5. Bố cục của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào, các nhà nghiên cứu khoa học luôn đo đạc và tra cứu tài liệu có trƣớc để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học, bởi đây là nguồn kiến thức quý giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Các phƣơng pháp sử dụng để thu thập số liệu sử dụng trong luận văn này bao gồm:
Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp: Là phƣơng pháp thu thập số liệu từ các nguồn sau:
Niên giám thống kê từ năm 2010 đến năm 2013, số liệu tổng hợp về tình hình phát triển kinh tế xã hội; các số liệu về thu, chi ngân sách nhà nƣớc của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, các báo cáo khoa học, tạp chí, Internet, các văn bản pháp quy..., đƣợc sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập.
Ƣu điểm phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp:
- Việc thu thập không tốn kém, thƣờng có đƣợc từ các xuất bản phẩm - Có thể thu thập nhanh chóng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhƣợc điểm phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp: - Nhiều khi không phù hợp với mục đích nghiên cứu - Có thể lạc hậu
- Có thể có những mâu thuẫn
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp với đề tài nghiên cứu. Dùng phƣơng pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa các số liệu thu thập đƣợc và tổng hợp tài liệu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán các số liệu đƣợc xử lý trên chƣơng trình excel. Kết hợp công cụ phần mềm và phƣơng pháp phân tổ thống kê cho các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân, đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu, phản ánh toàn bộ tình hình thực hiện công tác quản lý thu, chi của thành phố Vĩnh Yên.
2.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá
*Phương pháp so sánh:
Để áp dụng phƣơng pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh đƣợc của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) đƣợc chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích hoặc điểm phân tích. Các trị số của chỉ tiêu phân tích tính ra ở từng kỳ tƣơng ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Để phục vụ cho mục đích phân tích có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối, so sánh bằng số bình quân.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh là:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi của việc thu, chi ngân sách, thấy đƣợc sự cải thiện hay xấu đi để từ đó có biện pháp khắc phục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy đƣợc mức độ cố gắng của đơn vị.
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của tỉnh để thấy đƣợc tình hình thu chi ngân sách của thành phố đang ở tình trạng tốt hay xấu, đƣợc hay chƣa đƣợc.
* Phƣơng pháp phân tích thống kê: Sử dụng phƣơng pháp này để hệ thống hóa và phân tích các số liệu thu thập đƣợc, qua đó nhận biết thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Từ phƣơng pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt nhƣ: môi trƣờng pháp lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tiềm năng kinh tế, nguồn nhân lực.
* Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ: Là phƣơng pháp truyền thống, đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng bổ xung và hoàn thiện. Bởi lẽ:
- Nguồn thông tin kế toán đƣợc cải tiến và cung cấp nhiều hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của đơn vị.
- Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.
- Phƣơng pháp phân tích này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.
Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của đơn vị với tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân tích thành các nhóm tỷ lệ về nội dung các khoản chi, nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài chính và nguồn tài chính, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Phƣơng pháp chuyên gia:
Phƣơng pháp này thu thập thông tin dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn trên địa bàn thành phố để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng nhƣ kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
* Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp:
Tiến hành phân tích thực trạng về tình hình thu, chi ngân sách nhà nƣớc của thành phố Vĩnh Yên trong những năm qua, về số lƣợng thu, chi cũng nhƣ chất lƣợng, hiệu quả của việc thu, chi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung; những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc... Phân tích, so sánh các nguồn thu, cơ cấu nguồn thu ngân sách; phân tích, so sách các khoản chi, cơ cấu chi ngân sách,... trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp phù hợp trong việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nƣớc trong thời gian tới.
Việc kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp để tiếp cận đề tài nghiên cứu sẽ góp phần quan trọng trong nhận thức đƣợc thực trạng thu chi ngân sách của thành phố cũng nhƣ thông tin thu thập đƣợc đầy đủ chính xác, phong phú... phục vụ tốt cho quá trình thực hiện luận văn.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu thu thập, phân tích đánh giá
(1) Tổng thu, tổng chi NSNN: Phản ánh mức độ thu vào ngân sách và thực hiện nhiệm vụ chi của NSNN.
(2) Phần trăm thực hiện so với dự toán:
Phản ánh kết quả thực hiện thu NSNN so với dự toán: Chỉ tiêu đƣợc tính = Số thu NSNN TH
x100% DT
Phản ánh kết quả thực hiện chi NSNN so với dự toán: Chỉ tiêu đƣợc tính = Số chi NSNN TH
x100% DT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(3) Cơ cấu thu, chi NSNN:
Phản ánh tỷ lệ các khoản thu chiếm trong tổng thu NSNN. Chỉ tiêu đƣợc tính = Số thu chi tiết theo nội dung
x100% Tổng thu NSNN
Phản ánh tỷ lệ các khoản chi chiếm trong tổng chi NSNN Chỉ tiêu đƣợc tính = Số chi chi tiết theo nội dung
x100% Tổng chi NSNN
(4) Phần trăm tăng thu, chi NSNN giữa các năm: Phản ánh mức độ tăng thu NSNN giữa các năm. Chỉ tiêu đƣợc tính = Số thu NSNN năm nay
x100% Số thu NSNN năm trƣớc
Phản ánh mức độ tăng chi NSNN giữa các năm
Chỉ tiêu đƣợc tính = Số chi NSNN năm nay
x100% Số chi NSNN năm trƣớc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2013
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1.Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên
3.1.1.1. Về địa lý hành chính
Thành phố Vĩnh Yên là thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí là cầu nối của Thủ đô với vùng Trung du miền núi phía Bắc, gần sân bay Nội Bài và gần khu du lịch vƣờn quốc gia Tam Đảo.
