0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Biểu trưng cho tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TRƯỜNG TỪ VỰNG TÊN GỌI ĐỘNG VẬT THỦY SINH VÀ CÁC TÍN HIỆU THẨM MỸ ĐƯỢC TẠO NÊN TRONG CA DAO (Trang 43 -48 )

6. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.1. Biểu trưng cho tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân

Có thể nói tâm hồn, tình cảm của con người là thế giới của cảm nghĩ dung hợp, đan xen, hòa quyện nhau. Trong đó tình yêu là một trong những cung bậc cảm xúc khó có thể giãi bày bằng ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Bởi lẽ khi bày tỏ tình yêu người ta cần nói bằng thứ ngôn ngữ đặc biệt,

Tác giả dân gian khai thác các hình ảnh thiên nhiên để diễn tả mọi mặt đời sống trong đó có những thăng trầm của tình yêu. Những hình ảnh dung dị, đời thường nhưng khi đi qua lăng kính của những tác giả dân gian chúng trở thành những công cụ đắc lực giúp con người bày tỏ tình cảm thầm kín trong tâm hồn. Chính điều này đã tạo nên một cơ sở thẩm mĩ thầm kín đặc biệt, biểu hiện chất trữ tình đậm nét trong ca dao, đặc biệt là những bài thơ về tình yêu đôi lứa. Cũng giống như trường thực vật, các loài động vật trong trường động vật thủy sinh cũng được lựa chọn làm biểu tượng cho tình yêu nam nữ. Biểu tượng này xuất hiện ở hai dạng: Biểu tượng đơn và biểu tượng đôi.

Biểu tượng đơn là biểu tượng chỉ bao gồm một hình ảnh, sự vật duy nhất. Trong “kho tàng ca dao người Việt” nhiều bài chỉ có một biểu tượng hoặc một bài có nhiều biểu tượng nhưng các biểu tượng đó chỉ gắn bó lâm thời với nhau trong bài ca dao, nghĩa là chúng không xuất hiện theo dạng cặp đôi nhiều lần như những liên kết truyền thống. Đó là những biểu tượng đơn như: Con cá, con cò, hạt mưa, trăng....

Ví dụ 53:

Đi ngang thấy búp hoa sen

Muốn vào mà bẻ sợ không quen chùa. [27, 610]

Ví dụ 54:

Anh đi ghe cá cao cờ

Ví dụ 55:

Đẹp như cái tép kho tương

Kho đi kho lại nó chương no phềnh. [27, 839]

Biểu tượng đôi (biểu tượng sóng đôi, cặp đôi) xuất hiện với tần số cao, rất phổ biến trong ca dao. Chúng được tạo thành bởi hai hình ảnh, liên kết chặt chẽ trong nhiều bài ca dao như: bèo- sen, củi- trầm, cá- đặng.

Trong thực tế có nhiều bài ca dao xuất hiện nhiều cặp biểu tượng, chúng hòa hợp với nhau về ý nghĩa, cùng hướng người đọc vào một nội dung biểu đạt.

Ví dụ 56:

Sen xa hồ, sen khô hồ cạn

Liễu xa đào, liễu ngả đào nghiêng

Anh xa em như bến xa thuyền

Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết lấy niên cho tái hồi. [27]

Ví dụ 57:

Anh trông em như cá trông mưa

Ngày trông đêm tưởng như đò đưa trông nồm. [27, 165]

Xuất hiện dày đặc với biểu tượng đôi: Sen- hồ, liễu- đào, bến- thuyền, Thúy Kiều- Kim Trọng, anh- em, ca- mưa, ngày- đêm, đò đưa- nồm, cùng với mối quan hệ hữu cơ không thể tách rời khiến cho ngôn ngữ trong bài ca dao mang đậm tính biểu hiện, truyền cảm.

Trở lại biểu tượng cho tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân trong ca dao thuộc trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao ta thấy các loài là biểu tượng đơn được nhắc đến nhiều hơn cả là biểu tượng con cá.

Ví dụ 58:

Anh đi ghe cá trảng lường

Ở trên Gia Định xuống vườn thăm em. [27,112]

Tác giả dân gian mượn những hình ảnh quen thuộc để qua đó giãi bày tình cảm, bày tỏ tình cảm với người con gái mình yêu. Câu ca dao toát lên vẻ dè dặt, nhút nhát của chàng trai khi chưa biết tình cảm của cô gái đối với mình ra sao.

Ví dụ 59:

Anh ngó lên trời thấy đám mây bạch

Anh ngó xuống lòng lạch thấy con cá trạch đỏ đuôi

Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược

Anh mảng thương nàng biết có được hay không. [27, 139]

Khi đã yêu nhau họ cùng nhau cố gắng vượt qua những khó khăn gian khổ để có thể được ở bên nhau. Những hình ảnh dung dị là lời nói thay cho lời bày tỏ tình cảm vốn rất khó này.

Ví dụ 60:

Anh tới nhà em anh ăn cơm với cá

Em tới nhà anh em ăn rau má với cua đồng

Khó em chịu khó, đạo vợ chồng em vẫn thương. [27,164]

Cuộc sống của cô gái có phần “khá giả” hơn chàng trai, nhưng vì tình yêu họ sẵn sàng vượt qua những giá trị vật chất đời thường để hướng tới đạo vợ chồng thiêng liêng, cao cả.

Đến tận bây giờ, qua nhiều năm tháng ý nghĩa biểu tượng của những loài động vật này cũng không hề phai nhạt, đó là lời tỏ tình, nhịp cầu yêu đương cho lứa đôi.

Vậy nên khi tình yêu không thành, trái ngược với những cung bậc cảm xúc trên, các loài động vật thủy sinh trong lời ca dao lại là phương tiện thể hiện bao nuối tiếc, giận hờn của chàng trai khi tình yêu trắc trở.

Ví dụ 61:

Bấy lâu lên ngọn sông Tân

Muốn tìm cá nước phải lần trời mưa

Tiếc công anh đắp đập coi bờ

Để ai quẩy đó, đem lờ đến đơm. [27, 285]

Có khi lại là tâm trạng bế tắc. Ví dụ 62:

Ao hồ cá lội trông sao

Có khi là tâm trạng hậm hực, nghẹn ngào Ví dụ 63:

Anh tiếc công đào ao thả cá

Biết nỗi này chẳng thả cho xong. [27, 161]

Cũng giống như tâm trạng của chàng trai, khi tình yêu không thành, các cô gái cũng mượn hình ảnh tự nhiên, cụ thể là các loài động vật thủy sinh để bày tỏ tấm lòng nghẹn ngào, chua xót của mình.

Ví dụ 64:

Em nhớ ngày nào bên ao cá lội

Anh chỉ, anh thề không lỗi nghĩa keo sơn

Mà giờ đây anh đã sang giàu

Anh quên đi lời hứa thuở ban đầu cùng em.[27,1058]

Qua những lời ca dao trên ta có thể thấy hình ảnh con cá xuất hiện khá nhiều trong ca dao, trở thành biểu tượng cho tình yêu, hôn nhân. Tìm hiểu những từ ngữ tên gọi này, ta càng hiểu thêm và khâm phục hơn về khả năng dùng từ ngữ linh hoạt, đa dạng của người dân Việt Nam khi định danh đối tượng. Cách dùng từ ngữ như vậy đã làm phong phú thêm các đơn vị ngôn ngữ thuộc trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao người Việt. Qua đó chúng ta nhận thức được rõ hơn sự gắn bó thân thiết của thế gới động vật nói chung, động vật thủy sinh nói riêng trong cuộc sống, tâm thức người dân đất Việt từ xưa đến nay.

Bên cạnh những biểu tượng đơn, để bày tỏ, thể hiện tình yêu biểu tượng đôi là những biểu tượng không thể thiếu được.

