Lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh

Một phần của tài liệu Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho khách sạn hải đăng tp rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 90 - 107)

Công tác lắp đặt dàn nóng:

- Chuẩn bị sẵn bệ máy, máng và ống nước xả phía dàn nóng.

- Kiểm tra độ chắc chắn và vấn đề chống thấm của vị trí mái cần đặt máy.

- Di chuyển dàn nóng bằng bốn dây thép lắp vào dàn nóng để cẩu, sử dụng tấm lót tại các điểm tiếp xúc giữa máy và dây thép để tránh trầy, móp méo gây hư hỏng dàn nóng (hình vẽ).

- Lắp các thiết bị của dàn nóng trước.

- Không gian lắp đặt dàn nóng cần đảm bảo các thông số sau (hình vẽ): + Mặt trên dàn nóng cách mái che (nếu có) ít nhất 3 m.

+ Các mặt bên dàn nóng cách tường ít nhất 1 m.

- Khi tường bao quanh cao hơn dàn nóng (cụm dàn nóng tầng trệt): ta cần lắp các ống hướng gió cho dàn nóng.

6.1.1.2. Lắp đặt dàn lạnh

Lắp đặt dàn lạnh âm trần bốn hướng thổi, dàn lạnh âm trần một hướng thổi, dàn lạnh âm trần nối ống gió.

Công tác lắp đặt:

- Định vị trí cho dàn lạnh, dàn lạnh lắp trong không gian trần giả. - Không gian lắp đặt đảm bảo các thông số sau khoảng cách (hình vẽ): + Dàn lạnh cách trần ít nhất 0,02 m.

+ Hai đầu dàn lạnh cách tường ít nhất 1,5 m.

+ Bề mặt thổi và hồi của dàn lạnh cách sàn ít nhất 1,8 m. - Làm dấu vị trí lắp đặt.

- Lắp giá treo, kiểm tra độ chắc chắn của các ty treo. - Kiểm tra model dàn lạnh rồi treo dàn lạnh lên trên.

Hình 6.4. Không gian lắp đặt dàn lạnh Cassette 1 hướng thổi

:

6.1.2. Lắp đặt đường ống gas, đường ống nước xả, cách nhiệt cho hệ thống a) Lắp đặt, kích thước đường ống gas (xem bản vẽ số 13): a) Lắp đặt, kích thước đường ống gas (xem bản vẽ số 13):

Tổng năng suất dàn lạnh Ống gas [mm] Ống lỏng [mm]

< 80 15,9 9,52 80 ÷ 140 19,05 12,7 140 ÷ 180 22,2 12,7 180 ÷ 220 25,4 12,7 220 ÷ 300 28,6 12,7 300 ÷ 380 31,8 15,9 380 ÷ 420 34,9 15,9 420 ÷ 520 38,1 19,05 > 520 41,3 19,05 Hình 6.6. Sơ đồ kết nối dàn nóng và dàn lạnh

Công tác lắp đặt:

- Bảo quản ống gas cẩn thận khi di chuyển, tránh gây bóp méo đường ống. - Cần lắp vít hai đầu ống gas khi di chuyển và trước khi lắp đặt để tránh bụi bẩn rơi vào trong đường ống gas.

- Không để đầu ống chúi xuống đất khi các đầu ống không được bảo vệ. - Cần làm sạch đường ống trước khi kết nối.

- Hàn ống phải chắc chắn, cẩn thận, đảm bảo độ kín cho đường ống gas.

- Loe ống phải đồng đều, không nên dài quá cũng không nên ngắn quá, cần dùng thiết bị chuyên dùng để loe ống.

b) Lắp đặt, kích thước đường ống nước ngưng (xem bản vẽ số 13):

Năng suất dàn lạnh [kW] Đường kính ống nước ngưng [mm]

< 7 20

7 ÷ 17 25

17 ÷ 100 32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác lắp đặt :

- Cần tạo độ dốc xuống cho đường ống nước xả khoảng 1/100 hoặc hơn để đảm bảo nước ngưng chảy ra ngoài được.

- Nên lắp ống càng ngắn càng tốt để hạn chế bọt khí trong đường ống.

- Cần tạo bẫy cho các đường ống nước ngưng khi áp suất trong đường ống là áp suất âm.

c) Cách nhiệt cho hệ thống:

- Ta dùng vật liệu cách nhiệt là PE, độ dày thích hợp để đảm bảo đường ống không bị đọng sương.

- Ta nên bọc cách nhiệt cho các đoạn ống thẳng trước, các đoạn nối co sau. - Chỗ đoạn ống vuông góc ta bọc chéo góc 450 để đảm bảo độ kín nhất.

- Đối với đường ống nước ngưng của dàn lạnh ta cũng cần bọc cách nhiệt để tránh hiện tượng đọng sương.

6.2. KIỂM TRA VÀ CHẠY THỬ

6.2.1. Thử kín và thử bền

Trình tự thử kín như sau:

- Đóng van lỏng và van hơi phía dàn nóng trong quá trình kiểm tra. - Sử dụng khí Nitơ để kiểm tra độ kín của hệ thống điều hòa.

- Duy trì áp suất ít nhất trong vòng 24h và theo dõi giá trị áp suất: khi ta duy trì áp suất sau 24h mà giá trị áp suất trong hệ thống không đổi thì hệ thống không xì. Khi áp suất thấp hơn giá trị ban đầu cần kiểm tra nơi bị xì và xử lý.

- Khi áp suất trong hệ thống giảm ta kiểm tra xì bằng các cách dùng bọt xà phòng.

Lần Quá trình nạp Yêu cầu

1 Nạp với áp lực 3 kg/cm2, duy trì trong khoảng 3 phút để kiểm tra các vị trí xì lớn.

2 Nâng áp lực lên 15 kg/cm2, duy trì trong khoảng 3 phút để kiểm tra các vị trí xì lớn.

3 Nâng áp lực lên 28 kg/cm2, duy trì trong khoảng 24 h để kiểm tra các vị trí xì nhỏ.

Áp suất không đổi

trong quá trình thử

6.2.2. Hút chân không và nạp gas a) Hút chân không: a) Hút chân không:

Sử dụng thiết bị hút chân không chuyên dụng (Bơm hút chân không) để hút chân không cho hệ thống.

Ta tiến hành hút chân không như sau:

- Hút chân không lần đầu: Nối máy hút chân không vào đường lỏng và đường hơi của dàn nóng, bật máy chạy trong 2 giờ.

- Nếu áp suất bơm chân không đạt mức -755mmHg sau hai giờ thì trong hệ thống vẫn còn ẩm. Vì thế ta tiếp tục hoạt động bơm thêm 1 giờ.

- Nếu sau 3 giờ mà áp suất chân không chưa đạt yêu cầu thì có khả năng hệ thống bị xì, ta cần kiểm tra lại.

- Nếu sau 3 giờ mà áp suất chân không vẫn giữ nguyên -755mmHg là hệ thống đạt yêu cầu về độ chân không. Nếu có độ tăng áp suất nghĩa là hệ thống vẫn còn ẩm hoặc bị rò rỉ.

Cùng lúc nối máy hút chân không cả phía ống lỏng và ống hơi.

b) Nạp gas bổ sung cho hệ thống:

Tính lượng gas nạp bổ sung xác định bằng tổng chiều dài đường ống đi (gas lỏng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dùng cân nạp đúng lượng gas đã tính toán qua van đi (đường gas lỏng) sau khi hệ thống đã được hút chân không.

Nếu chưa nạp đủ lượng gas cần nạp ở trạng thái tĩnh, thì sẽ bổ sung trong quá trình vận hành hệ thống.

6.2.3. Chạy thử

Trước khi chạy thử cần kiểm tra cẩn thận các vần đề có liên quan như: - Dây điện:

+ Dây nguồn. + Dây điều khiển. + Dây tiếp đất.

- Đường ống gas: cách nhiệt ống gas đi và ống gas về; mở van gas đi, van gas về. Sau khi kiểm tra xong mà không có sự cố gì ta tiến hành cho hê thống chạy thử: - Cấp nguồn cho dàn nóng và dàn lạnh: bật các CB của dàn nóng và các dàn lạnh của các cụm máy cần thử.

- Khi máy chạy, ta quan sát các thông số về dòng điện, điện áp xem chúng có đảm bảo nằm trong giới hạn làm việc cho phép của máy hay không.

- Kiểm tra độ ồn của máy nén, hệ thống ống gió…

- Nếu một trong các yếu tố mà ta kiểm tra không thỏa mãn yêu cầu thì ta cần kiểm tra lại và có biện pháp khắc phục kịp thời.

6.3. MỘT SỐ SỰ CỐ VÀ CÁCH XỬ LÝ 6.3.1. Hệ thống không khởi động 6.3.1. Hệ thống không khởi động

Nguyên nhân Cách xử lý

Sự cố mất pha

Kiểm tra xem có bị ngược pha hay không. Nếu có thì ta đổi hai pha kề cho nhau

Sự cố mất tín hiệu dàn nóng và dàn lạnh Kiểm tra dây nối tín hiệu, nếu bị hỏng thì ta thay dây khác

Sự cố về cảm biến nhiệt độ phía dàn nóng

Kiểm tra giá trị điện trở cảm biến. Nếu hỏng thì thay mới

Sự cố về cảm biến nhiệt độ phía dàn lạnh Kiểm tra giá trị điện trở cảm biến. Nếu hỏng thì thay mới

Sự cố về xả nước ngưng

Kiểm tra công tắc mực nước trong dàn lạnh. Nếu bị hỏng thì thay bằng công tắc khác.

6.3.2. Hệ thống đang hoạt động bị dừng đột ngột

Nguyên nhân Cách xử lý

Sự cố về nước xả. Kiểm tra bơm nước xả, đường ống nước xả, công tắc mực nước

Sự cố về áp suất cao.

Kiểm tra công tắc bảo vệ áp suất cao phía dàn nóng. Kiểm tra nhiệt độ đường đẩy máy nén. Nếu nhiệt độ đường đẩy cao mà dòng máy nén thấp thì có thể máy bị thiếu hoặc mất gas.

Sự cố về áp suất thấp. Kiểm tra công tăc bảo vệ áp suất thấp phía dàn nóng

định mức. Bảo vệ đường đẩy máy nén, bảo vệ

nhiệt độ ngưng tụ.

Đo kiểm tra giá trị điện trở của cảm biến nhiệt độ.

6.3.3. Công suất lạnh thiếu a) Các nguyên nhân: a) Các nguyên nhân:

- Do cài địa chỉ dàn lạnh không đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do cài đặt mã công suất dàn lạnh không đúng. - Do hệ thống bị mất gas.

- Do gas trong hệ thống bị ẩm hoặc bị axit. - Do van 4 ngả bị rò.

- Dàn nóng hoạt động bình thường trong khi một số dàn lạnh không hoạt động. - Van tiết lưu bị ngẹt hoặc bị hỏng.

b) Cách xử lý:

Tất cả trường hợp hỏng thiết bị cần thay mới hoàn toàn. Trường hợp cài đặt địa chỉ sai thì cần kiểm tra và cài đặt lại.

KẾT LUẬN

Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần điện Gree, em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: Thiết kế hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho khách sạn Hải Đăng – thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Hệ thống điều hòa mà em thiết kế ở trên là hệ thống tương đối hiện đại với việc sử dụng công nghệ mới của ngành điều hòa không khí (máy nén biến tần).

Do khách sạn Hải Đăng phục vụ khách trong nước và quốc tế nên hệ thống điều hòa được thiết kế theo tiêu chuẩn Việt Nam và có tham khảo tiêu chuẩn nước ngoài về điều hòa không khí và thông gió cho các khách sạn.

Đây là hệ thống điều hòa đáp ứng được hầu hết các yêu cầu đặt ra của công trình như tính công nghệ và tính thẩm mỹ cao của khách sạn.

- Hệ thống điều hòa không khí đáp ứng được yêu cầu về công suất lạnh, yêu cầu thông gió cũng như tính thẩm mỹ và một số yêu cầu về tiện nghi phù hợp với đặc điểm của khách sạn.

- Cụm dàn lạnh được chọn phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng. - Vị trí lắp đặt cụm dàn nóng và dàn lạnh là hợp lý.

- Việc sử dụng máy nén biến tần nên ta dễ dàng điều chỉnh năng suất lạnh của hệ thống điều hòa phù hợp với yêu cầu sử dụng lạnh cũng như tiết kiệm được điện năng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa đến 30% so với hệ không dùng công nghệ biến tần như hệ dùng nước lạnh.

Tuy nhiên do đặc điểm của công trình xây dựng là không có mái che và có nhiều kính nên nhiệt tải Q0 tăng lên, do đó điện năng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa chắc chắn sẽ tăng một lượng đáng kể. Vì vậy theo ý kiến đề xuất của cá nhân em thì ta nên dùng biện pháp che nắng cho mái bằng tôn để tạo ra một tầng không khí lưu thông khoảng 1m.

Phương án điều hòa, xử lý không khí và thông gió mà em thiết kế ở đây là hoàn toàn có khả thi. Tuy nhiên vẫn chỉ dừng lại ở góc độ một đồ án tốt nghiệp đại học, còn để đi vào thi công thực tế thì cần phải cụ thể hóa hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Lợi – Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005.

2. Lê Chí Hiệp – Kỹ thuật điều hòa không khí. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2001. 3. Catolog của Gree.

4. Võ Chí Chính – Điều hòa không khí và thông gió. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005.

5.Bùi Hải, Hà Mạnh Thư, Vũ Xuân Hùng – Hệ thống điều hòa không khí và thông gió. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005.

