Chọn bộ chia gas (Refnet)

Một phần của tài liệu Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho khách sạn hải đăng tp rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 73 - 107)

5 4 3 2 1

Hình 4.1. Sơ đồ chọn bộ chia gas Refnet của tầng 11

FCU 01 5 kW FCU 02 5 kW FCU 03 5 kW FCU 04 5 kW FCU 05 5 kW FCU 06 3,5 kW 1 2 3 4 5

Bảng chọn Refnet theo catolog thương mại của hãng Gree:

Lựa chọn bộ chia gas Refnet dựa trên nguyên tắc: Lưu lượng gas đầu vào Refnet bằng tổng lưu lượng gas ở hai đầu ra Refnet.

Từ sơ đồ hình 4.1 ở trên ta tính tổng năng suất lạnh X của các dàn lạnh qua từng Refnet là: X5 = 3,5 + 5 = 8,5 kW X4 = X5 + 5 = 8,5 + 5 = 13,5 kW X3 = X4 + 5 = 13,5 + 5 = 18,5 kW X2 = X3 + 5 = 18,5 + 5 = 23,5 kW X1 = X2 + 5 = 23,5 + 5 = 28,5 kW

Tra trong bảng chọn Refnet của hãng Gree ở trên ta chọn bộ Refnet cho tầng 11 như sau:

Số thứ tự Refnet Năng suất lạnh tổng X [kW] Model Refnet

1 28,5 FQ01 2 23,5 FQ01 3 18,5 FQ01 4 13,5 FQ01 5 8,5 FQ01 Các tầng khác ta cũng tính chọn tương tự. 4.2. BỐ TRÍ MÁY 4.2.1. Cụm dàn nóng Tổng năng suất lạnh X

của các dàn lạnh [kW] Model Refnet

X < 150 FQ01

150 < X < 300 FQ02

Các cụm dàn nóng của máy GMV được bố trí trên tầng thượng của khách sạn. Vị trí máy phải thông thoáng để thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa đồng thời đảm bảo tính mỹ quan cho công trình.

Các dàn nóng được đặt cố định nhờ các bulông nền. Khi lắp đặt cần lấy dấu chính xác vị trí lắp đặt cũng như độ tương quan giữa các máy, đảm bảo khe hở thích hợp cho gió luân chuyển.

Cụm dàn nóng GMV có kích thước nhỏ gọn, không làm ảnh hưởng đến kết cấu mái, hơi nóng thổi thẳng đứng, tiết kiệm được không gian lắp đặt.

4.2.2. Dàn lạnh

Hệ thống điều hòa của khách sạn sử dụng ba loại dàn lạnh khác nhau phù hợp công nghệ, tính kinh tế cũng như phù hợp với nội thất trong phòng làm tăng thêm tính mỹ quan cho công trình, đảm bảo được các yêu cầu khác nhau của các phòng.

Các dàn lạnh được treo bằng các ty sắt cố định trên trần, các ty sắt này được phủ một lớp sơn chống rỉ để hạn chế hiện tượng rỉ sét.

Trong quá trình lắp đặt cần sử dụng các dụng cụ cân bằng như thước thủy hay dây dọi để đảm bảo cho dàn lạnh cân bằng. Dàn lạnh cần có độ nghiêng về phía đường ống nước xả, tránh trường hợp ngược lại.

4.2.3. Hệ thống ống gas

Ống gas dùng để kết nối dàn nóng với dàn lạnh và các dàn lạnh chung cùng một dàn nóng với nhau.

Các ống gas chính được được đặt dọc theo trục kỹ thuật, khi rẽ nhánh thì ta sử dụng các bộ chia gas (Refnet) với các kích thước khác nhau đảm bảo phân phối môi chất lạnh phù hợp cho các dàn lạnh.

Do hệ thống ống gas đi trong trục kỹ thuật và đi trong trần giả nên đảm bảo được tính mỹ quan của công trình.

4.2.4. Tủ điện tổng và tủ điện điều khiển

Điện được cung cấp từ nguồn đến các tủ điện khác của mỗi tầng. Mỗi dàn nóng của hệ GMV sử dụng một điện nguồn: 3 pha - 380 ÷ 415V - 50 Hz

Ở mỗi tầng có một tủ điện điều khiển riêng. Tất cả các aptomat của các dàn lạnh của mỗi tầng được đặt trong các tủ này. Mỗi dàn lạnh sử dụng một điện nguồn: 1 pha - 220 ÷ 240 V - 50 Hz

4.2.5. Hệ thống điều khiển

- Bộ điều khiển từ xa không dây: điều khiển cục bộ cho từng dàn lạnh ở mỗi phòng. Thiết bị điều khiển từ xa không dây này cài đặt giá trị các thông số trong phòng như: nhiệt độ, tốc độ gió, chế độ tắt / mở cho từng dàn lạnh hoặc một tổ dàn lạnh đã được kết nối.

- Bộ điều khiển trung tâm được đặt trong phòng kỹ thuật: có khả năng điều khiển được tối đa 64 dàn lạnh một cách độc lập.

+ Phân cấp điều khiển cho bộ điều khiển không dây.

+ Màn hình hiển thị tình trạng hoạt động của hệ thống, của từng dàn lạnh, các chế độ cài đặt.

+ Màn hình hiển thị mã sự cố khi hệ thống gặp sự cố, giới hạn các thông số hoạt động của các dàn lạnh quản lý.

Tổng chiều dài dây lên đến 2 km, dễ dàng thích ứng với việc mở rộng hệ thống. Các tín hiệu từ các dàn lạnh đưa về bộ điều khiển trung tâm để phân tích, xử lý rồi đưa ra tín hiệu điều khiển. Thiết bị xử lý và chuyển đổi tín hiệu cho máy tính và phần mềm kèm theo sẽ giúp chúng ta có thể quản lý bằng máy tính: cài đặt nhiệt độ phòng, tốc độ gió…

- Bộ điều khiển cao cấp:

+ Hiển thị màn hình trực quan bằng đồ họa. + Quản lý thông minh từ xa.

+ Lập lịch điều khiển / vận hành tự động. + Điều khiển nhiệt độ chênh lệch.

+ Chức năng theo dõi, kiểm tra sự cố từ xa. + Giới hạn nhiệt độ sử dụng.

Chương 5

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN, PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ

5.1. YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI GIÓ

Hệ thống điều hòa không khí và thông gió là sự kết hợp của nhiều khâu khác nhau như: thông gió (cấp khí tươi và thải khí thải) và xử lý không khí (sưởi ấm, làm lạnh, hút ẩm, gia ẩm, làm sạch) cũng như khả năng tự động khống chế trạng thái không khí không đổi phục vụ cho mọi yêu cầu tiện nghi hoặc công nghệ ở các thiết bị chuyên dùng sau đó không khí được quạt vận chuyển qua đường ống gió, phân phối vào không gian điều hòa qua miệng thổi rồi quay về ống gió hồi trở lại buồng xử lý không khí. Nếu tất cả các khâu đều tốt, riêng khâu vận chuyển và phân phối không khí, hồi gió làm không tốt thì toàn bộ hệ thống điều hòa không khí sẽ làm việc không hiệu quả.

Chẳng hạn, nếu phòng điều hòa cao có trần cao khoảng 2,8 m thì việc bố trí miệng thổi trên trần là hợp lý. Khi cần làm lạnh, gió lạnh do có mật độ cao hơn nên có xu hướng đi xuống dưới, vào vùng làm việc (vùng có người làm việc - chiều cao 2 m từ mặt sàn). Nhưng nếu trần phòng điều hòa quá cao 4 ÷ 5 m hoặc trong các phòng khách rộng trần cao 7 ÷ 8 m thì miệng thổi đặt trên trần có tác dụng tốt trong mùa hè.

Đối với trường hợp công trình “khách sạn Hải Đăng” thì ta chọn cách phân phối không khí bằng các miệng thổi trên trần, dàn lạnh bốn hướng thổi cho các phòng ở tầng trệt và tầng 17 do các phòng này có không gian rộng; còn các phòng khác ở các tầng còn lại ta chọn cách phân phối không khí bằng cách thổi ngang dòng là hợp lý nhất do không gian ở các phòng này không lớn.

Khi thiết kế hệ thống thông gió hoặc tổ chức trao đổi nhiệt ẩm trong phòng, người ta còn phải nghiên cứu cụ thể các yêu cầu cho từng vị trí phát nhiệt, phát ẩm để có giải pháp đúng đắn, tiết kiệm năng lượng.

Hệ thống vận chuyển, phân phối không khí và thông gió phải đảm bảo cung cấp lượng gió tươi cần thiết cho không gian điều hòa, phân phối gió đồng đều trong phòng, tuần hoàn gió với trở lực bé nhất.

Ở đây ta sử dụng hình thức cấp gió tươi bằng cách lấy thẳng gió tươi từ bên ngoài sau khi được làm sạch, một phần thì thổi vào buồng hòa trộn của dàn lạnh (đối với các phòng sử dụng dàn lạnh âm trần), một phần thổi thẳng trực tiếp vào phòng (đối với các phòng sử dụng dàn lạnh âm trần một hướng thổi) còn các phòng khác ta cấp gió tươi tự nhiên qua rò lọt.

