Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở YÊN BÁI (Trang 42 - 64)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.4.1.Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè

Năm 2006 tỉnh đã nhập giống mới từ Trung Quốc về theo chương trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và trồng để nhân giống gốc, đến nay đã có 8 ha giống chè nhập nội để sản xuất giống giâm cành cho sản xuất đại trà.

Việc nhân giống và tổ chức gieo ươm giống đã đạt kết quả khá .sử dụng biện pháp giâm cành và hình thành hệ thống vườn ươm được quản lý cấp chứng chỉ chất lượng, đạt tiêu chuẩn mới được xuất vườn. Hàng năm đã sản xuất từ 5 đến 13 triệu bầu giống, hom giống đã được lấy từ các vườn giống gốc đã được cấp có thẩm quyền công nhận.Từ đó đã giúp cho người nông dân có giống mới đảm bảo chất lượng tốt, bền vững.

Tuy nhiên việc trồng thay thế diện tích chè cũ bằng giống mới còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

2.2.4.2. Chất lượng các giống chè Yên Bái

Chè vùng thấp: giống chè vùng thấp chủ yếu là giống chè Trung du, giống chè PH1, còn lại một tỷ lệ nhỏ là các giống chè LDP và một số giống chè Trung Quốc nhập nội (Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Bát Tiên, Phúc Văn Tiên..).

Chè vùng cao: chủ yếu là giống chè San Tuyết, và khoảng 10% diện tích là chè Trung du được trồng từ những năm 1972

38

Bảng 2.8: Cơ cấu giống chè

STT Giống chè Diện tích (ha) Tỉ lệ chè trong tổng số (%) 1 Chè Trung du 8.161 66,4 2 Chè Shan vùng cao 2.751 22,4 3 Chè lai LDP 880 7,2 4 Chè nhập nội 448 3,6 5 Chè PH1,PH2... 50 0,4 (Nguồn:[9]) 2.2.4.3. Chất lượng các vườn chè

Hiện nay toàn tỉnh có 12.289,6 ha chè, trong đó chè kinh doanh là 10.280 ha chiếm 83,64% tổng diện tích chè và chè kiến thiết cơ bản và phục hồi là 2.009,6 ha chiếm 16,35%.

Kỹ thuật làm đất chưa đảm bảo, thiếu đầu tư phân bón lót, thiếu cây che bóng, nói chung chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình kỹ thuật đã hướng dẫn.

Một số diện tích còn trồng phân tán, thiếu tập trung.

Chè vùng cao trồng theo chương trình Định canh định cư và 661 với mật độ 3.000 cây/ha đầu tư bằng nguồn vốn định canh định cư và 661 còn kém về chất lượng, diện tích chè xấu chiếm tỷ lệ cao (theo số liệu điều tra diện tích chè xấu chiếm đến 72% trong tổng số diện tích chè đã trồng ) .

2.2.4.4. Về đầu tư chăm sóc thâm canh

Việc đầu tư chăm sóc chăm sóc thâm canh chè hiện có rất bị hạn chế ,hầu hết là bóc mầu đất, việc bổ xung phân bón thâm canh còn quá ít, thậm chí có nhiều hộ nông dân chỉ thu hái, không chăm sóc, nhất là những năm giá chè xuống thấp. Do đó năng suất sản lượng chè búp tươi thấp.

Việc thu hái, vận chuyển sản phẩm chè búp tươi về các cơ sở chế biến còn quá tuỳ tiện, chất lượng chè búp thấp gây khó khăn cho chế biến, không đảm bảo được chất lượng sản phẩm sau chế biến.

39

Sản phẩm chè chế biến kém chất lượng, giá bán thấp làm cho sản phẩm chè không cạnh tranh được trên thị trường, việc chuyển hướng từ sản xuất chè đen truyền thống sang sản xuất chè xanh, hoặc chè đen chất lượng cao còn rất chậm, sản phẩm chè đơn điệu, hiệu quả không cao.

