6. Cấu trúc của đề tài
3.2.2. Giải pháp cho khâu chế biến chè
Năm 2012 trên địa bàn toàn tỉnh có 55 đơn vị gồm 76 cơ sở chế biến và tiêu thụ chè với tổng công suất chế biến 550-720 tấn búp tươi nguyên liệu/ngày. Như phân tích đánh giá ở trên thì chưa phù hợp với sản xuất.
Do đó về vấn đề chế biến cần thực hiện như sau:
- Đổi mới từng phần và đổi mới toàn bộ công nghệ chế biến của một số doanh nghiệp theo hướng công nghệ CTC chè đen chất lượng cao hơn hoặc các thiết bị chế biến lưỡng hệ ( vừa chế biến chè xanh, vừa chế biến chè đen).
- Các cơ sở chế biến chè xanh quy mô vừa hay nhỏ đều phải dùng công nghệ tiên tiến chủ yếu là của Đài Loan để sản xuất ra được mặt hàng có chất lượng cao.
- Các doanh nghiệp chế biến kinh doanh chè cần phải thu mua nguyên liệu chè búp tươi đúng yên cầu (1 tôm 2, 3 lá non) bằng biện pháp giá mua hợp lý
49
cho nông dân. Kiên quyết sử lý hành chính những cơ sở chế biến thu mua búp chè không đảm bảo chất lượng.
- Trước mắt cần tập trung nâng cấp công nghệ thiết bị chế biến của 4 doanh nghiệp trọng tâm:
+Công ty cổ phần chè Văn Hưng +Công ty cổ phần chè Minh Thịnh + Công ty cổ phần chè Trần Phú +Công ty cổ phần chè Nghĩa Lộ
Và xây dựng mới 3 cơ sở chế biến chè xanh công xuất 8-10 tấn chè búp tươi/ngày (một thuộc doanh nghiệp Trường Hữu-Sài Lương-Văn Chấn , một thuộc lâm trường Văn Chấn – xã Nậm Búng – Văn Chấn ).
- Tất cả các cơ sở chế biến chè nằm trong nội thành – Thành phố Yên Bái đều phải chuyển sang địa điểm khác, hoặc chuyển hướng kinh doanh khác.
- Trong giai đoạn 2006-2010, tất cả các cơ sở chế biến chè đều phải tuân thủ nghiêm ngặt trong chế biến chè theo Quyết định số 4747/QD-BNN-KHCN ngày 31/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc ban hành tiêu chuẩn ngành chè. Nếu cơ sở nào không đáp ứng được quy định trên nhất thiết không được tổ chức sản xuất.