Giải pháp về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở YÊN BÁI (Trang 56 - 64)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.4.Giải pháp về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển

a) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý ngành chè ở tỉnh Yên Bái

Cơ cấu tổ chức là một nhân tố quan trọng góp phần khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của một đơn vị kinh tế. Bởi vậy xét cho cùng thì việc tổ chức quản lý các yếu tố sản xuất chính là việc tổ chức quản lý con người. Do đó, hoàn thiện và đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý luôn là vấn đề cần thiết hàng đầu đặt ra với ngành chè Yên Bái. Công tác tổ chức sẽ đưa tới hiệu quả kinh doanh cao, tạo uy tín trên thị trường là cơ sở mở rộng phát triển ngành chè.

-Về tổ chức quản lý: Phải được quản lý theo từng vùng, ngành trên nguyên tắc làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý. Đứng đầu là Tổng công ty chè Việt Nam sẽ quản lý các vấn đề về xuất nhập khẩu, dịch

52

vụ và các dịch vụ tiếp cận thị trường. Còn ở các địa phương có chè thì sẽ quản lý toàn bộ về sản xuất hành chính xã hội đối với người lao động.

-Về tổ chức tiêu thụ chè: Cần phải có mạng lưới các cơ sở như văn phòng đại diện bán và giới thiệu sản phẩm ở trong và ngoài nước, ngoài ra còn cần phải yêu cầu tất cả các đơn vị xuất khẩu chè ở mọi thành phần kinh tế phải có sự tự nguyện tham gia vào hiệp hội chè Thái Nguyên nhằm đảm bảo thống nhất thị trường về giá cả xuất nhập khẩu chè, tránh việc giảm giá chè để lấy khách và tranh mua trong nước để xuất khẩu.

Bên cạnh đó cần có sự phối hợp của cơ quan quản lý như Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, của cơ quan chuyên môn như Công ty giám định hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc Bộ thương mại, trung tâm kiểm tra chất lượng chè để ngăn chặn tình trạng chè kém chất lượng vẫn được xuất khẩu.

- Tổ chức mạng lưới thông tin: Cần phải xây dựng được hệ thống thông tin quản lý hiện đại đó là việc xây dựng hệ thống máy vi tính được nối mạng cục bộ để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất giúp cho các nhà lãnh đạo ra các quyết định nhanh chóng trên cơ sở phân tích, tổng hợp thông tin thị trường, giá cả, các yếu tố tác động đến ngành chè Yên Bái.

b) Hoàn thiện chính sách phát triển ngành chè

Để tạo điều kiện cho ngành chè phát triển thuận lợi thì việc hoàn thiện chính sách phát triển ngành là cần thiết. Cùng với các chính sách, tỉnh cần phải thực hiện các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển ngành chè của tỉnh.

Hiện nay, chính sách hỗ trợ của tỉnh và Trung ương đang thực hiện trên địa bàn theo: Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 28/03/2006 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt đề án chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 126/QĐ-UBND ngày 17/1/2007 của UBND tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản xuất chế biến tiêu thụ chè năm 2010. Bổ sung bằng chiến lược kinh tế - xã hội 2011 - 2020 vừa thông qua. Nội dung chủ yếu trong chính sách của tỉnh là:

53

- Về giống: Hỗ trợ 30% giá giống đối với phương pháp giâm cành. Hỗ trợ chương trình phục hồi chè trung du truyền thống 100% giá giống (tuyển chọn, nhân giống và trồng ra sản xuất).

- Về khoa học, kỹ thuật, công nghệ: Đào tạo, nâng cao kiến thức cho nông dân về kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè. Xây dựng các mô hình kinh tế kỹ thuật về trồng mới, thâm canh, sản xuất chè an toàn chất lượng cao; mô hình cải tạo chè xuống cấp; tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức các hội thi sản xuất, chế biến chè an toàn, chè đặc sản.

Hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ chế biến chè: khuyến khích các hộ áp dụng quy trình sản xuất chế biến chè an toàn bằng đầu tư công nghệ sinh học và sử dụng tôn sao INOX thay thế tôn sắt với mức hỗ trợ 50% (cho 100 sản phẩm đầu tiên).

Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, ứng dụng các mô hình thực nghiệm: giống mới, công nghệ sinh học trong phân bón, thiết bị máy móc, bao gói.

Xây dựng một số mô hình trang trại khép kín: sản xuất - chế biến - tiêu thụ (ứng dụng mô hình khuyến nông, khuyến công) để xây dựng và khai thác hết tiềm năng của những người giàu kinh nghiệm làm chè.

Xây dựng điểm tổng kết mở rộng mô hình quản lý chất lượng toàn diện từ khâu sản xuất -chế biến - tiêu thụ. Giám sát chất lượng đầu ra, bảo vệ uy tín chè Yên Bái, định hình hệ thống mua và bán hàng có sự liên kết của bốn nhà.

- Về thị trường: đối với thị trường trong nước hỗ trợ điều tra khảo sát thị hiếu tiêu dùng, trao đổi học hỏi kinh nghiệm sản xuất. Đối với thị trường nước ngoài, tổ chức nghiên cứu công thức sản xuất, tiêu thụ chè của Trung Quốc, Nhật Bản. Đây là các nước có điều kiện gần giống nước ta, như công tác giống, biện pháp canh tác và tập quán trồng chè.

- Về đào tạo nhân lực cho ngành chè. Trước hết, mở các lớp đào tạo nông dân trực tiếp sản xuất chè về các kỹ thuật trồng trọt, bảo quản, chế biến chè.

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất - chế biến - thị trường (đối tượng là cán bộ khuyến nông, chủ nhiệm hợp tác xã, tổ, nhóm sản xuất...).

54

Đào tạo đội ngũ chuyên gia trong quản lý sản xuất ngành chè.

Tuyên truyền đạo đức kinh doanh, xây dựng thông tin các khách hàng... Khuyến khích thành lập nhóm tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội người làm chè liên kết với nhau để hỗ trợ trao đổi kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh chè.

55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chè là cây công nghiệp dài ngày có vai trò, vị trí chiến lược trong nền kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái. Hàng năm ngành chè tạo ra một giá trị sản xuất 90,669 tỷ đồng chiếm 9,87 % tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động trong tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Sản xuất chè còn đóng vai trò quan trọng trong cải thiện môi trường sống, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giảm xói mòn....góp phần cân bằng môi trường sinh thái. Sản xuất chè thúc đẩy mạnh mẽ ngành công nghiệp mà trước tiên là công nghiệp chế biến, là nhân tố quan trọng tạo điều kiện thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Nông nghiệp nông thôn ở Yên Bái.

Trong những năm gần đây sản xuất chè liên tục phát triển cả về diện tích, năng suất sản lượng, tiêu thụ. Song bên cạnh đó ngành chè Yên Bái vẫn còn có nhiều tồn tại, thiếu sót. Cuối năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đây là cơ hội cũng như thách thức lớn đối với ngành sản xuất chè Yên Bái. Vì vậy vấn đề đổi mới trong cách thức sản xuất kinh doanh chè là vấn đề sống còn của ngành chè.

Đứng trước những thời cơ và thách thức trên ngành chè Yên Bái cần thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trên và xem đây là điều kiện kiên quyết cho sự phát triển của ngành sản xuất chè Yên Bái.

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (1997), Địa lí tự nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

2. Vũ Tự Lập (1978), Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

3. Đỗ Ngọc Quý, Nguyễn Kim Phong (1996), Cây chè Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Lê Văn Khoa (1997), Môi trường và phát triển bền vững ở miền núi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Văn Thái (1997), Địa lí kinh tế Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Lê Thông (2001), Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Tuệ (2005), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII nhiệm kì 2010 – 2015.

9. Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái (2012), Nxb Thống kê, Hà Nội. 10. Trang Website Cổng thông tin điện tử tỉnh Yên Bái: yenbai.gov.vn. 11. Trang Website Tổng công ty chè Việt Nam : www.vinatea.com.vn.

57

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh về phát triển cây chè ở Yên Bái

Đồi chè Vũ Linh (Yên Bái)

58

Đặc sản chè Shan tuyết cổ thụ

59

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở YÊN BÁI (Trang 56 - 64)