6. Cấu trúc của đề tài
2.2.1. Vị trí cây chè trong nền kinh tế của tỉnh YênBái
Cây chè là một cây trồng truyền thống và được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Yên Bái. Cây chè đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, đã góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, giải quyết nguyên liệu cho các cơ sở chế biến của tỉnh, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Gần 30 vạn dân sống bằng cây chè là minh chứng rõ nhất cho vai trò của loại cây này đối với nền kinh tế vốn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ở Yên Bái.Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (Văn Chấn) những năm 90 của thế kỷ trước
30
có 100% người dân đều làm chè. Ngày nay, diện mạo vùng nông thôn này đã có nhiều thay đổi nhưng ít thay đổi hơn cả là số người làm chè, sống bằng cây chè vẫn chiếm trên 60% số hộ trong thị trấn. Đối với người dân ở đây, cây chè không chỉ là cây xóa nghèo mà còn là loại cây để nhiều hộ dân vươn lên làm giàu. Ông Hoàng Trung Dũng - Phó chủ tịch UBND thị trấn khẳng định: "Người nông dân làm chè dù nhiều dù ít thì cũng không sợ đói. Sau khi cải tạo, thay thế các giống chè trung du bằng các giống nhập nội, hiện nay, 530ha chè của địa phương mỗi năm cho sản lượng 5.700 tấn, đem về cho người dân gần 20 tỷ đồng. Có những hộ chỉ với 1ha đến 2ha nhưng đầu tư thâm canh hợp lý, thu về mỗi năm trên 150 triệu đồng".
Là một trong những địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh Yên Bái, nhiều xã của Văn Chấn như Tân Thịnh, thị trấn Nông trường Liên Sơn, Nậm Búng... có trên 60% số hộ dân sống bằng cây chè. Các khoản thu thuế từ hoạt động chế biến, sản xuất, kinh doanh chè cũng chiếm 70% nguồn thu ngoài quốc doanh của địa phương.
Những năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tư nhiều tỷ đồng cải tạo và mở rộng diện tích, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Diện tích chè của tỉnh tập trung ở các huyện: Văn Chấn, Yên Bình, Trấn Yên... và chè đặc sản ở các xã vùng cao của huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Từ năm 2006 - 2012, Yên Bái đã trồng mới và cải tạo được 3.305 ha, trong đó diện tích trồng mới 357ha, cải tạo thay thế 2.958ha.
Điều đáng chú ý, diện tích chè thay thế là những giống chè chất lượng cao như chè LDP1, LDP2 với diện tích 2.668ha, chè Shan 2.296ha, chè nhập nội Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên 1.551 ha. Theo kết quả khảo nghiệm, điều tra, các giống chè mới phát triển tốt, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của các địa phương. Như vậy, cho đến hết năm 2012, diện tích chè của tỉnh Yên Bái có 11.200ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 10.788ha. Cơ cấu giống chè đã thay đổi, diện tích chè trung du đang dần thu hẹp, chỉ còn 4.688ha.
Giai đoạn từ năm 2006 - 2012, nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư hỗ trợ sản xuất chè đạt 46,5 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ 23,442 tỷ đồng
31
thực hiện trồng mới, trồng thay thế giống chè cũ, xây dựng vườn ươm, hỗ trợ đào tạo nghề, đổi mới công nghệ, xúc tiến thương mại. Nguồn vốn ADB thông qua Dự án QSEAP hỗ trợ 23 tỷ đồng thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp an toàn, phát triển cơ sở hạ tầng vùng nông nghiệp an toàn, hỗ trợ cấp giấy chứng nhận sản phẩm. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng đã giải ngân cho các doanh nghiệp, nông dân vay sản xuất chè đạt 1.489,384 tỷ đồng. Những nỗ lực đó đã tạo được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức của nông dân và các doanh nghiệp chè trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến và thực hiện chuyển dịch cơ cấu giống chè, tăng diện tích chè giống mới có năng suất và chất lượng tốt.
