Diện tích, năng suất, sản lượng chè YênBái

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở YÊN BÁI (Trang 37 - 41)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.Diện tích, năng suất, sản lượng chè YênBái

Chè là cây công nghiệp lâu năm phát triển khá ổn định và vững chắc. Điều này được thể hiện như sau:

a. Diện tích:

Bảng 2.3: Tình hình biến động về diện tích gieo trồng chè giai đoạn 2005 - 2012 (Đơn vị : ha) Năm 2005 2008 2009 2010 2011 2012 Diện tích gieo trồng 10.378,6 11.409 12.005 12.252 12.205 12.289,6 (Nguồn:[9])

33

Bảng 2.4: Tình hình biến động về diện tích chè cho sản phẩm (Diện tích chè kinh doanh) giai đoạn 2005 - 2012

(Đơn vị :ha)

Năm 2005 2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích chè

kinh doanh 7.879 8.853 9.612 10.012 10.137 10.280

(Nguồn:[9]) Trong giai đoạn 2005 - 2012 diện tích gieo trồng và diện tích cho sản

phẩm đều tăng dần qua các năm. Tính đến năm 2012 diện tích gieo trồng chè tăng 1.911 ha, mỗi năm trung bình tăng 382,2 ha/năm. Tương ứng là diện tích chè kinh doanh cũng tăng 2.401 ha, mỗi năm tăng trung bình tăng 480,2 ha/năm. Đến năm 2012 diện tích gieo trồng chè và diện tích chè kinh doanh đều được mở rộng.

Như vậy, từ 2005 đến 2012, diện tích trồng chè của Yên Bái tăng thêm 4.312 ha, đây là mức độ trồng chè khá. Trước năm 2010, toàn tỉnh có 9 huyện, thành phố trồng chè, trong đó, chỉ có 3 huyện có diện tích chè tập trung trên 1000 ha trở lên là Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình. Từ năm 2005 đến 2012, chè của Yên Bái phát triển mạnh trồng chè vùng cao (với giống chè Shan), ở huyện Mù Cang Chải, đưa diện tích chè vùng cao (riêng Mù Cang Chải lên đến 1.490 ha (năm 2005) và 1.688 ha (năm 2011)

Trong các năm 2009, 2010, 2011, tỉnh chủ trương cải tạo lại giống chè cũ đã trồng 30, 40 năm bị thoái hoá, già cỗi, năng suất thấp, chất lượng kém, bằng giống chè nhập nội LDP1 và LDP2. Kế hoạch trồng chè mới hàng năm chỉ đạt 500 ha trong đó cả trồng mới chè và trồng cải tạo chè cũ. Tuy nhiên những năm này, do thời tiết khô hanh, do chính sách chưa cụ thể, do nhập giống chè khó khăn nên tốc độ trồng chè chậm lại, không đạt kế hoạch, có năm bị giảm đi (như năm 2011). Gần đây, chủ trương của tỉnh là không trồng quảng canh ồ ạt, chú ý đến chất lượng chè và thâm canh, giữ tổng diện tích chè 13.000 ha.

Cùng với sự tăng lên của diện tích chè trồng mới hàng năm, diện tích chè cho sản phẩm (diện tích chè kinh doanh) cũng không ngừng tăng lên trong

34

những năm trở lại đây. Hết năm 2012, tỉnh Yên Bái đã có 10.280 ha chè kinh doanh, tăng so với năm 2010 là 68,74% (tức tăng 4.188 ha) bình quân hàng năm tăng 5,98% (tức tăng 465,33 ha). Năm có tốc độ tăng chậm nhất là năm 2011 (chỉ tăng có 1,25%, tương đương với 125 ha so với năm 2010)

Qua dãy số thời gian và tính tốc độ phát triển (liên hoàn và định gốc), tốc độ phát triển diện tích như vậy là khá, tạo ra những vùng chuyên canh chè của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng về đất đai và hiệu quả của cây chè, thì ngành chè Yên Bái chưa phải là đầu tàu kéo nền kinh tế của tỉnh đi lên.

b) Năng suất:

Bảng 2.5: Tình hình biến động năng suất chè trong giai đoạn 2005 - 2012 (Đơn vị : tạ/ha)

Năm 2005 2008 2009 2010 2011 2012

Năng

suất 50,7 50,8 54,1 49,95 54,3 58,8

(Nguồn:[9])