Tính đến thời điểm 31/12/2009, lãnh thổ hành chính của thành phố Vĩnh Yên đƣợc chia ra thành 07 phƣờng (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm, và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù). Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81 km2, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.
Khu vực các phƣờng xã nằm trong toạ độ địa lý: từ 105032’54” đến 105o38’19” kinh độ Đông và từ 21015’19” đến 21020’19” vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dƣơng. - Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên.
Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hƣớng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hƣớng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam.
Lợi thế của Thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông: quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đƣờng quốc lộ số 5 thông với cảng biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đƣờng 18 thông với cảng nƣớc sâu Cái Lân (Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đƣa Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những Thành phố lớn của đất nƣớc nhƣ: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc.
Trong những năm qua, vai trò quan trọng của Vĩnh Yên trong vùng Thủ đô Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng đƣợc khẳng định. Tuy vậy, để trở thành một điểm “sáng” hơn nữa, Thành phố cần có những quyết sách mới để đô thị phát triển, một địa bàn chiến lƣợc về kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh, đảm bảo một thế trận mới cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc.
Với đặc điểm tự nhiên trên, thành phố Vĩnh Yên có tiềm năng trong việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thu, chi NSNN trên địa bàn thành phố.
3.1.1.2. Về kinh tế - xã hội
Là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của tỉnh, gần sân bay quốc tế Nội Bài, Vĩnh Yên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, kinh tế Vĩnh Yên đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc. Năm 2005 đạt 2681 tỷ đồng, và đến năm 2011, giá trị sản xuất đạt 9.223,8 tỷ đồng, trong đó:
+ Công nghiệp- XD ƣớc đạt 6.757,6 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ;
+ Dịch vụ ƣớc đạt 2.362 tỷ đồng, tăng 26,9% so với cùng kỳ;
+ Nông- lâm nghiệp- thủy sản ƣớc đạt 104,2 tỷ đồng, tăng 5,6% so cùng kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tổng giá trị gia tăng (giá CĐ) ƣớc đạt 3.093,7 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tăng tỷ trọng ngành dịch vụ. Cụ thể:
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011
Dịch vụ 42,8% 46,26% 48,16%
Công nghiệp - XD 52,8% 51,35% 49,74%
Nông - lâm nghiệp - thủy sản 4,4% 2,39% 2,10% - GTGT bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 66,08 triệu đồng tƣơng đƣơng 3.478 USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ.
Kết quả về kinh tế ước đạt được (tính đến 31/12/2011) theo từng ngành và lĩnh vực chủ yếu sau:
1. Công nghiệp - XD
Giá trị sản xuất (giá CĐ) ƣớc đạt 6.757,6 tỷ đồng, tăng 20,3% so với cùng kỳ.
- GTSX công nghiệp ƣớc đạt 6.089 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ, trong đó:
+ CN quốc doanh ƣớc đạt 8,2 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ;
+ CN ngoài quốc doanh ƣớc đạt 2.596,6 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
+ CN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ƣớc đạt 3.484,8 tỷ đồng, tăng 23,3% so với cùng kỳ.
- GTSX xây dựng ƣớc đạt 668,6 tỷ đồng, tăng 55,5% so với cùng kỳ. Giá trị gia tăng (giá CĐ) toàn ngành công nghiệp - XD ƣớc đạt 1.554 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.
2. Dịch vụ:
GTSX (giá CĐ) ngành dịch vụ ƣớc đạt 2.362 tỷ đồng. Giá trị gia tăng (giá CĐ) ngành dịch vụ ƣớc đạt 1.478,5 tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3. Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản:
GTSX (giá CĐ) ƣớc đạt 104,2 tỷ đồng. Giá trị gia tăng (giá CĐ) toàn ngành ƣớc đạt 60,47 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ phòng Tài chính - Kế hoạch của TP Vĩnh Yên
3.1.2.1. Vị trí, chức năng
Phòng Tài chính - Kế hoạch là một trong hệ thống các phòng, ban chuyên môn trực thuộc thuộc UBND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Có chức năng tham mƣu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc trên các lĩnh vực: Tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tƣ; đăng ký kinh doanh, tổng hợp thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tƣ nhân.
Phòng Tài chính - Kế hoạch có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ.
3.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a. Nhiệm vụ, quyền hạn chung
- Trình UBND thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị và văn bản hƣớng dẫn thực hiện cơ chế; chính sách pháp luật và các quy định của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ và Sở Tài chính về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tƣ trên địa bàn.
- Trình UBND thành phố quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tƣ trên địa bàn, hƣớng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt.
- Trình UBND thành phố chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tƣ trên địa bàn.
- Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế hoạch và đầu tƣ cho công chức xã, phƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc và chuyên môn nghiệp vụ về công tác tài chính, kế hoạch và đầu tƣ trên địa bàn.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của UBND thành phố, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ và Sở Tài chính.
- Kiểm tra thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải