Sử dụng đồ dùng trực quan

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC BON PHẶNG THUẬN CHÂU SƠN LA (Trang 35 - 67)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2.Sử dụng đồ dùng trực quan

2.2.1. Ý nghĩa của đồ dùng trực quan

Đối với HSTH nói chung và với HS lớp 2 nói riêng, đồ dùng trực quan có ý nghĩa quan trọng trong việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. Điều này phần nhiều do đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em chi phối. Ở lứa tuổi các em tư duy còn thiên về trực quan. Chính vì vậy, trực quan cũng là yếu tố phải đảm bảo trong dạy học ở bất cứ môn học nào ở Tiểu học.

Đồ dùng dạy học là phương tiện để giúp GV cung cấp kiến thức, hình thành khả năng cho HS. Hơn nữa, đồ dùng dạy học được sử dụng hợp lí sẽ làm cho giờ học thêm sinh động, tích cực hóa hoạt động của HS, các em sẽ được thực hành nhiều hơn, kĩ năng thực hành của các em sẽ được củng cố. Tuy vậy trong quá trình dạy học GV không nên lạm dụng đồ dùng trực quan vì như vậy sẽ không kích thích HS phát triển tư duy trừu tượng, khả năng suy luận cũng bị giảm đi. Đồng thời nếu có quá nhiều đồ dùng trực quan trong giờ dạy sẽ làm phân tán sự chú ý của HS vào việc tiếp thu kiến thức và GV sẽ bị rối trong các hoạt động dạy học. Vì vậy GV nên có biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ để phát huy hiệu quả của đồ dùng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy, giờ dạy, HS chủ động, hứng thú hơn đối với bài học.

2.2.2. Một số đồ dùng trực quan cơ bản trong giờ Tập đọc để rèn luyện kĩ năng đọc cho HS

Trong dạy học Tập đọc ở Tiểu học có rất nhiều đồ dùng trực quan khác

nhau để rèn luyện kĩ năng đọc cho HS. Ở đề tài này chúng tôi sử dụng một số đồ dùng thông dụng được sử dụng phổ biến trong giờ Tập đọc: sử dụng bảng phụ, sử dụng phiếu bài tập, sử dụng tranh ảnh trong giờ Tập đọc.

2.2.2.1. Sử dụng bảng phụ

Bảng phụ là đồ dùng trực quan rất cần thiết đối với mỗi GV trong các tiết học nói chung, tiết học Tập đọc nói riêng. Bảng phụ được ghi viết sẵn để chuẩn bị những nội dung kiến thức cần được trú trọng, yêu cầu khi đọc nhằm tiết kiệm thời gian viết bảng trên lớp và trình bày những kiến thức chính xác, nhanh chóng, khoa học. Bảng phụ khi sử dụng yêu cầu phải đẹp, chữ viết phải nắn nót, chính xác, sáng rõ, để ở vị trí tất cả HS đều nhìn thấy rõ. Trong dạy học Tập đọc cho HS lớp 2 bảng phụ thể hiện ngữ điệu khi đọc bằng các kí hiệu (ngắt hơi dùng kí hiệu (/), nghỉ hơi (//), lên giọng (/^), nhấn giọng ( _ ))….Như vậy HS quan sát và luyện đọc sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả đọc cao hơn.

- Một số thao tác khi sử dụng bảng phụ:

+ GV trình bày bảng phụ đoạn văn (khổ thơ) luyện đọc và yêu cầu HS quan sát.

+ GV đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS trong lớp đọc thầm, 1 HS đọc to cho cả lớp nghe.

+ GV yêu cầu HS tìm những từ cần nhấn giọng và những chỗ ngắt nghỉ, gọi HS lên đánh dấu vào bảng phụ.

VD: Sau đây chúng tôi xin dẫn ra một ví dụ về sử dụng bảng phụ khi luyện đọc cho HS lớp 2.

Bài: “ Thêm sừng cho ngựa ” (TV2 – Tập 1) trong phần luyện đọc, sau

khi GV gọi 3HS đọc bài văn, GV treo bảng phụ được chọn để luyện đọc.

“Bin rất ham vẽ. Trên nền nhà, ngoài sân gạch, chỗ nào cũng có những bức vẽ của em, bức thì vẽ bằng phấn, bức thì vẽ bằng than. Thấy thế, mẹ mua cho em một quyển vở vẽ, một hộp bút chì màu và bảo:

- Con vẽ con ngựa của nhà mình cho mẹ xem !

Bin đem vở và bút ra tận chuồng ngựa tập vẽ. Hí hoáy một lúc lâu, vẽ rồi xóa, xóa rồi lại vẽ. Cuối cùng, Bin cũng vẽ xong, em đem bức vẽ vào khoe với mẹ.”