Biểu tượng ca dao, đặc biệt là biểu tượng đôi làm cho ngôn ngữ ca dao giàu có về khả năng biểu hiện, sức chứa đựng và có tính hàm xúc, cô đọng. Đó là những tế bào hạt nhân có vai trò qua trọng trong toàn bộ chỉnh thể ca dao, chi phối mạnh mẽ đến ngôn ngữ, đề tài, kết cấu - các thành tố tạo thành thi pháp ca dao. Với chức năng triển khai, thể hiện đề tài phần lớn các biểu tượng đôi trong ca dao đã trở thành những đại diện tiêu biểu cho đề tài về tình yêu đôi lứa như: Cá - mưa; ngày - đêm; trăng - gió; cá - đăng; dạ đói - cơm....

Sau khi tìm hiểu chũng tôi nhân thấy hệ thống các biểu tượng đôi này tạo nên một phong cách rất riêng cho ca dao tình yêu, đó chính là lối nói kín đáo, tao nhã, quen thuộc mà không sáo mòn. Các biểu tượng đôi xuất hiện với tần số cao nhằm biểu tượng cho tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về nhu cầu được bày tỏ, gửi gắm tâm tư, tình cảm của đôi lứa yêu nhau là vô cùng to lớn.

Cũng như biểu tượng đơn, trong biểu tượng đôi cá là loài động vật được nói đến nhiều hơn cả, nó thường xuất hiện cùng với những đồ vật đặc trưng, gắn bó. Có khi tác giả dân gian mượn cớ nói xa, nói gần để cho việc bày tỏ tình yêu được dễ dàng. Mượn những hình ảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình muốn gửi tới người mình yêu một thông điệp: khi yêu hãy yêu chân thành.

Ví dụ 65:

Anh Ba yêu đến tôi chăng

Gió đưa trăng là trăng đưa gió

Thung thăng cá vượt qua đăng

Xin đừng lắm chốn nhiều nơi nhỡ nhàng. [27, 99]

Sự mong ngóng, đợi chờ của chàng trai được ví với những cặp hình ảnh hết sức cụ thể, gắn bó keo sơn không thể tách rời.

Ví dụ 66:

Anh trông em như cá trông mưa

Ngày trông đêm tưởng như đò đưa trông nồm. [27, 165]

Để rồi khi gặp nhau đây, họ như gặp được lẽ sống, động lực của cuộc đời. Cá cạn mong ngóng, khao khát gặp nước để duy trì sự sống. Trong tình yêu chàg trai và cô gái cũng coi nhau là ngọn nguồn sự sống.

Ví dụ 67:

Bây giờ ta gặp nhau đây

Như con cá cạn gặp ngày nước to. [27, 280]

Cũng có khi lời ca dao là lời thử thách vô cùng khó khăn nhưng cũng rất hóm hỉnh của cô gái.

Ví dụ 68:

Anh về đánh vảy cá trê

Mổ gan tôm tú để em về với anh. [27, 182]

Như vậy, thông qua biểu tượng động vật, chủ yếu là các loài động vật thủy sinh quen thuộc, gần gũi, gắn bó với cuộc sống thường nhật, thi sĩ dân gian đã tạc vào ca dao những cung bậc cảm xúc đẹp nhất về tình yêu, hạnh phúc của con người. Tên các loài động vật lúc này ngoài ý nghĩa định danh thông thường còn mang ý nghĩa đặc biệt, nó nói hộ biết bao tâm tình của đôi lứa yêu nhau. Cũng vì thế mà việc tìm hiểu trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh của chúng tôi thêm thi vị và mang giá trị, ý nghĩa nhất định.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TRƯỜNG TỪ VỰNG TÊN GỌI ĐỘNG VẬT THỦY SINH VÀ CÁC TÍN HIỆU THẨM MỸ ĐƯỢC TẠO NÊN TRONG CA DAO (Trang 43 -48 )

×