8. Cấu trúc của đề tài
3.2. Kết quả thể nghiệm
3.2.1. Kết quả dự giờ, làm việc với GV, HS
Ở lớp đối chứng: Hoạt động chính là GV truyền thụ tri thức và đưa ra một hệ thống các câu hỏi yêu cầu HS đưa vào ngữ liệu và kết quả phân tích của SGK để trả lời. Vì vậy HS tham gia hoạt động học tập một cách thụ động, máy móc và chỉ tập trung vào nhóm học sinh khá giỏi và rèn luyện kỹ năng đọc cho HS còn hạn chế nên hiệu quả đọc chưa cao.
Ở lớp thể nghiệm: Mức độ hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học được biểu hiện khá rõ ràng. Bằng việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học linh hoạt lấy HS làm trung tâm, trong giờ học hầu hết HS được tham gia quá trình chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng đọc. HS nhút nhát, HS yếu được chú ý một cách đúng mức, khuyến khích, động viên kịp thời. Vì vậy, kết quả học tập, rèn luyện được nâng cao. Trong giờ thực nghiệm không có hiện tượng làm việc riêng các em đều bị cuốn hút vào các hoạt động học tập. Qua đó chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
3.2.2. Kết quả kiểm tra đánh giá
Bảng 11: Đánh giá kĩ năng đọc bằng điểm số:
Lớp Tổng số Xếp loại Mức độ giỏi ( 9-10 điểm) Mức độ khá (7-8 điểm) Mức độ trung bình (5-6 điểm) Mức độ yếu (0- 4 điểm) Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Thể nghiệm (30 HS) 30 8 26,7% 13 43,3% 7 23,3% 2 6,7% Đối chứng (30 HS) 30 5 16,7% 11 36.7% 10 33,3% 4 13,3%
Từ bảng số liệu trên chúng tôi biểu diễn dưới dạng biểu đồ sau: 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Giỏi Khá Trung bình Yếu Thể nghiệm Đối chứng
Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy rằng, kết quả học tập của HS lớp thể nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng. Thể hiện ở mức độ giỏi tăng từ 20% lên 26,7% (tăng 6,7%), mức độ khá tăng từ 33,3% lên 43,3% (tăng 10%). Mức độ trung bình giảm từ 33,3% xuống còn 23,3% ( giảm 10% ), mức độ yếu giảm từ 13,4% xuống còn 6,7% (giảm 6,7 %).
Trong đó ở lớp đối chứng, các mức độ vẫn như ban đầu: Mức độ giỏi 16,7%, mức độ khá 36,7%, mức độ trung bình và yếu chiếm tỉ lệ cao (mức độ trung bình 33,3%, mức độ yếu 13,3%).
Đối với nhóm thể nghiệm, việc vận dụng một số biện pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng đọc làm cho kết quả học tập của HS nâng lên rõ rệt, HS đọc trơn, lưu loát, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng. Từ đó cùng với việc sử dụng trò chơi khi luyện đọc để tạo hứng thú cho HS, vì vậy các em chủ động và tích cực hơn trong quá trình luyện đọc diễn cảm, khắc phục được một số hạn chế mà khi khảo sát đề tài chúng tôi đã phát hiện như: Dân tộc Thái không phân biệt được: th – t, l – đ,...; thể hiện ngữ điệu chưa đúng,...Những hạn chế này ở lớp đối chứng vẫn còn tồn tại nên hiệu quả đọc chưa cao.
Bên cạnh đó việc sửa lỗi phát âm cho HS một cách tỉ mỉ sẽ giúp HS nhận ra cái sai và biết cách phát âm cho đúng để không mắc lại ở những lần đọc sau, góp phần giữ gìn chuẩn chính âm trong nhà trường.
Việc sử dụng phiếu học tập, bảng phụ trong khi rèn kĩ năng đọc cho HS vừa đảm bảo tính trực quan, kích thích sự hứng thú học tập của HS, vừa giúp các em nắm bài nhanh và sâu hơn, củng cố các kĩ năng đọc tốt hơn, đặc biệt là kĩ năng đọc diễn cảm.