6. Hà Đăng Trung, Nguyễn Quân – Kỹ thuật điều tiết không khí. NXB Khoa học và kỹ thuật, 2005.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...1

LỜI CAM ĐOAN...3

DANH MỤC VIẾT TẮT...4

Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU ...5

1.1. KHÁI NIỆM ...5

1.2. VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ...5

1.2.1. Ảnh hưởng của điều hòa không khí đến sức khỏe con người ...5

1.2.2. Ảnh hưởng của điều hòa không khí đến sản xuất ...6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ...8

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH ...8

2.2. CHỌN CẤP ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ...11

2.3. CHỌN THÔNG SỐ THIẾT KẾ...11

2.3.1. Chọn thông số thiết kế ngoài nhà...11

2.3.2. Chọn thông số thiết kế trong nhà ...12

2.3.2.1. Nhiệt độ và độ ẩm không khí ...12

2.3.2.2. Tốc độ không khí ...13

2.3.2.3. Gió tươi và hệ số thay đổi không khí...13

2.3.2.4. Độ ồn cho phép...13

2.4. CHỌN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ CHO CÔNG TRÌNH...14

2.4.1. Phương án lựa chọn...14

2.4.2. Các ưu điểm vượt trội của hệ GMV...15

Chương 3: TÍNH TOÁN NHIỆT TẢI (theo phương pháp Carrier)...17

3.1. TỔNG QUÁT ...17

3.2. TÍNH NHIỆT HIỆN THỪA VÀ NHIỆT ẨN THỪA...19

3.2.1. Nhiệt thừa do sự xâm nhập của các nguồn nhiệt bên ngoài vào trong không gian cần điều hòa...19

3.2.1.2. Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do t: Q21...22

3.2.1.3. Nhiệt hiện truyền qua vách Q22...23

3.2.1.4. Nhiệt hiện truyền qua nền Q23...26

3.2.1.5. Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QN...27

3.2.1.6. Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt QL...28

3.2.2. Nhiệt thừa xuất phát từ bên trong không gian cần điều hòa...29

3.2.2.1. Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q31...29

3.2.2.2. Nhiệt hiện tỏa do máy móc Q32...30

3.2.2.3. Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa ra Q4...31

Phụ lục 1. Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q11...32

Phụ lục 2. Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do t: Q21...33

Phụ lục 3a1. Nhiệt hiện truyền qua tường bao Q22tb...34

Phụ lục 3a2. Nhiệt hiện truyền qua tường ngăn Q22tn...36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 3b. Nhiệt hiện truyền qua cửa ra vào Q22c...37

Phụ lục 3c. Nhiệt hiện truyền qua kính Q22k...38

Phụ lục 4. Nhiệt hiện truyền qua nền Q23...39

Phụ lục 5a. Nhiệt hiện do gió tươi mang vào QhN...40

Phụ lục 5b. Nhiệt ẩn do gió tươi mang vào QaN...42

Phụ lục 6a. Nhiệt hiện do gió lọt mang vào QhL...43

Phụ lục 6b. Nhiệt ẩn do gió lọt mang vào QaL...44

Phụ lục 7. Nhiệt hiện tỏa do đèn chiếu sáng Q31...45

Phụ lục 8. Nhiệt hiện tỏa do máy móc, thiết bị Q32...46

Phụ lục 9. Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa Q4...48

Phụ lục 10. Tổng hợp kết quả tính toán nhiệt...49

3.3. THÀNH LẬP VÀ TÍNH TOÁN SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ ...50

3.3.1. Các quá trình cơ bản trên ẩm đồ...50

3.3.1.1. Quá trình sưởi ấm không khí đẳng ẩm dung ...51

3.3.1.2. Quá trình làm lạnh và khử ẩm ...51

3.3.1.3. Quá trình hòa trộn ...52

3.3.2. Thành lập sơ đồ điều hòa không khí ...53

3.3.3. Sơ đồ tuần hoàn một cấp ...54

3.3.3.1. Sơ đồ nguyên lí ...54

3.3.3.2. Nguyên lí làm việc của hệ thống ...54

3.3.4. Xác định các điểm trên ẩm đồ...55

3.3.4.1. Điểm gốc và hệ số nhiệt hiện SHF (Sensible Heat Factor)...55

3.3.4.2. Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (Room Sensible Heat Factor)...55

3.3.4.3. Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand Sensible Heat Factor)...56

3.3.4.4. Hệ số đi vòng BF (Bypass Factor)...56

3.3.4.5. Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (Effective Sensible Heat Factor).57 Bảng 3.2. Tổng hợp các hệ số nhiệt hiện...58

3.3.4.6. Biểu diễn các quá trình trên ẩm đồ...59

3.3.5. Kiểm tra hiệu nhiệt độ phòng và nhiệt độ thổi vào...61

Chương 4: CHỌN MÁY, THIẾT BỊ VÀ THIẾT KẾ MẠNG ỐNG…….. ...……63

4.1. CHỌN MÁY VÀ THIẾT BỊ...63 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.1. Sơ lược hệ thống cấp lạnh ...63

Một phần của tài liệu Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho khách sạn hải đăng tp rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 90 - 107)