Biện pháp giúp HS trả lời câu hỏi trong tìm hiểu bài tập đọc

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC BON PHẶNG THUẬN CHÂU SƠN LA (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Biện pháp giúp HS trả lời câu hỏi trong tìm hiểu bài tập đọc

Thông thường có một số loại câu hỏi tìm hiểu bài như sau: Câu hỏi tìm hiểu ý (1)

Câu hỏi tóm lược nội dung (2) Câu hỏi suy luận (3)

Những câu hỏi này yêu cầu HS trả lời không giống nhau. Với loại câu hỏi (1) HS có thể dựa vào các câu trong từng đoạn để tìm ý trả lời. Với loại câu hỏi (2) đòi hỏi HS có khả năng tổng hợp, tóm tắt mới trả lời được. Với loại câu hỏi (3) thì đòi hỏi các em có khả năng tưởng tượng phong phú, có khả năng so sánh, đối chiếu,…Với loại câu hỏi này hầu như là quá khó với HSDT và HS yếu. Do khả năng hiểu còn kém và khả năng nói hạn chế nên HS khi trả lời câu hỏi thường mắc một số lỗi:

- Khi trả lời các câu hỏi của bài Tập đọc các em thường chưa biết sắp xếp, tổ chức các ý để trả lời.

- Những dạng câu hỏi mang tính chất tổng hợp, khi trả lời cần khái quát ý của một đoạn hay cả bài thường là những câu hỏi khó, cần phải được hướng dẫn cẩn thận khi lên lớp.

Để giúp các em HS trả lời các câu hỏi trong bài Tập đọc GV nhất thiết phải hướng dẫn các em nắm vững đặc trưng hệ thống câu hỏi trong từng loại văn bản khác nhau trước khi yêu cầu các em trả lời. Nếu HS chưa nắm được sự khác biệt giữa các thể loại bài đọc thì chất lượng trả lời câu hỏi sẽ không đạt yêu cầu mong muốn. GV cần bố trí thời gian phù hợp để các em đọc, hiểu văn bản, hiểu đầy đủ yêu cầu của các câu hỏi, GV có thể nêu hoặc yêu cầu HS xác định yêu cầu cụ thể của mỗi câu hỏi trước khi cho các em trả lời. GV nhất thiết không nóng vội chạy theo thời gian cho xong nội dung bài cần dạy. Chỉ có trên cơ sở HS nắm được câu hỏi và trả lời được câu hỏi thì kết quả đọc hiểu của HS mới đạt yêu cầu.

Trong hướng dẫn HS trả lời câu hỏi của bài Tập đọc, GV cần chú ý tổ chức để tất cả HS được trả lời câu hỏi, tránh tình trạng chỉ cho một số em trả lời, chỉ ưu tiên những em hay trả lời. Nếu làm như vậy một bộ phận HS sẽ không có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình và sẽ làm cho các em mất tự nhiên, tự tin trong học tập. Đối với những câu hỏi khó, GV cần chia nhỏ các đơn vị câu hỏi, thay đổi kiểu hỏi hoặc có gợi ý để HS dễ dàng trả lời.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC BON PHẶNG THUẬN CHÂU SƠN LA (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)