Thông gió cưỡng bức

Một phần của tài liệu Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho khách sạn hải đăng tp rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 81 - 83)

Không khí trong nhà và ngoài trời được trao đổi nhờ sự tác động của ngoại lực, đó là khi ta sử dụng quạt gió.

So với thông gió tự nhiên thì thông gió cưỡng bức có phạm vi hoạt động rộng hơn, có hiệu quả cao hơn, có thể điều chỉnh và thay đổi lưu lượng thông gió cho phù hợp. Tuy nhiên thông gió cưỡng bức có chi phí đầu tư và vận hành khá lớn.

Tùy theo tính chất quan trọng của hệ thống điều hòa của công trình mà ta có các phương pháp thông gió cưỡng bức sau:

- Thông gió kiểu thổi: thổi không khí sạch vào phòng. Khi đó không khí trong phòng có áp suất dương nên không khí trong phòng đã ô nhiễm được tự động thải ra ngoài qua các khe hở hoặc khi mở cửa (rò lọt).

Thông gió kiểu thổi có ưu điểm là: có thể cấp gió đến những chỗ cần thiết trong phòng điều hòa như chỗ tập trung đông người. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là: do không khí trong phòng là áp suất dương nên không khí thải ra ngoài do rò lọt là tràn theo mọi hướng, không thể kiểm soát được, do đó nó có thể tràn vào những khu vực không mong muốn.

- Thông gió kiểu hút: hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng. Khi đó không khí trong phòng có áp suất âm nên không khí sạch bên ngoài được tự động tràn vào phòng qua các khe hở hoặc khi mở cửa (rò lọt).

Thông gió kiểu hút có ưu điểm là: có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi phát sinh, không cho phát tán ra trong phòng. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là: gió tuần hoàn trong phòng rất thấp, sự tuần hoàn hầu như không đáng kể, mặt khác không khí tràn vào phòng là tự do nên không thể kiểm soát được chất lượng gió vào phòng, không khí từ những nơi không mong muốn tràn vào phòng.

- Thông gió kết hợp: kết hợp cả thổi không khí sạch vào phòng và hút không khí ô nhiễm ra khỏi phòng.

Thông gió kết hợp giữa hút và thổi nhờ quạt hút và quạt thổi. Vì vậy có thể chủ động hút không khí ô nhiễm ở những chỗ phát sinh chất độc hại và cấp vào những vị trí yêu cầu gió tươi lớn nhất.

Phương pháp này có tất cả các ưu điểm của hai phương pháp nêu trên, nhưng lại loại trừ được nhược điểm của hai phương pháp đó. Tuy nhiên thông gió kết hợp có nhược điểm là chi phí đầu tư và vận hành cao hơn.

Đối vi công trình khách sn Hải Đăng:

- Do tính chất quan trọng của hệ thống điều hòa không khí của các phòng ở các tầng 2 ÷ 16 nên ở đây ta chọn phương án thông gió cưỡng bức kiểu kết hợp cả thổi không khí từ bên ngoài vào phòng (sau khi được làm sạch) và hút thải không khí đã sử dụng ở trong phòng ra môi trường bên ngoài.

- Tầng 17 là quầy bar, pha chế và chỉnh nhạc nên số lần mở cửa là thường xuyên, do đó phương pháp thông gió hiệu quả nhất là thông gió tự nhiên do rò lọt khi mở cửa.

- Tầng 1có hai phòng văn phòng lớn: văn phòng số 101 do có số lần mở cửa nhiều, đặc biệt là có không gian thoáng nên ta chọn hình thức thông gió tự nhiên do rò lọt qua 2 cửa khe lấy gió tươi với mặt nạ bên ngoài FAL có kích thước 400 x 200

mm và lưới chắn côn trùng mà ta lắp đặt ở tường tầng 1 bên hướng Đông (được thể hiện trên bản vẽ thông gió), còn văn phòng số 202 do có tòa nhà bên cạnh nên không

có không gian thoáng như văn phòng số 101, do đó ta chọn phương án thông gió cưỡng bức kiểu thổi vào buồng hòa trộn của các FCU. Còn ở hai khu vệ sinh của tầng này ta hút thải không khí cưỡng bức qua quạt hút khí thải EAF.

- Đối với tầng trệt: sảnh đón, sảnh tiếp tân và phòng thư giãn do có số lần mở cửa nhiều nên hình thức thông gió hiệu quả nhất là thông gió tự nhiên do rò lọt khi mở cửa; còn đối với các phòng spa và masage do có không gian thoáng nên ta chọn phương án thông gió tự nhiên do rò lọt qua 2 cửa khe lấy gió tươi với mặt nạ bên ngoài FAL có kích thước 600 x 200 mm và lưới chắn côn trùng mà ta lắp đặt ở bên tường hướng Nam.

Một phần của tài liệu Hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho khách sạn hải đăng tp rạch giá, tỉnh kiên giang (Trang 81 - 83)