Luyện đọc đảm bảo tính trực quan và HS được thực hành đánh dấu chỗ nhấn giọng, ngắt giọng và được thực hành thi đọc giữa các đội nên các em rất hào hứng, không khí lớp học sôi nổi, HS tiếp thu bài nhanh hơn so với lớp đối chứng.
Bảng 11 ta thấy sự phân loại theo mức độ đọc của HS giữa lớp thể nghiệm và lớp đối chứng có sự thay đổi về chất lượng. Kết quả đọc của HS lớp thể nghiệm cao hơn kết quả đọc của HS lớp đối chứng, mặc dù sự chênh lệch chưa đáng kể nhưng điều đó đã chứng tỏ các phương án đề xuất trong khóa luận bước đầu đã thể hiện tính tích cực và hiệu quả
TIỂU KẾT
Khi dạy Tập đọc, GV cần nắm vững tính chất nhiệm vụ của phân môn này, tính chất nổi bật của nó là tính thực hành. Chúng ta cần rèn luyện kĩ năng đọc cho HS thông qua các bài tập đọc. GV phải nắm vững yêu cầu của từng kiểu bài, để từ đó có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp với trình độ của HS, phù hợp với nội dung mà GV đã chọn để rèn luyện kĩ năng đọc cho HS. Nhất là người GV luôn phải kiên nhẫn sửa lỗi phát âm và hướng dẫn cho HS sửa lỗi của mình trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, GV cũng cần phải lưu ý tới vấn đề phương ngữ và việc nắm nghĩa của từ, đó là một trong những cơ sở giúp HS đọc đúng.
Ngoài ra, chúng ta phải rèn cho HS có ý thức tự sửa chữa, tự rèn luyện để nâng cao kĩ năng đọc (đọc đúng, đọc diễn cảm, ...). Muốn vậy, chúng ta phải rèn cho HS nắm vững cách phát âm cũng như nắm được ý nghĩa, cách đọc của từng câu văn, đoạn văn, bài văn. Những biện pháp đã nêu nhằm rèn cho HS kĩ năng đọc để nâng cao năng lực nói và viết vì nó chính là dấu hiệu trưởng thành về mặt
ngôn ngữ của HS là nội dung chính của đề tài: “Rèn luyện kĩ năng đọc cho học
sinh lớp 2 Trường Tiểu học Bon Phặng – Thuận Châu – Sơn La ”. Để đạt được
kết quả tốt bản thân mỗi HS phải có sự nỗ lực và ý thức rèn luyện kĩ năng đọc cho mình.
Các đề xuất được tác giả vận dụng trong thiết kế, tiến hành dạy thể nghiệm và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan: Kết quả học tập của HS nâng lên, phần lớn HS thực sự hòa mình vào buổi học, sự tập trung chú ý vào bài học của HS rất cao, HS chăm chỉ và cũng có ý thức hơn khi viết bài nên bài viết mắc ít lỗi chính tả. Điều đó chứng minh tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
KẾT LUẬN
1. Việc dạy đọc cho HSTH nói chung và HS lớp 2 nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động làm giàu tri thức cho các em, khi rèn luyện kĩ năng đọc cho HS không chỉ đơn giản là rèn luyện cho các em cách tiếp cận ngôn ngữ mà còn rèn cho các em có kĩ năng đọc tốt từ đó có thể thông hiểu nội dung, tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm qua bài Tập đọc. Hơn nữa, để rèn cho các em kĩ năng đọc thì GV phải nắm được nhiệm vụ của việc đọc đó là: Giúp cho HS hình thành kĩ năng đọc, trau dồi vốn sống, tình cảm, phát triển tư duy cho HS.
2. Đối với HS lớp 2 rèn kĩ năng đọc giúp cho các em rèn các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt. Thông qua bài đọc cung cấp cho HS những hiểu biết về ngôn ngữ Tiếng Việt, cách sử dụng, sự khác biệt giữa Tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ và đồng thời cung cấp cho các em những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết về tác phẩm văn học (đề tài, cốt truyện, nhân vật,...) góp phần hình thành nhân cách cho HS.
