CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
Sản phẩm đặc thù của ngành xây dựng cơ bản nói chung và Công ty nói riêng chủ yếu là: bê tông các loại, đất đào đắp, đất nạo vét. Công ty hoạt động khá thành công trong lĩnh vực này. Cụ thể trong những năm qua lợi nhuận của Công ty vẫn đạt. Để đạt được kết quả đó thì Công ty luôn chú trọng quan tâm đến việc quản lý điều hành tốt các khoản chi phí, sắp xếp bố trí một cách hợp lý, phản ánh kịp thời các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giảm giá thành sản phẩm, mang lại lợi nhuận cho Công ty.
Bảng 2.6: BẢNG CƠ CẤU GIÁ VỐN
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Giá trị % doanh thu Giá trị % doanh thu Giá trị % doanh thu Giá vốn hàng bán 13.813 91,45 20.595,48 92,72 12.320,43 84,41 Doanh thu 15.104,32 22.212,95 14.596,59
(Nguồn: Báo cáo tài chính – Công ty Cổ phần Xây lắp và Xáng Trà Vinh)
Trong các năm 2008, 2009 và 2010 tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu của Công ty có xu hướng giảm dần, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu các năm lần lượt là: 91,45%; 92,72% và 84,41%. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán năm 2009 tăng so với năm 2008 là 49,10% và doanh thu năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 7.108.630.000 đồng, tăng 47,07%. Như vậy, tốc độ tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu của Công ty vẫn xấp xỉ bằng tốc độ tăng giá vốn hàng bán. Đây cũng là điều tương đối khả quan bởi trong giai đoạn này hầu hết hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp gặp nhiều khó khăn. Việc giá vốn và doanh thu tăng là do giá cả nguyên vật liệu tăng cao trong năm 2009. Như vậy tổng chi phí so với doanh thu thuần qua các năm chiếm tỷ lệ lớn. Trong năm 2008, tổng chi phí đã xấp xỉ bằng hoặc vượt hơn một chút so với doanh thu thuần của Công ty. Tuy trong năm 2010, giá thành của Công ty giảm đi
8.275.050.000 đồng và doanh thu của Công ty vẫn không tăng mà còn giảm hơn nhiều so với năm 2008, 2009.
GVHD: Nguyễn Thị Phúc SVTH: Nguyễn Thị Thu Trâm BẢNG 2.7: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ ĐVT: đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Chi phí NVL trực tiếp 2.171.573.451 2.381.187.500 3.599.038.193 209.614.049 9,65 1.217.850.693 51,14 Chi phí nhân công trực tiếp 789.521.763 917.729.734 839.982.671 128.207.971 16,24 -77.747.063 8,47 Chi phí sản xuất chung 9.532.463.006 15.460.949.881 7.070.546.290 5.928.486.875 62,19 -8.390.403.591 54,27
Tổng cộng 12.493.558.220 18.759.867.115 11.509.567.154 6.266.308.895 50,16 -7.250.299.961 38,65
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ không cao trong tổng chi phí tạo nên giá thành của Công ty. Tuy nhiên, khoản mục chi phí này lại tăng qua mỗi năm. Xuất phát từ cơ chế khoán mà Công ty áp dụng, sau khi Công ty ký hợp đồng xây dựng mới tiến hành giao khoán cho các đội xây dựng. Các đội tiến hành mua vật tư để thi công công trình. Do đó nguồn cung ứng vật tư chủ yếu cho các đội thi công công trình là nguồn nguyên vật liệu mua từ bên ngoài. Trong cơ chế thị trường như hiện nay thì việc cung ứng nguyên vật liệu tương đối dễ dàng, thuận tiện cho việc thi công. Tuy nhiên, việc mua từ bên ngoài sẽ dễ bị tác động mạnh mẽ từ thị trường do giá của các nguyên vật liệu thường không ổn định.
Hiện nay để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển, mục tiêu quan trọng của Công ty là tìm kiếm những nguồn hàng ổn định về mặt cung cấp, giá cả phù hợp và đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên, do các công trình thủy lợi ở vùng sâu, vùng xa nên chi phí vận chuyển tăng lên làm ảnh hưởng đến đơn giá vật liệu xây dựng.
Trong năm 2010 vừa qua, tổng chi phí nguyên vật liệu tại Công ty là 3.599.038.193 đồng, chiếm 31,27% trong tổng chi phí 11.509.567.154 đồng. Điều này cho thấy chi phí nguyên vật liệu tạo nên giá thành sản phẩm của Công ty chiếm tỷ lệ không nhiều. Tuy vậy, nếu quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu thì sẽ góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành xây lắp của Công ty. Đây cũng chính là mục tiêu mà Công ty Cổ phần Xây lắp và Xáng Trà Vinh và những công ty khác trên thị trường hiện nay đặt ra. Để cạnh tranh thì việc hạ thấp giá thành là một tất yếu.
Hình 2.11: Đồ thị chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.171.573.451 2.381.187.500 3.599.038.193 0 500.000.000 1.000.000.000 1.500.000.000 2.000.000.000 2.500.000.000 3.000.000.000 3.500.000.000 4.000.000.000 đồng 2008 2009 2010 năm
So với năm 2009, thì trong năm 2010 chi phí nguyên vật liệu của Công ty tăng cao từ mức 2.381.187.500 đồng lên mức 3.599.038.193 đồng, tăng 1.217.850.693 đồng, tương đương tăng 51,14 %. Chi phí nguyên vật liệu tăng lên bởi giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho các công trình xây lắp không ngừng tăng cao. Trong năm 2010, số lượng công trình mà Công ty thi công nhiều hơn, vì vậy mà chi phí nguyên vật liệu cũng tăng theo. Bên cạnh đó, thì sự thay đổi chính sách của Nhà nước trong giá cả cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chi phí của Công ty.
Trong năm 2008, giá cả nguyên - nhiên - vật liệu xây dựng trong nước có nhiều biến động lớn đặc biệt là giá của các mặt hàng xi măng, sắt, thép... tăng cao, đã tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động của Công ty, đặc biệt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá thành và tiến độ thi công công trình. Trong năm 2008, thì việc triển khai thi công của Công ty, cũng như nhiều công ty khác chỉ mang tính cầm chừng bởi giá trị chi phí đầu vào và đầu ra chênh lệch nhau rất lớn.
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty nên người và dụng cụ phải duy chuyển theo địa điểm xây dựng. Khi nhận nhiệm vụ của Công ty giao xuống các đội sẽ tiến hành phân công và thực hiện công việc. Đội sẽ trả lương theo hợp đồng khoán.
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm tại Công ty. Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm và lương theo thời gian. Lương thời gian áp dụng cho các bộ phận như: Ban giám đốc; Kế toán trưởng; Trưởng phó phòng chuyên môn nghiệp vụ; Đội trưởng, đội phí các đội sản xuất, nhân viên nghiệp vụ các phòng hành chính tổ chức, kế toán tài vụ, phòng kỹ thuật; công nhân lái xe con, xe tải, xe romooc, lái tàu kéo. Lương sản phẩm áp dụng cho công nhân máy đào, máy ủi, máy ban, máy lu, hoặc áp dụng cho những công việc đòi hỏi sự phối hợp của nhiều công nhân: công nhân xây lắp, công nhân cầu, công nhân đội xáng, công nhân cơ khí hàn.Trong những năm qua thì tiền công lao động mà Công ty trả cho người lao động luôn tăng qua mỗi năm. Nhưng do Công ty đã tiến hành sắp xếp, bố trí nhân sự một cách hợp lý hơn mà chi phí nhân công thấp hơn so với những năm trước.
Hình 2.12: Đồ thị chi phí nhân công trực tiếp
So với năm 2008, thì chi phí nhân công trực tiếp trong năm 2009 đã tăng 16,23%.
Trong năm 2010, tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp trong Công ty là 839.982.671 đồng, so với năm 2009 thì chi phí nhân công của Công ty đã giảm 77.747.063 đồng, giảm 8,47%. Chi phí nhân công giảm là do Công ty tiến hành bố trí nhân công hợp lý hơn nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc.