2.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ chè của tỉnh Yên Bái

2.3.1. Tình hình chế biến chè

Chế biến chè là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất chè. Nó vừa là một thị trường tiêu thụ chè búp tươi vừa làm tăng giá trị của sản phẩm, tạo nhiều mặt hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ.

a) Quy mô, số lượng các cơ sở chế biến

Đến nay công nghiệp chế biến chè ở Yên Bái đã có những bước phát triển đáng kể. Đến năm 2012 trên địa bàn toàn tỉnh có 55 đơn vị gồm 76 cơ sở chế biến và tiêu thụ chè với tổng công suất chế biến 636 tấn búp tươi nguyên liệu trong 1 ngày.

Trong đó phân theo huyện thị thành phố:

+ Huyện Văn Chấn có 38 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến 324 tấn chè búp tươi/ngày

+ Huyện Trấn Yên có 14 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 121 tấn chè búp tươi/ngày

+ Huyện Yên Bình có 8 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 72 tấn chè búp tươi/ngày

+ Thành phố Yên Bái có 10 xưởng chế biến với tổng công xuất chế biến từ 93 tấn chè búp tươi/ngày

+ Huyện Văn Yên có một xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 2 tấn chè búp tươi/ngày

+ Huyện Lục Yên có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 8 tấn chè búp tươi/ngày

+ Thị xã Nghĩa Lộ có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 8 tấn chè búp tươi/ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

+ Huyện Trạm Tấu có một xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 3 tấn chè búp tươi/ngày

+ Huyện Mù Cang Chải có 1 xưởng chế biến với tổng công suất chế biến từ 5 tấn chè búp tươi/ngày

Như vậy, tất cả các cơ sở chế biến đều là các cơ sở chế biến vừa và nhỏ (công suất dưới 30 tấn búp tươi/ngày). Ngoài các cơ sở chế biến chè thủ công tinh xảo để tạo sản phẩm đặc sản giá trị cao, còn có các cơ sở chế biến chè đen có quy mô nhỏ không đủ các điều kiện đảm bảo yêu cầu công nghệ. Do vậy sản phẩm biểu hiện chất lượng thấp như chua, thiu, khê, khét, lẫn nhiều tạp chất... vấn đề đặt ra là hạn chế các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, chỉ nên xây dựng các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vận chuyển nguyên liệu khó khăn.

b) Các loại hình doanh nghiệp:

Tỉnh chủ trương xã hội hoá ngành chè ,tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triến sản xuất. Đến nay có đủ các loại hình doanh nghiệp sản xuất, chế biến kinh doanh chè

+ Thuộc quản lý của ngành chè trung ương : 6 doanh nghiệp + Doanh nghiệp tỉnh: 5 doanh nghiệp

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: 20 doanh nghiệp + Hợp tác xã hộ sản suất 22 doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp nước ngoài: 2 doanh nghiệp

c) Thực trạng trình độ công nghệ và thiết bị chế biến chè ở Yên Bái

Trong những năm qua một số địa phương bùng nổ việc phát triển các cơ sở chế biến vừa và nhỏ dưới nhiều hình thức với thiết bị chế biến thô sơ, thiếu nhà xưởng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm , không có vùng nguyên liệu chủ động , thiết bị chế biến chè lạc hậu, cũ . Tổng công suất máy móc đã gần gấp đôi nhu cầu tính về sản lượng chè búp tươi trên địa bàn, cá biệt có những vùng công suất máy gấp ba lần so với sản lượng chè búp tươi hiện có.

41

Trong 5 năm qua từ 2008-2012, tổng sản lượng chè búp tươi được tiêu thụ qua các cơ sở chế biến chè trên địa bàn toàn tỉnh là 263.000 tấn. Sản phẩm đã chế biến và tiêu thụ hết.

Sản phẩm chè sản xuất ra cơ bản được tiêu thụ hết trong năm, cá biệt có năm phải tồn kho sang năm sau mới tiêu thụ hết. Nguồn tiêu thụ chủ yếu thông qua tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA) có một tỷ lệ không lớn được xuất khẩu trực tiếp tập trung ở công ty chè Văn Hưng.

Sản phẩm chè được tiêu thụ hết nhưng giá bán bình quân thấp, giá bán chè đen bình quân khoảng 13.000-14.000 đồng/kg; giá bán chè xanh bình quân 15.000 đồng/kg, do đó tổng doanh thu tiêu thụ không lớn, thu nộp ngân sách thấp.