Qua bảng trên ta có thể thấy tốc độ tăng trung bình hàng năm trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2012 là 5,83% và có lượng tăng trung bình là 2,16 tạ/ha. Năng suất năm 2012 đạt 58,8 tạ/ha tăng 66,57% và tăng hơn 23,5 tạ/ ha so vơi năm 2010. Năng suất chè tăng từ 35,3 tạ/ha lên 58,8 tạ/ha. Nói chung hàng năm, năm sau năng suất lại nhích lên một ít, với một lượng không đều nhau. Từ năm 2011, năng suất tăng tới 29,75 %, còn các năm khác có mức tăng dưới 10%, thấp nhất là năm 2008, chỉ tăng 0,97%. Thậm chí, năm 2010 lại giảm 7,67% (tức giảm 4,15 tạ/ha). Những năm gần đây, do còn nhiều diện tích chè già cỗi, nên năng suất có xu hướng tăng chậm lại. Trong đó chè vùng cao có năng suất quá thấp, năm 2010 năng suất chè toàn tỉnh bình quân 49,9 tạ/ha, bên cạnh năng suất chè vùng thấp đạt 45,3 tạ/ha (Trấn Yên); 57,3 tạ/ha (Yên Bình); 62,8 tạ/ha (Văn Chấn), thì chè vùng cao chỉ đạt 1,2 tạ/ha (Mù Cang Chải) hoặc 0,6 tạ/ha (Trạm Tấu). Đến năm 2011, năng suất chè khá hơn, vùng thấp đạt 58 - 66 tạ/ha thì vùng cao Trạm Tấu đạt 13 tạ/ha; Mù Cang Chải đạt 0,9 tạ/ha

35

Qua năng suất và diện tích ta có bảng sau

Bảng 2.6: Tình hình biến động sản lượng chè giai đoạn 2005 - 2012

(Đơn vị : tấn )

Năm 2005 2008 2009 2010 2011 2012

Sản

lƣợng 40.000 45.000 52.005 50.006 55.037 60.446 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn:[9]) Trong giai đoạn này, do năng suất tăng không đều nên sản lượng chè thu hoạch tăng mạnh nhưng không tăng đều qua các năm. Sản lượng chè thu hoạch năm 2012 bằng 281,14% so với năm 2005, tức tăng 181,14% ( tăng 38946 tấn)

Sản lượng chè tăng cao nhất là năm 2011 do đạt năng suất cao, sản lượng trong năm này đạt 30.000 tấn, tăng so với năm 2010 là 8.500 tấn, với tốc độ phát triển là 139,53%; tiếp theo là năm 2009 có tốc độ phát triển 115,57% (tăng 7.005 tấn) so với năm 2008. Nhưng năm 2010 ngay sau đó, sản lượng chè trong năm này giảm gần 2.000 tấn so với năm 2009.

Qua theo dõi chỉ tiêu tốc độ phát triển thì thấy: từ 2005 đến 2012, phần lớn các năm đều có tốc độ tăng khá, từ 10% trở lên như các năm 2005; 2008; 2009; 2011;2012. Còn lại tốc độ tăng dưới 10%, riêng năm 2010, như đã nói ở phần trên do năng suất giảm mạnh, nên sản lượng cũng giảm 3,84% ( giảm gần 2007 tấn)

Nói chung cả diện tích, năng suất, sản lượng chè của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn nghiên cứu đều tăng cho dù không tăng đều. Giai đoạn 2005 - 2009 cả diện tích, năng suất sản lượng đều tăng ổn định. Những năm đầu của thời kì, dù đã được khuyến khích nhưng người dân vẫn còn chưa tập trung, chưa đầu tư chăm sóc để cho năng suất chè tăng cao. Rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho năng suất, sản lượng chè của Yên Bái không đạt hiệu quả cao: Do thời tiết ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng, diện tích chè cho sản phẩm, làm cho vụ chè trong những năm này mất mùa. Kĩ thuật hái chè, sản xuất chè còn thủ công, lạc hậu...Nhiều công ty chè được lập ra nhưng hoạt động không hiệu quả; nhà nước chưa tập trung, đầu tư cho ngành chè.

36

Từ năm 2010 đến năm 2012, dù năng suất sản lượng tăng nhưng chưa thật sự làm hài lòng người dân và những người trực tiếp quản lý, sản xuất chè của tỉnh Yên Bái. Khả năng phát triển của ngành chè Yên Bái còn rất nhiều cho nên, Ngành chè Yên Bái vẫn cần tới sự quan tâm, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư của nhà nước để vực dậy, phát triển ngành chè Yên Bái , để tạo nên một thương hiệu chè Yên Bái trên khắp toàn quốc và quốc tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở YÊN BÁI (Trang 37 - 41)