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của Công ty được theo dõi theo từng khoản mục chi tiết.
Với nhân viên quản lý đội: căn cứ vào bảng chấm công hàng tháng kế toán tính tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý đội. Sau đó lập bảng thanh toán lương và bảng tổng hợp lương cho nhân viên quản lý đội.
Với những chi phí công cụ dụng cụ sản xuất được đưa vào chi phí 6273. Chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty thì căn cứ vào tỷ lệ kế toán lập bảng khấu hao TSCĐ.
Những chi phí khác thì kế toán sẽ lập bảng kê cho từng loại chi phí cụ thể. Sau khi đã xác định xong các loại chi phí sản xuất chung thì kế toán tiến hành phân bổ cho các công trình thi công.
789.521.763 917.729.734 839.982.671 720.000.000 740.000.000 760.000.000 780.000.000 800.000.000 820.000.000 840.000.000 860.000.000 880.000.000 900.000.000 920.000.000 đồng 2008 2009 2010 năm
Hình 2.13: Đồ thị chi phí sản xuất chung
Trong năm 2008, 2009 và năm 2010 chi phí sản xuất chung của Công ty chiếm 76,30%, 82,42% và 61,43% trong tổng chi phí tạo nên giá thành sản phẩm của Công ty. Trong năm 2009 thì khối lượng chi phí sản xuất chung chiếm lớn nhất trong tổng chi phí, nhưng trong năm 2010 thì chi phí này lại giảm đi nhiều từ 15.460.949.881 đồng xuống còn 7.070.546.290 đồng, giảm 54,26%, mức chi phí sản xuất chung của năm 2010 thấp hơn cả năm 2008. Điều này cho thấy rằng năng lực của Công ty tăng lên khá cao. Năng lực Công ty tự bỏ ra nhiều hơn đi thuê mướn từ bên ngoài thực hiện. Đây là một điều tích cực trong việc góp phần hạ giá thành sản phẩm. Thông qua việc hạ giá thành đã giúp cho Công ty thu về lợi nhuận nhất định.
Những chi phí trên là những chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty. Những chi phí đó luôn chịu những ảnh hưởng của thị trường vì thế mà giá thành không ngừng tăng lên. Đặc biệt là khi lạm phát ở mức cao, giá cả leo thang, giá các yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng như xi măng, sắt, thép, …làm cho giá thành công trình của Công ty tăng cao hơn, gây khó khăn và đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên trong những năm qua thì giá thành các công trình của Công ty luôn tăng theo thời gian. Trong các chi phí cấu thành nên giá thành của Công ty thì khoản mục chi phí sản xuất chung là khoản mục chiếm giá trị nhiều nhất. Do đó, nếu Công ty giảm được khoản chi phí này thì giá thành của Công ty sẽ giảm đi. Cụ thể trong khoản mục chi phí sản xuất chung thì khoản mục chi phí của hợp đồng thuê ngoài chiếm rất cao, khi khoản mục chi phí thuê ngoài giảm đi thì chi phí sản
9.532.463.006 15.460.949.881 7.070.546.290 0 2.000.000.000 4.000.000.000 6.000.000.000 8.000.000.000 10.000.000.000 12.000.000.000 14.000.000.000 16.000.000.000 đồng 2008 2009 2010 năm
xuất chung sẽ giảm đi đáng kể. Hiện nay Công ty có những biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo chất lượng, nâng cao uy tín, mang lại hiệu quả trong kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho người lao động, đời sống người lao động được giữ vững. Cụ thể là Công ty tìm những đối tác cung ứng nguồn nguyên vật liệu ổn định, không bị tác động nhiều khi giá cả thị trường thay đổi như hiện nay. Bên cạnh việc tìm nguồn cung ứng thì Công ty còn thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm chi phí như:
+ Công ty đã tiến hành sắp xếp, bố trí lao động một cách chặt chẽ, đúng vị trí nhằm đảm bảo lao động có thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho người lao động.
+ Tiến hành quản lý chặt chẽ, tránh làm thất thoát nguồn nguyên vật liệu trong quá trình vận chuyển và thi công công trình.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY