu vượt quá khả năng chịu tải. Đoạn sông hạ lưu hiện tại không còn khả năng tiếp nhận lượng chất thải. Nếu mà chất ô nhiễm chảy vào sông càng nhiều thì tình trạng ô nhiễm càng nghiêm trọng,
2) Dòng sông hạ du trong những năm gần đây bị cạn kiệt, khiến cho dòng sông không còn khả năng pha loãng chất ô nhiễm, cũng như khả năng tự làm sạch của dòng sông suy giảm đáng kể nhất là khi có nguồn ô nhiễm tập trung đổ vào.
Từ thực tế trên luận văn đi sâu vào nghiên cứu hai giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Tăng cường quản lý, kiểm soát để hạn chế các nguồn xả thải vào trong sông bằng các biện pháp.
a) Xử lý sơ bộ lượng nước thải để giảm lượng ô nhiễm tại nguồn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tăng cường xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại cũng như tăng cường xử lý nước thải của các nguồn thải phân tác trên luu vực trước khi chảy xuống sông.
b) Kiểm xoát chặt chẽ hạn chế nước thải KCN tập trung đặc biệt KCN Quảng Phú vào sông.
Nghiên cứu phương án xây dựng các hồ chưa để bổ sung nguồn nước cho hạ du để tăng khả năng pha loãng của nguồn nước. Sau đây luận văn sử dụng mô hình toán tính toán cho các kịch bản để minh họa cho 2 giải pháp này, tư đó làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương án, giải pháp bảo vệ chất lượng nước hạ du sông Trà Khúc.
3.2 Nghiên cứu giải pháp về quản lý kiểm soát các nguồn thải để giảm tải lượng các chất ô nhiễm xuống dòng sông lượng các chất ô nhiễm xuống dòng sông
Nội dung:
1) Tăng cường quản lý, kiểm soát, xử lý chất thải tại nguồn để giảm tải lượng chất ô nhiễm tại nguồn phát sinh.
Để giảm các chất thải tại nguồn pháp sinh, giảm áp lực chất ô nhiễm thâm nhập vào nguồn nước phải thực hiện các biện pháp sau:
a) Tăng cường thu gom rác thải sinh hoạt khu vực đô thị và nông thôn đưa về nơi xử lý hoặc bãi bãi chôn lấp hợp vệ sinh của các xã, huyện, và TP Quảng Ngãi.
b) Tăng cường xử lý nước thải tại nguồn:
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các hộ gia đình xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại để xử lý sơ bộ chất ô nhiễm.
- Các trang trại chăn nuôi, hoặc chăn nuôi họ gia đình sử dụng bể Biogas để xử lý chất thải chăn nuôi.
- Từng bước thực hiện xử lý nước thải các làng nghề truyền thống.
2) Xử lý nước thải của các nguồn thải tập trung để giảm tải lượng chất ô nhiễm chảy trực tiếp vào sông
Có 2 nguồn thải cần xư lý: