Nước dùng cho sinh hoạt và công nghiệp

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình mike basin nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước hạ lưu sông trà khúc (Trang 30 - 35)

Lấy từ kênh Thạch Nham

- Theo số liệu của Công ty QL&KTCTTL Thạch Nham thì năm 2010 nước từ kênh chính Bắc cung cấp cho các KCN tập trung là 21.900 mP

3

P

/ngày đêm, trong đó KCN Tịnh Phong 6900 mP

3

P

/ngày đêm và KCN Dung Quất 15.000 mP

3

P

/ngày đêm. Trong tương lai khi hồ Nước Trong xây dựng xong thì lượng nước cấp từ kênh Thạch Nham cho KCN Dung Quất và thành phố Vạn Tường theo thiết kế sẽ lên đến 3,95 mP

3

P/s. /s.

- Nước sinh hoạt của dân cư trong khu tưới Thạch Nham được lấy từ các giếng khai thác nước ngầm tầng nông được bổ cập từ lượng nước thấm của kênh Thạch Nham nên gián tiếp cũng sử dụng nguồn nước lấy vào của hệ thống Thạch Nham.

Lấy trên sông Trà Khúc

Trạm bơm của nhà máy nước Quảng Ngãi đặt ngay sau cầu Trà Khúc lấy nước ngầm tầng nông được bổ trợ của nước mặt của sông cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp với công suất khai thác năm 2010 là 20.000 mP

3

P

/ngày đêm cung cấp cho sinh hoạt của dân cư sống trong thành phố Quảng Ngãi và KCN Quảng Phú.

4) Nước dùng cho nuôi trồng thủy sản

- Nuôi cá lồng trong sông tại một số khu vực ven sông ở hạ lưu như ở xã Tịnh Sơn, Tịnh Long. Loại hình này sử dụng nguồn nước tại chỗ nên không làm tiêu hao lượng nước nhưng có làm ô nhiễm nước sông.

- Nuôi trồng thủy sản tại khu vực cửa sông ở một số xã như Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Nghĩa Phú, Nghĩa Hiệp... có một số ao/đầm nuôi trồng thủy sản với diện tích là 285 ha. Với lượng nước sử dụng cho 1 ha ao nuôi lấy trung bình là 40.000 mP

3

P

/ha.năm thì lượng nước dùng cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở khu vực cửa sông ước tính là 11,4 triệu mP

3

P. .

1.3.2 Tình hình ô nhiễm nước hạ lưu sông Trà Khúc

1) Đoạn từ sau đập Thạch Nham đến cầu Trường Xuân

Do không có các hoạt động công nghiệp hai bên sông và khu tập trung đông dân cư nên đoạn sông này tiếp nhận các nguồn thải phân tán do hoạt động nông nghiệp và dân cư nông thôn. Nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trong khu tưới hai bên sông của HTTL Thạch Nham theo nước hồi quy và qua các nhánh suối Lâm, sông Giang, suối Tó chảy vào sông Trà Khúc ở hai bên bờ của đoạn này. Ngoài ra còn có chất thải do hoạt động nuôi cá lồng và chăn nuôi thủy cầm trên đoạn sông này của một số hộ dân như tại xã Tịnh Sơn.

b) Đoạn sông chảy qua Thành phố Quảng Ngãi (từ sau cầu Trường Xuân đến bến Tam Thương)

Nguồn nước đoạn sông này chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các nguồn gây ô nhiễm tập trung và phân tán do hai bên sông có nước thải của Thành phố Quảng Ngãi (bờ phải) và Thị trấn Sơn Tịnh (bờ trái) và của hai KCN tập trung lớn là KCN Quảng Phú (thuộc TP Quảng Ngãi) và KCN Tịnh Phong (thuộc Thị trấn Sơn Tịnh) chảy vào, cụ thể như sau:

Nguồn thải tập trung.

Nguồn xả thải tập trung lớn đã một số lần gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước đoạn sông này và khu vực hạ lưu trong năm 2009, 2010 là nước thải của Công ty CP đường Quảng Ngãi. Cống xả nước thải này chảy vào đoạn sông ở bờ phải cách cầu Trà Khúc khoảng 800 m về phía thượng lưu. Do năm 2010, 2011 Tỉnh Quảng Ngãi đã có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nên ảnh hưởng ô nhiễm của nguồn xả thải này đã giảm đi.

Cống xả nước thải của nhà máy đường Quảng Ngãi ra sông Trà Khúc

Cá chết do xả nước thải của công ty đường Quãng Ngãi

Nguồn thải phân tán bao gồm:

- Một phần nước thải sinh hoạt của thị trấn Sơn Tịnh theo suối Bàu Sắc chảy vào sông Trà Khúc ở bờ trái cách cầu Trà Khúc khoảng 300m về phía thượng lưu.

- Nước thải sinh hoạt của dân cư khu vực Thành phố Quảng Ngãi và nước thải công nghiệp KCN Quảng Phú. Hai nguồn thải này hòa trộn với nhau phần lớn theo kênh tiêu nước của thành phố chảy xuống sông Bàu Giang, một phần chảy ra sông Trà Khúc ở bờ phải tại hai vị trí: (1) tại cống Hào Thành cách cầu Trà Khúc khoảng 1 km về phía hạ lưu, và (2) tại bến Tam Thương ở hạ lưu cống Hào Thành khoảng 1 km.