Bảng 2.9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè qua các năm 2005-2012

TT Hạng mục 2005 2009 2010 2011 2012 Tổng số 1 Sản lượng chè búp tươi (Nghìn tấn) 45 53 50 55 60 263 2 Sản lượng chè chế biến (Nghìn tấn) 10,5 11,8 9,3 11,8 13,5 56,9 3 Sản phẩm đã tiêu thụ (Nghìn tấn) 10,5 11,8 7,6 13,5 13,5 56,9 4 Doanh thu (Tỷ đồng) 145 135 73 161 170 684 5 Nộp ngân sách (Tỷ đồng) 6,5 6,0 4,7 7,5 12,0 36,7 (Nguồn:[9])

Kết quả trên cho thấy, sản xuất chè búp tươi ở tỉnh Yên Bái đạt hiệu quả

kinh tế cao. Năng suất cây chè của tỉnh đạt khá (70,8 ta/ha). lợi nhuận của người sản xuất chè thu được là 654 đồng/kg chè búp tươi.

Qua điều tra hiệu quả sản xuất chè búp tươi của tỉnh Yên Bái cho thấy, việc đầu tư, phát triển diện tích chè của Tỉnh Yên Bái là hướng đi đúng. Cây chè đã góp phần nâng cao đời sống, xoá đói giảm ngèo cho nhân dân Tỉnh Yên Bái; là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Song việc phát triển cây chè vẫn còn nhiều khó khăn: Diện tích chè cho sản phẩm nhìn chung đã già cỗi ( chủ yếu

42

là diện tích cho sản phẩm từ 20-30 năm nay trở lên). Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè không ổn định, chất lượng chè chưa đảm bảo,..Vì vậy tỉnh cần có biện pháp đẩy mạnh phát triển cây chè như: Cái tạo chè già cỗi bằng các giống chè có năng suất, chất lượng cao, cho các hộ gia đình vay vốn để đầu tư phát triển cây chè, tìm thị trường ổn định để nhân dân yên tâm sản xuất chè.

2.4. Đánh giá chung tình hình phát triển cây chè ở tỉnh Yên Bái

2.4.1. Những mặt đạt được

Trong những năm qua ngành sản xuất chè Yên Bái đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần tạo ra thành tựu kinh tế chung của tỉnh giai đoạn tới. Với kết quả đạt được này đã làm cơ sở, tiền đề thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất ngành chè trong năm 2013. Những bước tiến trên thể hiện trên tất cả các phương diện sau:

Trong vòng 7 năm từ 2005-2012 diện tích chè đã tăng thêm 2.000 ha, năng suất chè tăng 4,2 tạ, sản lượng chè búp tươi tăng 20.000 tấn, sản lượng chè thương phẩm năm 2012 đạt 13.000 tấn, tăng 5.000 tấn so với năm 2007.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè đạt kết quả khá, cải thiện phần nào chất lượng giống chè Yên Bái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Sản phẩm sản xuất ra cơ bản đã được tiêu thụ hết. Chè búp tươi của nông dân đã được các cơ sở thu mua và chế biến hết, chè khô chế biến cũng đã được tiêu thụ hết. Thu nhập của người làm chè cũng từng bước ổn định.

2.4.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại thiếu sót đòi hỏi ngành chè Yên Bái phải tập trung giải quyết, khắc phục: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình chuyển dịch cơ cấu giống chè vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Chất lượng các vườn chè chưa cao, diện tích chè xấu chiếm tỷ lệ cao.

Hoạt động đầu tư, chăm sóc, thâm canh còn rất hạn chế Thiết bị và công nghệ chế biến cũ kĩ, lạc hậu.

43

Thị trường tiêu thụ chè đã qua chế biến chủ yếu thông qua Tổng công ty chè Việt Nam, chưa thể xuất khẩu trực tiếp được.

Từ những lý do trên dẫn đến sản phẩm chè chế biến kém chất lượng, chưa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng .Cùng với những yếu kém trong xúc tiến thương mại làm cho giá bán chè thấp, thu nhập của người sản xuất chè không đảm bảo.

