Biểu trưng cho những đức tính của con người trong xã hội

Một phần của tài liệu tìm hiểu trường từ vựng tên gọi động vật thủy sinh và các tín hiệu thẩm mỹ được tạo nên trong ca dao (Trang 50 - 59)

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.3. Biểu trưng cho những đức tính của con người trong xã hội

Ở trên chúng ta đã biết mỗi loài động vật được gợi nhắc trong ca dao ngoài phần ít mang ý nghĩa cụ thể, chủ yếu chúng mang ý nghĩa biểu trưng. Điều đó cho thấy sự gắn bó, tri ân của người dân lao động đối với thế giới tự

nhiên bao quanh mình. Ngoài hai ý nghĩa biểu trưng trên các loài động vật thủy sinh còn biểu trưng cho những đức tính của người trong xã hội.

Trước hết những loài động vật như cá, tôm, tép là biểu tượng cho hình ảnh người nông dân lam lũ, hiền lành, chất phác. Bởi đây là những con con vật ngoài việc gắn bó mật thiết với cuộc sống thường ngày của người dân, nó còn là những con vật biểu trưng cho thân phận nhỏ bé cũng như sự siêng năng, cần cù của họ. Đặc biệt hình ảnh những con tôm, con tép gợi một niềm xót xa, thương cảm về một thân phận nhỏ nhoi, cô đơn, đầy vất vả của người dân lao động Việt Nam.

Ví dụ 76:

Cái bống là cái bống bình

Thổi cơm nấu nước một mình mồ côi. [ , 356]

Ở đây, người dân lao động đươc ví với hình ảnh con cá bống, câu ca dao toát lên vẻ cực nhọc nhưng cũng rất cô đơn của con người.

Khi nào con cá có thể tự mình nhào ra khỏi vực thì khi ấy thân phận của người dân mới được sang một nấc khởi điểm mới. Nhưng dường như điều đó vô cùng khó khăn.

Ví dụ 77:

Biết thuở nào con cá nhào khỏi vực

Biết thuở nào hết cực thân em. [27, 302]

Mượn các hình ảnh thuộc thế giới tự nhiên tác giả dân gian muốn ca ngợi đức tính hi sinh ca cả của những người vợ, người mẹ. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả, chịu phần thiệt để dành những gì tốt đẹp nhất cho người thân của mình.

Ví dụ 78:

Cái ngủ mày ngủ cho lâu

Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về

Bắt được con giếc con trê

Cầm cổ lôi về bắc nước làm lông

Miếng nạc thời để phần chồng

Đọc câu ca dao ta mới thấm thía câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Mặc cho cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng những người nông dân vẫn luôn lạc quan, tìm cho mình những tiếng cười trong cuộc sống thường nhật. Ví dụ 79:

Long đong vui thú long đong

Tép tôm thời lại vui bề tép tôm. [27, 1402]

Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của con người, hình ảnh con lươn, con chạch, con cá trê lại là những hình ảnh biểu tượng cho những đức tính lươn lẹo, dối trá, ghanh đua của con người. Qua những lời ca dao ngắn gọn, tác giả dân gian đã truyền đạt cho người đọc những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu.

Ví dụ 80:

Ao thăm thẳm càng lắm cá trê

Những người tâm ngẩm càng ghê tinh thần. [27 ]

Hay tính khí ganh đua, tị nạnh của con người cũng được thể hiện rất rõ.

Ví dụ 81:

Con chó chê khỉ lắm lông

Khỉ lại chê chó ăn dông ăn dài

Lươn ngắn lại chê chạch dài

Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm. [27, 641]

Các loài động vật thủy sinh còn là phương tiện hữu hiệu để người dân lao động xưa phê phán những con người có tính toán, âm mưu hiểm ác.

Ví dụ 82:

Con cò mày dò lên cây

Tao lấp gốc lại mày bay đường nào

Con cá mày ở dưới áo

Tao tháo nước vào mày chết cá ơi. [27, 647]

Ví dụ 83:

Tao đóng cửa lại mày ra đường nào

Con cá mày ở dưới ao

Tao tát nước vào, mày chạy đằng mô. [27, 662]

Cũng có khi tác giả dân gian mượn hình ảnh của những loài động vật thủy sinh để phê phán thói nhậu nhẹt, say xỉn của đấng mày râu.