Đối với hệ thống hút khí thải từ phòng ra ngoài môi trường ta dùng hệ thống đường ống hút gió thải từ nhà vệ sinh để thải thẳng ra môi trường bên ngoài cho hầu hết các phòng, còn các phòng khác ta hút khí thải tự nhiên.

Hệ thống thông gió (cấp gió tươi và thải khí thải) được trình bày chi tiết ở mục 5.3 bên dưới.

5.2. LỰA CHỌN VÀ BỐ TRÍ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ 5.2.1. Yêu cầu của miệng thổi và miệng hút 5.2.1. Yêu cầu của miệng thổi và miệng hút

Lựa chọn miệng thổi, miệng hút và hình thức thổi gió ta dựa vào lưu lượng không khí cần thiết, diện tích sàn, chiều cao từ sàn tới trần đồng thời cũng phải đảm bảo các chỉ tiêu sau:

- Đảm bảo phân phối gió đồng đều trong không gian điều hòa và tốc độ gió trong vùng làm việc không được vượt quá phạm vi cho phép.

- Trở lực là nhỏ nhất.

- Có kết cấu đẹp, hài hòa vói nội thất trong phòng. - Có cấu tạo chắc chắn và độ ồn cho phép.

- Dễ dàng lắp đặt và tháo rỡ khi bảo dưỡng.

5.2.2. Chọn miệng thổi

Tính chọn ví dụ cho phòng 102:

Phòng 102 sử dụng dàn lạnh GMVL-R50P/D-K có lưu lượng gió tuần hoàn qua miệng thổi là: L = 840 m3/h (xem bảng 4.2 ở trên).

Dựa vào catolog thương mại của hãng Gree ta chọn miệng thổi cho phòng 102 là miệng thổi khuyếch tán có kích thước: 600  600 mm.

Phòng 102 sử dụng 2 dàn lạnh GMVL-R50P/D-K , mỗi dàn lạnh thổi gió lạnh qua 2 miệng thổi. Vậy phòng 102 sử dụng tất cả 4 miệng thổi khuyếch tán có kích thước: 600  600 mm.

Các phòng khác ta cũng tính chọn miệng thổi tương tự.

Vị trí của các miệng thổi được thể hiện trên bản vẽ thiết kế.

5.2.3. Chọn miệng hồi

Tính chọn ví dụ cho phòng 203:

Lưu lượng gió hồi vào buồng hòa trộn: LT = 742,91 m3/h

Dựa vào catolog thương mại của hãng Gree ta chọn miệng hồi cho phòng 203 là miệng hồi dạng khe có kích thước: 700  150 mm.

Các phòng khác ta cũng tính chọn miệng hồi tương tự.

Vị trí của các miệng hồi được thể hiện trên bản vẽ thiết kế.

5.2.4. Chọn miệng cấp gió tươi

Tính chọn ví dụ cho phòng 206:

Theo bảng 4.19[1] thì lượng không khí tươi cần thiết cho một người trong một giây là: l = 7,5 l/s = 27 m3/h.

Phòng 206 có 2 người, nên lượng không khí tươi cần thiết cho hai người trong một giây là: LN = 2.7,5 = 15 l/s = 56 m3/h.

Dựa vào catolog thương mại của hãng Gree ta chọn miệng cấp gió tươi cho phòng 206 là miệng cấp gió tươi FAG có kích thước: 200  200 mm.

Các phòng khác ta cũng tính chọn miệng cấp gió tươi tương tự.

Vị trí của các miệng cấp gió tươi được thể hiện trên bản vẽ thiết kế.

5.2.5. Chọn miệng hút khí thải

Lưu lượng không khi thải hút ra bằng lượng không khí tươi cấp vào phòng. Vậy ta chọn miệng hút khí thải EAG có kích thước bằng kích thước của miệng cấp gió tươi: 200  200 mm.

Các phòng khác ta cũng tính chọn miệng hút khí thải tương tự.

Vị trí của các miệng hút khí thải được thể hiện trên bản vẽ thiết kế.

5.3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ 5.3.1. Khái niệm và mục đích của thông gió 5.3.1. Khái niệm và mục đích của thông gió

5.3.1.1. Khái niệm

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người trong không gian điều hòa thường sinh ra các chất độc hại và nhiệt thừa, ẩm thừa làm cho các thông số khí hậu ở trong không gian điều hòa bị thay đổi, mặt khác nồng độ oxy cần thiết cho con người giảm, làm cho con người trở lên mệt mỏi và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

Vì vậy cần thiết phải thải không khí đã bị ô nhiễm (bởi các chất độc hại và nhiệt) ra bên ngoài, đồng thời thay thế vào đó là không khí lấy từ môi trường bên ngoài đã được xử lý, không có các chất độc hại, có nhiệt độ và độ ẩm phù hợp và lượng oxy đảm bảo. Quá trình như vậy gọi là thông gió.

Quá trình thông gió thực chất là quá trình thay đổi không khí trong phòng đã bị ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời đã qua xử lý.

5.3.1.2. Mục đích của việc thông gió

Thông gió có nhiều mục đích trong việc điều hòa không khí, nổi bật như:

- Thải các chất độc hại trong phòng ra bên môi trường bên ngoài. Trong không gian sinh hoạt, chẳng hạn như khách sạn…chất độc hại phổ biến nhất là CO2.

- Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài. - Cung cấp lượng oxy cần thiết cho con người.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, mục đích của việc thông gió còn để khắc phục các sự cố như lan tỏa các chất độc hại hoặc hỏa hoạn.

5.3.2. Các biện pháp thông gió

Để thực hiện việc thông gió ta có hai phương án: thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức.

5.3.2.1. Thông gió tự nhiên

Không khí trong nhà và ngoài trời được trao đổi nhờ sự chênh lệch áp suất gây ra bởi dòng chuyển động của gió do chênh lệch mật độ không khí và chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong không gian điều hòa.

Thông gió tự nhiên là do:

- Rò lọt không khí khi mở cửa sổ, mở cửa ra vào (số lần mở cửa càng nhiều độ rò lọt càng cao) hoặc rò lọt không khí từ những chỗ hở, lỗ hổng của kết cấu bao che. Hiện tượng rò lọt không khí trong trường hợp này ta không thể kiểm soát được.

- Rò lọt qua các khe cửa theo chiều hướng nhất định được tính toán trước. Hiện tượng rò lọt không khí trong trường hợp này người ta có thể kiểm soát được.

5.3.2.2. Thông gió cưỡng bức

Không khí trong nhà và ngoài trời được trao đổi nhờ sự tác động của ngoại lực, đó là khi ta sử dụng quạt gió.

So với thông gió tự nhiên thì thông gió cưỡng bức có phạm vi hoạt động rộng hơn, có hiệu quả cao hơn, có thể điều chỉnh và thay đổi lưu lượng thông gió cho phù hợp. Tuy nhiên thông gió cưỡng bức có chi phí đầu tư và vận hành khá lớn.

Tùy theo tính chất quan trọng của hệ thống điều hòa của công trình mà ta có các phương pháp thông gió cưỡng bức sau:

- Thông gió kiểu thổi: thổi không khí sạch vào phòng. Khi đó không khí trong phòng có áp suất dương nên không khí trong phòng đã ô nhiễm được tự động thải ra ngoài qua các khe hở hoặc khi mở cửa (rò lọt).

Thông gió kiểu thổi có ưu điểm là: có thể cấp gió đến những chỗ cần thiết trong phòng điều hòa như chỗ tập trung đông người. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là: do không khí trong phòng là áp suất dương nên không khí thải ra ngoài do rò lọt là tràn theo mọi hướng, không thể kiểm soát được, do đó nó có thể tràn vào những khu vực không mong muốn.

- Thông gió kiểu hút: hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng. Khi đó không khí trong phòng có áp suất âm nên không khí sạch bên ngoài được tự động tràn vào phòng qua các khe hở hoặc khi mở cửa (rò lọt).

Thông gió kiểu hút có ưu điểm là: có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi phát sinh, không cho phát tán ra trong phòng. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là: gió tuần hoàn trong phòng rất thấp, sự tuần hoàn hầu như không đáng kể, mặt khác không khí tràn vào phòng là tự do nên không thể kiểm soát được chất lượng gió vào phòng, không khí từ những nơi không mong muốn tràn vào phòng.

- Thông gió kết hợp: kết hợp cả thổi không khí sạch vào phòng và hút không khí ô nhiễm ra khỏi phòng.

Thông gió kết hợp giữa hút và thổi nhờ quạt hút và quạt thổi. Vì vậy có thể chủ động hút không khí ô nhiễm ở những chỗ phát sinh chất độc hại và cấp vào những vị trí yêu cầu gió tươi lớn nhất.

Phương pháp này có tất cả các ưu điểm của hai phương pháp nêu trên, nhưng lại

Một phần của tài liệu Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho khách sạn hải đăng tp rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 73 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)