2.4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè ở tỉnh Yên Bái

- Tư tưởng của người dân chưa chuyển mạnh trong việc thay thế diện tích chè già cỗi bằng giống mới, kể cả các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp cổ phần.

- Giống chè mới cũng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của phát triển chè theo yêu cầu chuyển đổi vì phải nhập giống gốc thì mới có cành, hom giống.

- Vốn đầu tư cho phát triển chè thiếu, mức đầu tư cho một ha chè lớn, lãi xuất vay phát triển chè cao nên chưa thu hút người trồng chè xoá bỏ diện tích chè cũ để trồng lại bằng giống mới.

- Giá chè trên thị trường lúc lên, lúc xuống thiếu ổn định, do đó người làm chè chưa đầu tư đẩy mạnh vốn để thâm canh cây chè.

- Gắn bó giữa cơ sở chế biến với người sản xuất nguyên liệu chè còn thiếu chặt chẽ làm cho việc sản xuất, thu mua nguyên liệu chế biến còn có những vấn đề khó khăn.

- Nhiều doanh nghiệp chè thua lỗ, không có vốn để đầu tư quay lại cho sản xuất nông nghiệp và thiếu năng động trong đầu tư thay đổi thiết bị và bố trí lại sản xuất công nghiệp

44

CHƢƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở TỈNH YÊN BÁI HIỆN NAY

3.1. Quan điểm, định hƣớng phát triển sản xuất chè ở Yên Bái

3.1.1. Bối cảnh

Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngành chè Yên Bái đang đứng trước vận hội mới, vị thế mới, "sân chơi" mở rộng và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương giữa Việt Nam và thế giới, giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong ngành chè ở Yên Bái ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy, điều này đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh và phát triển ngành chè ở tỉnh Yên Bái. Xuất hiện khả năng thu hút vốn FDI giúp phát triển ngành sản xuất chè Yên Bái theo kịp trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới. Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức khai thác kinh doanh ngành chè từ những nước có ngành chè phát triển, giúp đào tạo nguồn nhân lực theo kịp trình độ quốc tế. Sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh Yên Bái nhằm tồn tại và phát triển một cách bền vững.

3.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển ngành chè tỉnh Yên Bái

3.1.2.1. Quan điểm

Một là: phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Hai là: Phát triển ngành chè trong sự phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững.

Ba là: phát triển ngành chè trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ.

45

Bốn là: phát huy tối đa lợi thế của các địa phương trong vùng sản xuất chè.

3.1.2.2. Định hướng

- Tập trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu quả, bến vững tiềm năng và lợi thế cây chè tỉnh Yên Bái, trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè gắn với việc áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng, an toàn và chất lượng cao.

- Nâng cao đời sống người làm chè, cải thiện và bảo vệ môi trường. Nâng cao vị thế, giữ vững và quảng bá thương hiệu chè Yên Bái ở thị trường trong nước và trên thế giới.

3.1.2.3. Mục tiêu phát triển ngành chè

Đến năm 2020, diện tích chè toàn tỉnh đạt trên 19.000 ha. Trong đó, diện tích chè kinh doanh đạt 17.900 ha (giống mới chiếm 60%); năng suất bình quân đạt 14 tấn búp tươi/ha, sản lượng đạt 250 nghìn tấn búp tươi; giá trị thu nhập trên 80 triệu đồng/ha và sẽ quy hoạch các vùng sản xuất tập trung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Những giải pháp chủ yếu phát triển ngành chè ở tỉnh Yên Bái

3.2.1. Giải pháp về mở rộng và nâng cao chất lượng chè nguyên liệu

a) Hoàn thiện công tác quy hoạch

Từ việc bố trí sử dụng đất trồng chè của tỉnh , qua đánh giá thực trạng các cơ sở chế biến chè có thể thiết lập mạng lưới các cơ sở chế biến gần các vùng trồng chè để thuận lợi cho việc vận chuyển thu mua nguyên liệu.

Để nhanh chóng nâng cao sản lượng chè xuất khẩu cần mở rộng cải tạo, thay thế các thiết bị và bổ sung các thiết bị chế biến hiện đại, công nghệ tiên tiến. Sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt, đa dạng về chủng loại đẹp về hình thức,

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở YÊN BÁI (Trang 42 - 64)