Ví dụ 84:

Con thì khóc đói như ri

Chồng thì uống rượu li bì cả ngày

Đem tiền mua lấy cái say

Hơi men giở giọng bầy nhầy bên tai

Bữa hôm cùng với bữa mai

Cua rang ốc nướng kéo dài thâu canh. [27 , 677]

Thế những đặc điểm nổi bật của con người Việt Nam là nhân hậu, bao dung, vị tha. Họ luôn có một niềm tin mãnh liệt vào đức tính tốt đẹp ẩn trong mỗi con người cho nên:

Ví dụ 85:

Con lươn có tiếng hôi tanh

Xào nấu sạch sẽ cũng thành món ngon. [27, 663]

Chỉ cần những đức tính ấy còn le lói họ vẫn tin vào khả năng bừng sáng của nó. Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn nổi bật của con người Việt Nam.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Cùng với thế giới thực vật, thế giới động vật trong môi trường tự nhiên Việt Nam chính là nguồn tư liệu phong phú, dồi dào để tạo nên các biểu tượng giàu ý nghĩa trong kho tàng ca dao người Việt. Nếu ca dao thiếu đi những biểu tượng đó, chắc hẳn giá trị thẩm mĩ của nó sẽ giảm sút rất nghiêm trọng, thiên nhiên đã ùa vào ca dao, những loài động vật thủy sinh đã được tác giả dân gian yêu mến, trân trọng chọn làm biểu tượng cho tâm hồn, cuộc sống, tính cách của chính mình. Các biểu tượng động vật đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính trữ tình, mượt mà sâu lắng của ca dao.

Qua việc tìm hiểu, phân tích trên chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ gợi cho ta biết những loài động vật đó được gợi nhắc trong những ngôn bản ca dao mà quan trọng hơn nó còn trở thành biểu tượng nghệ thuật trong thơ ca dân gian.

Đặc điểm thẩm mĩ của ca dao người Việt là trữ tình. Vậy nên khi quan sát thiên nhiên phong phú, đa dạng không phải loài động vật nào cũng gợi lên những giá trị thẩm mĩ mà tác giả dân gian chỉ chọn những loài động vật gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, phù hợp với tính chất trữ tình của lời ca dao hoặc có thể đảm nhiện vai trò nhân vật trữ tinh trong lời ca dao. Quan trọng hơn, những loài động vật được chọn làm biểu tượng đó thì bản thân chúng phải gợi những liên tưởng tiềm ẩn. Hơn nữa các loài động vật được lựa chọn phải là những loài thích ứng với điều kiện sinh thái đa dạng, gần gũi, thống nhất...thì mới được phổ biến rộng rãi, đảm bảo sự hiểu biết chung của cả cộng đồng.

Trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao chúng tôi thấy các loài: Cá, tôm, cua, tép...đã trở thành những biểu tượng đặc sắc, giàu ý nghĩa biểu hiện. Còn những loài động vật thủy sinh khác chưa được chọn làm biểu tượng phải chăng chúng chưa hàm chứa được đầy đủ độ trữ tình, hàm xúc và chưa hội tụ đầy đủ những yếu tố trữ tình của một biểu tượng nghệ thuật ca dao.

KẾT LUẬN

Ca dao là một nguồn thơ dân gian vô tận, có lịch sử lâu đời và có sức sống mãnh liệt. Nó giống như một dòng sông lớn bắt nguồn từ hàng trăm, hàng nghìn con sông nhỏ từ trong cả nước. Đó chính là cây đàn muôn điệu vang lên những khúc nhạc yêu thương, nghĩa tình của người dân lao động trong những mối quan hệ phức tạp đời thường.

Cuộc sống giản dị thường ngày cùng với tình người sâu sắc, gắn bó đã trở thành nguồn tư liệu không bao giờ vơi cạn, là mảnh đất hiện thực mầu mỡ cho mọi lời ca. Những câu hát thôn dã cất lên từ cuộc sống vất vả nhưng cũng hết sức nên thơ ấy đã làm đẹp thêm cho cuộc sống của người dân quê đất Việt. Trong các lời ca dao thế giới động vật được nhắc đến ở mọi khía cạnh cùng với tất cả tình cảm đằm thắm, gắn bó, tác giả dân gian không chỉ coi những loài động vật là người bạn thân thiết trong cuộc sống, mà thông qua lăng kính nghệ thuật họ còn xem đó là nhân vật trữ tình mang nặng suy nghĩ, tâm tư.

Trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao có thể chia thành những trường nhỏ khác nhau, trong đó trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Điều đó bước đầu thể hiện thế giới động vật phong phú, đa dạng của nước ta, quan trọng hơn với các loài động vật thủy sinh đó tác giả dân gian đã sử dụng cách nói linh hoạt trong mỗi lời ca dao. Chúng tập hợp thành một trường từ vựng có hệ thống, có cấu trúc chặt chẽ. Về cấu tạo của các đơn vị từ vựng đó khá đa dạng: từ đơn, từ ghép, từ láy và thường tồn tại ở cụm danh từ trong lời ca dao. Chúng có thể đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ.

Chúng tôi quan tâm đến vai trò của các tên gọi trong trường động vật thủy sinh trong ca dao người Việt đối với việc biểu đạt ý nghĩa lời ca. Sau khi tìm hiểu chúng tôi thấy chỉ có một lượng không lớn tên gọi các loài động vật được dùng để tạo hứng, tạo khung cảnh hoặc mang ý nghĩa biểu vật. Còn lại đa số các loài động vật xuất hiện với tư cách là nhân vật trữ tình và chúng đều mang ý nghĩa biểu trưng. Chung quy lại, tên các loài động vật thủy sinh biểu tượng cho

tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân, cho người phụ nữ và những phẩm chất của con người Việt Nam.

Đề tài của chúng tôi nghiên cứu một đối tượng không lạ: Động vật thủy sinh trong ca dao nhưng dưới góc nhìn ngôn ngữ văn hóa, từ quan niệm trường từ vựng, chúng tôi thu được kết quả nhất định, có thể sử dụng làm phương tiện minh họa khi giảng dạy lí thuyết về vấn đề “trường”. Theo hướng đi của đề tài có thể tiếp tục triển khai, nghiên cứu các trường từ vựng còn lại thuộc trường động vật trong ca dao người Việt cũng như các trường khác trong ca dao nói riêng, trong hệ thống các trường từ vựng, ngữ nghĩa trong tiếng Việt nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Nhã Bản (2001), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Nghệ An.

2. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội. 3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Đỗ Hữu Châu (1973), Trường từ vựng và hiện tượng đồng nghĩa, trái

nghĩa, tạp chí Ngôn ngữ (số 3).

5. Đỗ Hữu Châu (1975), Khái niệm “trường” và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng, tạp chí Ngôn ngữ (số 4).

6. Đỗ Hữu Châu (1982), Ngữ nghĩa hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động, tạp chí Ngôn ngữ (số 3).

7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.

9. Hà Châu (1984), Về một quan điểm thẩm mĩ dân gian Việt Nam, Văn hóa dân gian (số 1).

10. Đoàn Văn Chúc (1989), Văn hóa học, Nxb Văn hóa - thông tin. 11. Mai Ngọc Chừ (1991), Ngôn ngữ ca dao Việt Nam, Văn học.

12. Hoàng Xuân Cường (2003), Văn hóa - một góc nhìn, Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội.

13. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh (2003), Ca dao Việt Nam, Nxb Văn hóa - thông tin.

14. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (1999), Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao, Kỉ yếu khoa học, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP HCM.

15. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao

truyền thống người Việt, Luận án TS Ngữ văn, Trường Đại học sư phạm TP

HCM.

17. Nguyễn Xuân Đức (2003), Những vấn đề thi pháp văn học dângian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Alain gheebrant, Jean Chevalier (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Trường viết văn Nguyễn Du, Nxb Đà Nẵng.

19. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2005), Sự phát triển của ngữ nghĩa, của biểu

tượng thơ (qua nhóm biểu tượng trang phục trong thơ ca Việt Nam), Luận án

TS Ngữ Văn, Viện ngôn ngữ học, Hà Nội.

20. Bùi Công Hùng (1988), Biểu tượng thơ ca, tạp chí Văn học (số 1).

21. Bùi Công Hùng (2000), Tiếp cận nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

22. Vũ Thị Thu Hương (2000), Ca dao Việt Nam- những lời bình, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.

23. Nguyễn Thúy Khanh (Chủ biên) (1996), Đặc điểm trường từ vựng ngữ

nghĩa tên gọi động vật, Luận án PTS, Hà Nội.

24. Đinh Gia Khánh (Chủ biên) (2000), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Vũ Ngọc Khánh (Chủ biên) (2002), Từ điển văn hóa dân gian, Nxb Văn hóa- thông tin, Hà Nội.

26. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên) (2001), Kho tàng ca dao ngườiViệt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

28. Phương Lựu (Chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Nguyễn Hồng Lý (1999), Thư mục văn hóa dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Hữu Ngọc (Chủ biên) (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội.

31. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiêp cận mới, Nxb Hà Nội. 32. Trương Thị Nhàn (1992), Tìm hiểu tín hiệu nghệ thuật ca dao qua một

33. Hoàng Thị Kim Ngọc (2004), So sánh và ẩn dụ trong ca dao trtình của

nguời Việt (từ góc nhìn ngôn ngữ văn hóa học), Luận án TS ngữ văn, Hà Nội.

34. Đinh Thị Oanh (1999), Cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ thuộc trườngthực

vật”, Trường Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

35. Vũ Ngọc Phan (2000), Tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

36. Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

37. Hoàng Phê (2003), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển, Nxb Đà Nẵng. 38. Lê Thị Quế (1990), Văn học dân gian, Nxb ĐH- THCB, Hà Nội.

39. F. De. Saussure (1937), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học, Hà Nội.

41. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP HCM.

42. Ngô Đức Thịnh (1989), Thử bàn về tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu

văn học dân gian, tạp chí Văn hóa dân gian ( số 2).

43. Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa- dân tộc của ngôn

ngữ và tư duy của người Việt, Nxb ĐH Quốc Gia, Hà Nội.

44. Đặng Thị Diệu Trang (2006), Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng

bằng Bắc Bộ, Luận án TS Văn hóa học, Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam.

45. Đỗ Bình Trị (2001), Những đặc điểm thi pháp của thể loại văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

46. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

47. Phạm Thu Yến (1998), Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu tìm hiểu trường từ vựng tên gọi động vật thủy sinh và các tín hiệu thẩm mỹ được tạo nên trong ca dao (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)