Bước đầu, đã hình thành được một số vùng nguyên liệu chè có chất lượng. Thu nhập người làm chè được cải thiện, góp phần ổn định đời sống và tác động tích cực để nông dân đầu tư chăm sóc và phát triển vùng nguyên liệu. Sản phẩm chè sản xuất ra tuy chất lượng chưa cao song đã tiêu thụ hết, không bị ứ đọng và doanh thu năm sau đạt cao hơn năm trước. Xúc tiến thương mại tuy chưa mạnh nhưng đã góp phần tích cực trong tiêu thụ chè. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng, các huyện, thị trong việc tổ chức quản lý, chỉ đạo và sự gắn bó nông dân vùng chè với cơ sở chế biến có chuyển biến đã tạo ra sức mạnh trong sản xuất, kinh doanh, chế biến chè. Như vậy, có thể thấy, những năm qua, tốc độ phát triển diện tích chè của Yên Bái tăng khá nhanh. Điều đó khẳng định người trồng chè đã đặt niềm tin vào cây chè, không phải trồng theo kiểu "phong trào", mang tính áp đặt như một số cây trồng khác đã từng thất bại nhiều lần ở Yên Bái. Việc phát triển cây chè không chỉ phù hợp với nguyện vọng, điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác của người dân, tỉnh Yên Bái còn trích ngân sách địa phương hỗ trợ 4 triệu đồng/ha trồng giống mới, 2 triệu đồng/ha phá bỏ giống cũ nhằm khuyến khích người trồng chè. Lộ trình phát triển cây chè ở Yên Bái không chỉ mở rộng diện tích mà đang thay đổi về chất lượng, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ trên thế giới. Bên cạnh những kết quả nổi bật đó, không thể phủ nhận rằng sự đầu tư ấy chưa xứng tầm với vai trò và vị thế của cây chè. Những năm qua, ngành chè Yên Bái cũng đã bộc lộ rõ tồn tại, thể hiện một sự trì trệ từ
32
quy hoạch cho đến định hướng phát triển. Nhiều cơ sở chế biến xây dựng không theo quy hoạch, công nghệ lạc hậu. Mặc dù có lịch sử phát triển khá dài nhưng cho đến nay, sản phẩm chè Yên Bái vẫn chủ yếu là chè đen bán thành phẩm, giá trị thấp. Nhiều doanh nghiệp, người trồng chè chạy theo lợi nhuận trước mắt đã tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học không hợp lý để tăng năng suất, khiến cho sản phẩm chè kém chất lượng. Các nước nhập khẩu chè lớn của Việt Nam cũng đã đưa ra báo động đỏ với chất lượng chè là minh chứng rõ nhất cho chất lượng chè đang đi xuống. Trong khi đó, công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên, không được ngăn chặn kịp thời và chỉ đến khi chuyện đã rồi chúng ta mới hốt hoảng can thiệp.
Trong cơ cấu cây công nghiệp dài ngày của tỉnh, chỉ có cây chè là cây duy nhất ổn định và trụ vững lâu dài trên đất miền núi cả vùng thấp và vùng cao. Đến nay, tổng diện tích chè của toàn tỉnh đạt 12.290 ha, trong đó vùng thấp chiếm 78%, vùng cao chiếm 22%. So với tổng diện tích canh tác để trồng cây hàng năm và cây lâu năm thì diện tích chè chiếm tới 18,12% (năm 2007) và 20,41% (năm 2012). So với cả nước thì diện tích chè của Yên Bái chiếm 10,5%, xếp thứ 4 (sau Lâm Đồng, Hà Giang, Yên Bái) và sản lượng đạt trên 60.000 tấn xếp thứ 3 cả nước( sau Lâm Đồng và Yên Bái)
Tổng giá trị sản xuất từ cây chè hàng năm đạt từ 70-90 tỉ đồng (theo giá cố định năm 1994, chiếm 9-10% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Các cơ sở chế biến chè đã nộp ngân sách được từ 9 đến 11 tỉ đồng/năm.