Cách đạt câu hỏi trong một số dạng bài cụ thể

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC BON PHẶNG THUẬN CHÂU SƠN LA (Trang 40 - 44)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.3. Cách đạt câu hỏi trong một số dạng bài cụ thể

2.3.3.1. Đối với văn xuôi

a. Đặc điểm của văn xuôi

Trong SGK Tiếng VIệt 2, các bài tập đọc chủ yếu ở dạng văn xuôi nên trong quá trình giảng dạy GV cần lưu ý tới đặc điểm cơ bản của bài đọc như nội dung, ý nghĩa, chủ đề, ngôn ngữ, hình ảnh, diễn đạt,... Hầu hết các bài tập đọc ở lớp 2 đều mang tính truyện – được sáng tác bằng văn xuôi. Nói đến truyện là nói đến cốt truyện, lời kể, lời miêu tả, lời nhân vật,…

Cốt truyện chính là hệ thống các sự kiện, tức là những việc làm, những ứng xử những biến đổi hoặc sự phá vỡ cái thăng bằng trật tự ban đầu để dẫn tới một loạt các biến cố tiếp theo…cốt truyện được sắp xếp khéo léo, hợp lí sẽ tạo sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe. Vì vậy GV cần nắm rõ cốt truyện, từ đó mới định hướng cho HS cách đọc, cách tìm hiểu bài. HS hiểu bài, nắm được lời kể, lời miêu tả trong truyện, lời kể và lời miêu tả trong truyện luôn hướng người đọc ra thế giới mà tác giả muốn nói tới trong tác phẩm. Bên cạnh đó, lời nhân vật cũng cần được chú ý. Chẳng hạn, người dẫn truyện có vai trò dẫn dắt bạn đọc đi vào thế giới mà tác giả phản ánh.

Một đặc điểm văn xuôi không thể thiếu được đó chính là nhân vật trong truyện được khắc họa đầy đặn, nhiều mặt và đầy đủ nhất. Do đó GV phải giúp HS nắm được các nhân vật, tuyến nhân vật, tính cách của từng nhân vật.

b.Thiết kế hệ thống câu hỏi

Căn cứ vào đặc điểm trên, chúng tôi mạnh dạn thiết kế hệ thống câu hỏi với những bài tập đọc cụ thể. Đối với HS Trường Tiểu học Bon Phặng - Thuận Châu - Sơn la, do đặc điểm nhận thức của các em còn nhiều hạn chế khả năng

ghi nhớ còn chưa cao. Vì vậy khi thiết kế câu hỏi tìm hiểu bài GV nên tránh những câu hỏi suy luận mang tính khái quát, trừu tượng không phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS.

VD: Trong bài Bàn tay dịu dàng (TV2 – Tập 1, tuần 8). GV đưa ra các câu hỏi tìm hiểu bài đơn giản nhưng trong đó vẫn bao gồm các dạng câu hỏi mang tính tổng quát, phát hiện, phân tích …giúp HS dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu bài. Với bài này GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

1. Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?

2. Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập? 3. Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An?

Ngoài những câu hỏi trên, GV có thể đưa ra những câu hỏi phụ nhằm gợi ý và giúp HS trả lời những câu hỏi trên.Ví dụ, trước khi trả lời câu hỏi thứ 2 “ Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?” GV có thể đưa ra câu hỏi phụ:

1. An đã nói gì với thầy giáo khi thầy giáo kiểm tra bài tập? HS trả lời An đã nói thật với thầy giáo là: “Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập!” để khắc sâu kiến thức cho HS GV có thể đưa ra câu hỏi 2

2. An đã hứa với thầy giáo điều gì?

Đây là những câu hỏi vừa với khả năng trình độ của HS lớp 2 giúp các em nắm bắt và dễ dàng hơn khi nắm bắt và tìm ý trả lời. Đối với những tác phẩm ở dạng văn xuôi, khi thiết kế hệ thống câu hỏi GV nên đưa ra những câu hỏi tập trung vào việc khai thác nội dung của bài đọc đồng thời GV cũng có thể nêu ra một vài câu hỏi mang tính suy luận, khái quát. Tuy nhiên với loại câu hỏi này không phải HS nào cũng trả lời được mà thường chỉ có những HS khá giỏi mới trả lời được. Vì vậy, khi đặt câu hỏi ở dạng này GV cần phải cân nhắc kĩ lưỡng để đặt câu hỏi phù hợp với trình độ của HS, tránh đưa ra những câu hỏi vượt quá yêu cầu của bài học.

Bằng việc thiết kế hệ thống câu hỏi, GV giúp HS tìm hiểu bài và nắm bài tốt hơn. Thông qua câu hỏi GV còn rèn luyện cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý ngắn gọn, rõ ràng. Từ đó góp phần làm giàu vốn tri thức ngôn ngữ cho các

em, giúp các em mạnh dạn tự tin khi giao tiếp. Từ đó góp phần rèn kĩ năng đọc cho các em, đây cũng là mục đích GV cần đạt được khi hướng dẫn HS học tập trên lớp.

2.3.3.2. Đối với thể loại thơ

a. Đặc điểm của thơ

Nếu văn xuôi thiên về tìm hiểu cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa truyện và ngôn ngữ thì thơ lại thiên về sử dụng âm thanh, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh…Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng: nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh…Nhịp điệu thơ: là sự phối hợp các phương tiện lời nói như cách xưng hô để bộc lộ thái độ, tư tưởng, tình cảm đối với hiện thực cuộc sống được miêu tả. Ngôn ngữ thơ: ngôn ngữ thơ được tổ chức hết sức đặc biệt; ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích…nhằm thể hiện nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu cảm nhận thế giới một cách thầm kín. Hình ảnh trong thơ: trực tiếp truyền đạt sự cảm nhận thế giới bên ngoài một cách chủ quan. Đặc biệt những hình ảnh trong thơ có khả năng gợi cảm rất lớn, gợi sự liên tưởng, tưởng tượng ở bạn đọc.

Do đặc điểm trên nên khi GV hướng dẫn HS tìm hiểu khám phá bài thơ đòi hỏi phải công phu, phải đi từ lớp nghĩa đến lớp hình ảnh âm thanh, nhịp điệu…Có như vậy mới khám phá được cái hay cái đẹp của bài thơ.

b. Thiết kế hệ thống câu hỏi

Căn cứ vào đặc điểm “thơ là tiếng nói của tình cảm”, nên khi thiết kế những câu hỏi với những bài Tập đọc là thơ chúng ta nên hỏi về những chi tiết hình ảnh đặc sắc.

VD: Bài thơ Mẹ của Trần Quốc Ninh (TV2 – Tập 1, tuần 10). GV đưa ra hệ thống câu hỏi mà SGK yêu cầu để HS trả lời:

1. Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức? 2. Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc?

3. Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào? 4. Học thuộc lòng bài thơ.

Những câu hỏi trên mà SGK đưa ra không phải câu hỏi nào HS cũng trả lời ngay được. Do vậy, GV có thể dựa trên cơ sở đó mà đặt hệ thống câu hỏi phụ để giúp HS dễ dàng hơn trong việc xác định nội dung câu hỏi chính. Câu hỏi mà GV đưa ra phải đảm bảo vừa mang tính tổng quát, phát hiện, phân tích…nội dung bài thơ. Ví dụ trước khi trả lời câu hỏi 1, GV có thể đưa ra câu hỏi phụ, giúp HS phát hiện vấn đề:

Bài thơ nhắc đến cái oi bức của mùa nào trong năm?

Sau khi HS trả lời được là : Bài thơ nhắc đến sự oi bức của mùa hè, GV mới tiếp câu hỏi 1 trong SGK: “ Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức”. Nếu HS lúng túng khi trả lời, GV có thể gợi ý: “con ve trong câu thơ thứ 2 như thế

nào?” Sau đó GV mới hỏi tiếp câu hỏi 2 và câu hỏi 3 trong SGK.

Hệ thống câu hỏi mà GV thiết kế, dù ở dạng nào thì cũng phải hướng HS tập trung vào khai thác nội dung bài học, giúp HS phát triển khả năng tư duy, diễn đạt của mình, qua đó rèn luyện kĩ năng nói và kĩ năng đọc cho HS. Tuy nhiên tránh những câu hỏi quá sức trả lời của HS, khiến bài học không đạt chất lượng còn HS thì chán nản, bi quan …

VD: Bài thơCháu nhớ Bác Hồ của Thanh Hải (TV2 – Tập 2, tuần 30)

GV đưa ra những câu hỏi trong SGK để HS trả lời: 1.Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu? 2.Vì sao cháu phải “cất thầm” ảnh bác?

3.Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?

4.Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ? 5.Học thuộc lòng bài thơ.

Tùy thuộc vào trình độ của HS, GV có thể biến đổi hoặc điều chỉnh câu hỏi sao cho phù hợp với khả năng của các em. Với bài thơ này để giúp HS có thể dễ dàng trả lời câu hỏi 2 thì GV nên gợi ý cho HS: “Ở vùng địch tạm chiến dân

ta có được tự do treo ảnh Bác không ?” và sau câu hỏi 2 trong SGK để trả lời

câu hỏi 3 trong SGk, GV có thể hỏi HS: “Bài thơ muốn nói lên điều gì?”…Để HS có thể trả lời bài một cách lưu loát thì GV phải linh hoạt trong từng bài dạy

và đối với từng HS. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực, chủ động tiếp thu tri thức của HS, góp phần làm giàu vốn kiến thức cho các em.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC BON PHẶNG THUẬN CHÂU SƠN LA (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)