GV yêu cầu HS đọc thầm để tìm được giọng đọc cho đoạn. Tìm những từ cần nhấn giọng, những chỗ cần ngắt nghỉ, những từ ngữ cần nâng cao khi đọc,

giọng đọc lời của các nhân vật. Với yêu cầu trên HS sẽ phải quan sát bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc để xác định những từ cần nhấn giọng. Sau khi thống nhất ý kiến của HS, GV kết luận lại những chỗ cần nhấn giọng, hạ giọng và ngắt nghỉ, sau đó GV gọi 1 HS lên bảng để đánh dấu và yêu cầu HS luyện đọc.

“ Bin rất ham vẽ//. Trên nền nhà/, ngoài sân gạch/, chỗ nào cũng có những bức vẽ của em/, bức thì vẽ bằng phấn/, bức thì vẽ bằng than//. Thấy thế/, mẹ mua cho em một quyển vở vẽ /, một hộp bút chì màu và bảo//:

- Con vẽ con ngựa của nhà mình cho mẹ xem //!

Bin đem vở và bút ra tận chuồng ngựa tập vẽ//. Hí hoáy một lúc lâu/, vẽ rồi xóa/, xóa rồi lại vẽ//. Cuối cùng/, Bin cũng vẽ xong/, em đem bức vẽ vào khoe với mẹ//.”

Như vậy việc sử dụng bảng phụ đúng quy cách, đúng thời điểm và có phương pháp sẽ tạo ra được hiệu quả cho giờ dạy, HS sẽ tiếp thu bài và luyện đọc tốt hơn. Đối với Trường Tiểu học Bon Phặng, HSDT nhiều, trình độ đọc tiếng Việt chưa được tốt đặc biệt là các em chưa có kĩ năng đọc, do vậy sử dụng bảng phụ là vấn đề cần thiết.

2.2.2.2. Sử dụng phiếu bài tập

Phiếu bài tập được sử dụng khi rèn luyện kĩ năng đọc có ý nghĩa quan trọng. Đây là một đồ dùng dạy học rất dễ chuẩn bị. Phiếu bài tập được chuẩn bị khi rèn luyện kĩ năng đọc chủ yếu ở phần xác định giọng đọc, cách đọc và trong các tiết ôn tập giữa và cuối học kì. Phiếu bài tập thường được sử dụng kèm theo hình thức thảo luận nhóm như: Nhóm 2, nhóm 4. Vì vậy tạo nên không khí lớp học sôi nổi, HS nắm được kiến thức của bài nhanh hơn cũng như rèn luyện kĩ năng về ngôn ngữ (viết và trình bày phiếu), tư duy, phản xạ nhanh.

Việc sử dụng phiếu bài tập khi luyện đọc rất dễ dàng và hiệu quả nhưng hầu như chưa được GV trong Trường Tiểu học Bon Phặng chú trọng. Sử dụng phiếu bài tập khi luyện đọc hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều, HS được thực hành tăng cường khả năng xác định cách đọc, giọng đọc của văn bản, em nào cũng được hoạt động nên tạo được hứng thú cho HS. Chúng tôi đã dùng phiếu học tập để luyện đọc cho HS lớp 2.(xem phần mục lục).

2.2.2.3. Sử dụng tranh ảnh trong giờ tập đọc

Tranh, ảnh là loại hình thiết bị dạy học tạo hình, nhằm tác động vào thị giác của người quan sát, chúng được phát huy ở các giờ Tập đọc trong những trường hợp sau:

+ Sử dụng tranh, ảnh minh họa giúp HS hiểu và cảm thụ bài đọc thêm sâu sắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tranh, ảnh giúp cho việc giảng giải các từ ngữ trong bài tập đọc cụ thể sinh động hơn.

+ Tranh, ảnh giới thiệu người thực, việc thực làm cho giá trị chân thực của nội dung được khẳng định, sức thuyết phục của nội dung được nâng cao. Việc sử dụng tranh, ảnh trong việc rèn luyện kĩ năng đọc cho HS lớp 2 sẽ nâng cao hiệu quả đọc cho HS khi các giờ học Tập đọc trên lớp thật sự sinh động, hấp dẫn và hiệu quả cao.

VD: Mỗi bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 2 đều có những tranh, ảnh minh họa, GV có thể phóng to tranh để HS quan sát, phân tích,… qua đó HS sẽ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài học, cũng như ý nghĩa mà bài học muốn truyền tải.

2.3. Thiết kế hệ thống câu hỏi trong tìm hiểu bài Tập đọc để rèn luyện kĩ năng đọc cho HS năng đọc cho HS

2.3.1. Tác dụng của hệ thống câu hỏi

Câu hỏi trong bài Tâp đọc thường đặt ra trên cơ sở gắn với nhân vật, tiết,

hình ảnh, ngôn ngữ, ý nghĩa,… của văn bản đọc và cơ sở quan trọng định hướng suy nghĩ. Tìm tòi giúp HS dễ dàng tiếp cận bài đọc có kết quả hơn. Thông qua hệ thống câu hỏi, GV hướng dẫn HS tiến hành khai thác nội dung của bài. Nhờ có hệ thống câu hỏi các nội dung của bài được HS tìm hiểu một cách có chủ đích và theo một hệ thống nhất định. Nhờ đó HS nắm bài một cách có ý thức. Thông qua trả lời câu hỏi mà các kĩ năng về phân tích, tổng hợp của HS được phát triển. HS có điều kiện để phát triển kĩ năng nói là một trong các kĩ năng cần rèn luyện. GV cần căn cứ vào trình độ của HS lớp 2 để đưa ra những câu hỏi phù hợp. Nếu câu hỏi khó bao gồm nhiều ý, GV cần tách ra thành nhiều câu hỏi nhỏ. Đối với

những HS dân tộc điều này rất có ý nghĩa các em được tạo điều kiện tiếp xúc với Tiếng Việt, trong lớp không chỉ những em khá giỏi mới được tham gia xây dựng bài mà cả những em HS yếu cũng có cơ hội nói lên ý kiến của mình.

2.3.2. Biện pháp giúp HS trả lời câu hỏi trong tìm hiểu bài tập đọc

Thông thường có một số loại câu hỏi tìm hiểu bài như sau: Câu hỏi tìm hiểu ý (1)

Câu hỏi tóm lược nội dung (2) Câu hỏi suy luận (3)

Những câu hỏi này yêu cầu HS trả lời không giống nhau. Với loại câu hỏi (1) HS có thể dựa vào các câu trong từng đoạn để tìm ý trả lời. Với loại câu hỏi (2) đòi hỏi HS có khả năng tổng hợp, tóm tắt mới trả lời được. Với loại câu hỏi (3) thì đòi hỏi các em có khả năng tưởng tượng phong phú, có khả năng so sánh, đối chiếu,…Với loại câu hỏi này hầu như là quá khó với HSDT và HS yếu. Do khả năng hiểu còn kém và khả năng nói hạn chế nên HS khi trả lời câu hỏi thường mắc một số lỗi:

- Khi trả lời các câu hỏi của bài Tập đọc các em thường chưa biết sắp xếp, tổ chức các ý để trả lời.

- Những dạng câu hỏi mang tính chất tổng hợp, khi trả lời cần khái quát ý của một đoạn hay cả bài thường là những câu hỏi khó, cần phải được hướng dẫn cẩn thận khi lên lớp.

Để giúp các em HS trả lời các câu hỏi trong bài Tập đọc GV nhất thiết phải hướng dẫn các em nắm vững đặc trưng hệ thống câu hỏi trong từng loại văn bản khác nhau trước khi yêu cầu các em trả lời. Nếu HS chưa nắm được sự khác biệt giữa các thể loại bài đọc thì chất lượng trả lời câu hỏi sẽ không đạt yêu cầu mong muốn. GV cần bố trí thời gian phù hợp để các em đọc, hiểu văn bản, hiểu đầy đủ yêu cầu của các câu hỏi, GV có thể nêu hoặc yêu cầu HS xác định yêu cầu cụ thể của mỗi câu hỏi trước khi cho các em trả lời. GV nhất thiết không nóng vội chạy theo thời gian cho xong nội dung bài cần dạy. Chỉ có trên cơ sở HS nắm được câu hỏi và trả lời được câu hỏi thì kết quả đọc hiểu của HS mới đạt yêu cầu.

Trong hướng dẫn HS trả lời câu hỏi của bài Tập đọc, GV cần chú ý tổ chức để tất cả HS được trả lời câu hỏi, tránh tình trạng chỉ cho một số em trả lời, chỉ ưu tiên những em hay trả lời. Nếu làm như vậy một bộ phận HS sẽ không có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình và sẽ làm cho các em mất tự nhiên, tự tin trong học tập. Đối với những câu hỏi khó, GV cần chia nhỏ các đơn vị câu hỏi, thay đổi kiểu hỏi hoặc có gợi ý để HS dễ dàng trả lời.

2.3.3. Cách đạt câu hỏi trong một số dạng bài cụ thể

2.3.3.1. Đối với văn xuôi

a. Đặc điểm của văn xuôi

Trong SGK Tiếng VIệt 2, các bài tập đọc chủ yếu ở dạng văn xuôi nên trong quá trình giảng dạy GV cần lưu ý tới đặc điểm cơ bản của bài đọc như nội dung, ý nghĩa, chủ đề, ngôn ngữ, hình ảnh, diễn đạt,... Hầu hết các bài tập đọc ở lớp 2 đều mang tính truyện – được sáng tác bằng văn xuôi. Nói đến truyện là nói đến cốt truyện, lời kể, lời miêu tả, lời nhân vật,…

Cốt truyện chính là hệ thống các sự kiện, tức là những việc làm, những ứng xử những biến đổi hoặc sự phá vỡ cái thăng bằng trật tự ban đầu để dẫn tới một loạt các biến cố tiếp theo…cốt truyện được sắp xếp khéo léo, hợp lí sẽ tạo sự hấp dẫn đối với người đọc, người nghe. Vì vậy GV cần nắm rõ cốt truyện, từ đó mới định hướng cho HS cách đọc, cách tìm hiểu bài. HS hiểu bài, nắm được lời kể, lời miêu tả trong truyện, lời kể và lời miêu tả trong truyện luôn hướng người đọc ra thế giới mà tác giả muốn nói tới trong tác phẩm. Bên cạnh đó, lời nhân vật cũng cần được chú ý. Chẳng hạn, người dẫn truyện có vai trò dẫn dắt bạn đọc đi vào thế giới mà tác giả phản ánh.

Một đặc điểm văn xuôi không thể thiếu được đó chính là nhân vật trong truyện được khắc họa đầy đặn, nhiều mặt và đầy đủ nhất. Do đó GV phải giúp HS nắm được các nhân vật, tuyến nhân vật, tính cách của từng nhân vật.

b.Thiết kế hệ thống câu hỏi

Căn cứ vào đặc điểm trên, chúng tôi mạnh dạn thiết kế hệ thống câu hỏi với những bài tập đọc cụ thể. Đối với HS Trường Tiểu học Bon Phặng - Thuận Châu - Sơn la, do đặc điểm nhận thức của các em còn nhiều hạn chế khả năng

ghi nhớ còn chưa cao. Vì vậy khi thiết kế câu hỏi tìm hiểu bài GV nên tránh những câu hỏi suy luận mang tính khái quát, trừu tượng không phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS.

VD: Trong bài Bàn tay dịu dàng (TV2 – Tập 1, tuần 8). GV đưa ra các câu hỏi tìm hiểu bài đơn giản nhưng trong đó vẫn bao gồm các dạng câu hỏi mang tính tổng quát, phát hiện, phân tích …giúp HS dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu bài. Với bài này GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

1. Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?

2. Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập? 3. Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An?

Ngoài những câu hỏi trên, GV có thể đưa ra những câu hỏi phụ nhằm gợi ý và giúp HS trả lời những câu hỏi trên.Ví dụ, trước khi trả lời câu hỏi thứ 2 “ Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?” GV có thể đưa ra câu hỏi phụ:

1. An đã nói gì với thầy giáo khi thầy giáo kiểm tra bài tập? HS trả lời An đã nói thật với thầy giáo là: “Thưa thầy, hôm nay em chưa làm bài tập!” để khắc sâu kiến thức cho HS GV có thể đưa ra câu hỏi 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. An đã hứa với thầy giáo điều gì?

Đây là những câu hỏi vừa với khả năng trình độ của HS lớp 2 giúp các em nắm bắt và dễ dàng hơn khi nắm bắt và tìm ý trả lời. Đối với những tác phẩm ở dạng văn xuôi, khi thiết kế hệ thống câu hỏi GV nên đưa ra những câu hỏi tập trung vào việc khai thác nội dung của bài đọc đồng thời GV cũng có thể nêu ra một vài câu hỏi mang tính suy luận, khái quát. Tuy nhiên với loại câu hỏi này không phải HS nào cũng trả lời được mà thường chỉ có những HS khá giỏi mới trả lời được. Vì vậy, khi đặt câu hỏi ở dạng này GV cần phải cân nhắc kĩ lưỡng để đặt câu hỏi phù hợp với trình độ của HS, tránh đưa ra những câu hỏi vượt quá yêu cầu của bài học.

Bằng việc thiết kế hệ thống câu hỏi, GV giúp HS tìm hiểu bài và nắm bài tốt hơn. Thông qua câu hỏi GV còn rèn luyện cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn đạt ý ngắn gọn, rõ ràng. Từ đó góp phần làm giàu vốn tri thức ngôn ngữ cho các

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC BON PHẶNG THUẬN CHÂU SƠN LA (Trang 35 - 67)