- Nước thải sinh hoạt và chăn nuôi của dân cư nông thôn, nước thải nông nghiệp của các khu tưới hai bên sông của HTTL Thạch Nham theo các suối nhỏ và nước hồi quy chảy vào sông ở đoạn này.

Nói chung nước thải sinh hoạt của TP Quảng Ngãi và thị trấn Sơn Tịnh đều chưa được xử lý nên có tiềm năng gây ô nhiễm cao. Tính đến 2010 cả KCN Tịnh Phong và KCN Quảng Phú đều chưa hoàn thành xong hệ thống XLNT tập trung nên tiềm năng gây ô nhiễm của nước thải ở hai KCN này cũng rất đáng kể. Tuy nhiên, sang năm 2010 riêng KCN Quảng Phú đã xây dựng xong và bắt đầu đưa vào hoạt động thử nghiệm hệ thống XLNT nên bước đầu đã hạn chế được ô nhiễm nước do nguồn thải này gây ra.

Đoạn này chỉ có các nguồn thải phân tán (sinh hoạt và chăn nuôi) từ vùng dân cư nông thôn và khu tưới thạch Nham theo các suối nhỏ và nước hồi quy chảy xuống sông. Ngoài ra có thêm nguồn ô nhiễm do chất thải của nuôi trồng thủy sản của một số hộ nuôi cá lồng, chăn thả vịt .. tại xã Tịnh Long, các ao nuôi thủy sản nước lợ tại khu vực cửa sông.

17T

Đánh giá chung

17T

- Đọan sông chảy qua thành phố Quảng Ngãi chịu áp lực ô nhiễm lớn nhất do nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp của TP Quảng Ngãi và hai khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong, trong đó có cống xả nước thải của Công ty CP đường Quảng Ngãi chảy trực tiếp vào sông nên đoạn này có nguy cơ ô nhiễm cao nhất.

17T

- Các đoạn sông khác chủ yếu chịu ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm phân tán từ vùng dân cư nông thôn và khu tưới Thạch Nham hai bên sông, trong đó có nước thải một số làng nghề truyền thống.

Suy giảm chất lượng nước đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã hội và môi trường của khu vực hạ như là:

- Làm suy thoái hệ sinh thái nước và làm giảm nguồn lợi thủy sản ở khu vực hạ lưu.

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp của TP.Quảng Ngãi và các khu vực dân cư hạ du.

- Ảnh hưởng đến đời sống xã hôi, đặc biệt là sức khỏe của người dân sông ven sông vùng hạ lưu.

1.4 Vấn đề ứng dụng mô hình chất lượng nước trong quản lý bảo vệ chất lượng nước hạ lưu sông Trà Khúc và nội dung nghiên cứu trong chất lượng nước hạ lưu sông Trà Khúc và nội dung nghiên cứu trong luận văn

Nội dung ứng dụng mô hình toán cho quản lý bảo vệ CLN hạ lưu sông Trà Khúc thực hiện trong luận văn cụ thể như sau:

- Lựa chọn mô hình toán để ứng dụng.

- Phân tích tổng hợp các thông tin số liệu, tính toán số liệu đầu vào cho ứng dụng mô hình, lập sơ đồ hệ thống cho ứng dụng mô hình cho lưu vực sông.

- Ứng dụng mô hình toán để tính toán và dự báo biến đổi chất lượng nước trong sông theo hai bước: (i) hiệu chỉnh xác định thông số mô hình, và (ii) dự báo biến đổi chất lượng nước theo các kịch bản quản lý bảo vệ chất lượng nước của lưu vực sông, từ đó đưa ra ý kiến về các giải pháp quản lý bảo vệ chát lượng nước. Qua phân tích bài toán nghiên cứu và điều kiện thực tế của lưu vực sông, luận văn lựa chọn mô hình Mike Basin để ứng dụng, trong đó nội dung nghiên cứu ứng dụng mô hình bao gồm cả hai phần:

(1). Nghiên cứu ứng dụng mô đun cân bằng nước để đánh giá chế độ dòng chảy của sông và khu vực hạ lưu dưới ảnh hưởng của các hoạt động khai thác sử dụng nước trên lưu vực, đặc biệt là lấy nước của đập Thạch Nham.

(2). Nghiên cứu ứng dụng mô đun chất lượng nước: mô dun chất lượng nước liên kết với mô đun cân bằng nước CLN để mô phỏng biến đổi chất lượng nước trong sông và khu vực hạ lưu.

Trọng điểm bảo vệ chất lượng nước tại khu vực hạ lưu là tại thành phố Quảng Ngãi, vị trí cầu Trà Khúc .

Các kết quả hiệu chỉnh thông số của mô hình sẽ được sử dụng để dự báo biến đổi chất lượng nước sông cho một số phương án quản lý, kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm cũng như giải pháp bổ sung nguồn nước cho khu vực hạ lưu.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình mike basin nghiên cứu đánh giá ô nhiễm nước và giải pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước hạ lưu sông trà khúc (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)