3. Qua thực trạng khảo sát kĩ năng đọc của HS lớp 2 Trường Tiểu học Bon Phặng - Thuận Châu - Sơn La chúng tôi nhận thấy: Về phía HS, hầu hết các em đều mắc lỗi khi phát âm, phát âm chưa chuẩn một số phụ âm đầu như l – đ, t – th, b – v,...nhầm lẫn giữa vần ân – ơn, ay – ây,...Về phía GV, nhìn chung các GV đã có sự quan tâm đến việc rèn luyện các kĩ năng đọc cho HS và đã có sử dụng các biện pháp đặc thù của bộ môn. Tuy nhiên cách thức sử dụng các biện pháp chưa khoa học, nên chất lượng dạy và học Tập đọc đem lại kết quả chưa thực sự như mong muốn.
4. Dựa trên cơ sở lí luận và thực trạng rèn kĩ năng đọc cho HS lớp 2 Trường Tiểu học Bon Phặng - Thuận Châu - Sơn La tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng đọc cho HS lớp 2. Một số biện pháp đó là:
- Rèn kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm cho HS trong giờ Tập đọc. - Sử dụng đồ dùng trực quan.
- Thiết kế hệ thống câu hỏi trong tìm hiểu bài Tập đọc để rèn luyện kĩ năng đọc cho HS.
- Áp dụng trò chơi trong dạy học Tập đọc.
Từ những biện pháp trên, chúng tôi đã tiến hành dạy thể nghiệm và bước đầu cũng đã thu được những kết quả khả quan, giờ học sôi nổi, hiệu quả và tạo được hứng thú đối với cả GV và HS, kĩ năng đọc của HS được rèn luyện và nâng cao hơn. Điều đó bước đầu đã thể hiện được tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A – Thành Thị Yên Mỹ - Lê Phương Nga – Nguyễn Trí – Cao Đức Tiến (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt – Giáo trình chính thức đào tạo GVTH, hệ CĐSP và SP 12+2, Nxb Giáo dục.
2. PGS, TS. Hoàng Hòa Bình, TS. Trần Hiền Lương (2007), Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lí tiểu học, Nxb Giáo dục. 4. Trần Mạnh Hưởng (2000), Vui học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
5. Dự án phát triển GVTH (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.
6. Lê Phương Nga (2003), Dạy học Tập đọc ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.
7. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí(1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2,
Nxb Giáo dục.
8. Nguyễn Minh Tuyết (chủ biên) (2005), SGK Tiếng Việt 2,Tập 1 +2, Nxb Giáo dục.
9. Nguyễn Trại (2003), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 2, Tập 1+2, Nxb Giáo dục.
10. Nguyễn Trí (1995), Những điểm đổi mới về nội dung và phương pháp dạy
PHỤ LỤC 1
Giáo án dạy thực nghiệm trên lớp: Bài: Cây xoài của ông em I - Mục tiêu:
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng tình cảm. 2/ Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Nắm được nghĩa của các từ mới: Lẫm chẫm, đu đưa, đậm đà, trảy.
- Hiểu nội dung bài: Miêu tả cây xoài ông trồng và tình cảm thương nhớ, biết ơn của hai mẹ con bạn nhỏ với người ông đã mất.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa, ảnh về cây xoài quả xoài. - Bảng phụ viết sẵn những câu cần hướng dẫn đọc.
III - Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A - Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng đọc bài “bà cháu”
- Gọi lần lượt 3 học sinh lên đọc bài,. trả lời câu hỏi.
- Lớp theo dõi nhận xét - Đoạn 1, 2: Gọi 1 học sinh đọc - Học sinh 1 lên bảng đọc bài - Hỏi: Sau khi bà mất cuộc sống của
hai anh em như thế nào?
- Sau khi bà mất, hai anh em sống giàu sang và sung sướng
- Giáo viên nhận xét: - Học sinh khác nhận xét bạn - Đoạn 3, 4 gọi 1 học sinh đọc - Học sinh 2 đọc đoạn 3, 4 - Hỏi: Vì sao hai anh em đã trở nên
giàu có mà không thấy vui sướng?
- Hai anh em đã trở nên giàu có nhưng không cảm thấy vui sướng vì thiếu vắng bà “vàng bạc châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà”
- Giáo viên nhận xét - Học sinh khác nhận xét bạn - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài - Học sinh 3 đọc toàn bài
Hỏi: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Tình cảm là thứ của cải quý nhất Giáo viên nhận xét ghi điểm cho học sinh
B - Bài mới: 1/ Giới thiệu bài:
- Yêu cầu học sinh quan sát trong SGK - Học sinh quan sát tranh
Hỏi bức tranh vẽ gì? - Bức tranh vẽ cây xoài và hai mẹ con bạn nhỏ.
- Giáo viên giới thiệu về quả xoài thật và nói: Xoài là một loại hoa quả rất thơm và ngon. Nhưng mỗi cây xoài lại có đặc điểm và ý nghĩa khác nhau. Chúng ta cũng học bài “Cây xoài của ông em” để hiểu thêm về điều này.
- Ghi tên bài lên bảng - 3 học sinh đọc lên bài
2/ Luyện đọc:
2.1/ Đọc mẫu:
- Giáo viên: Bài này các em cần đọc với giọng tả và kể nhẹ nhàng, chậm tình cảm. - Các em theo dõi cô đọc bài
- Giáo viên đọc mẫu 1 lần - Theo dõi giáo viên đọc bài
2.2/ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
a/ Đọc từng câu:
- Mỗi em đọc một câu, bạn bào đọc đầu tiên phải đọc cả tên bài.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu đến hết bài
- Hỏi: Trong khi đọc bài ai phát hiện được bạn nào còn đọc sai ở những từ nào (Hay bạn nào còn khó phát âm ở những từ nào)
- Lẫm chẫm, nở trắng cành, lúc lỉu, xoài, thơm dịa dàng, đậm đà, đẹp, trảy, xôi nếp hương.
- Giáo viên ghi những từ khó lên bảng - Giáo viên đọc mẫu những từ khó rồi gọi 1 số em luyện đọc.
- Học sinh yếu luyện phát âm: Cá nhân lớp đọc nhẩm - đọc đồng thanh.
- Qua phần luyện đọc từng cầu các em đã đọc và phát âm từ khó rất tốt. Bây giờ ta chuyển sang phần luyện đọc đoạn.
b/ Đọc từng đoạn trước lớp:
- Bài này được chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 từ đầu đến bay lên bàn thờ ông. - Đoạn 2 từ xoài thanh cả đến màu sắc đẹp, quả lại to.
- Đoạn 3 là phần còn lại.
+ Giáo viên giới thiệu các câu cần luyện đọc (đã chép sẵn trên bảng phụ) yêu cầu học sinh tìm cách đọc.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu: Mùa xoài nào / mẹ em cũng chọn những quả chín vàng / và to nhất bày lên bàn thờ ông //
- Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây quả ông em trồng, kẽm với xôi nếp hương / thì đối với em / không thứ quà gì ngon bằng //
- Nhấn giọng ở các từ được gạch chân và từ: Lẫm chẫm nở trắng cành, quả to, đu đưa, càng nhớ ông, dịu dàng, đậm đà, đẹp to.
Bây giờ các em hãy chú ý vào bài theo dõi bạn đọc.
3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. Học sinh cả lớp nghe theo dõi để nhận xét cách đọc của bạn.
Gọi học sinh đọc các từ chú giải trong SGK.
- Học sinh đọc: Lẫm chẫm: Dáng trẻ bước đi chưa vững.
+ Đu đưa: Đưa qua đưa lại nhẹ nhàng
+ Đậm đà: Có vị ngọt đậm + Trảy: Bái
Giải nghĩa thêm:
+ Xoài cát: Tên một loại xoài rất thơm ngon, ngọt.
+ Xôi nếp hương: Xôi nấu từ 1 loại gạo rất thơm.
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm:
Mỗi nhóm 3 học sinh yêu cầu các em theo dõi bạn đọc rồi nhận xét
- Giáo viên theo dõi các nhóm đọc.
Học sinh luyện đọc theo nhóm 3 người trong nhóm nhận xét lẫn nhau (Mỗi em đọc 1 đoạn luân phiên để em nào cũng được đọc cả 3 đoạn)