6. Cấu trúc khóa luận
2.1.2.1. Trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, các đơn vị được dùng làm tên gọi chung cho các loài động vật thuỷ sinh trong ca dao là các danh từ. Bảng thống kê sau đây cho thấy kết quả khảo sát này:
STT Tên loài Số lần xuất hiện 1 Cá 293 2 Tép 7 3 Ốc 10 4 Tôm 15 5 Lươn 4 6 Cua 11 7 Trai 4 8 Chạch 7 9 Hến 1 10 Cáy 1
Bảng 2.1. Trường từ vựng tên gọi các loài động vật thuỷ sinh trong ca dao
Như vậy có thể thấy tên gọi các loài động vật thuỷ sinh xuất hiện trong ca dao rất đa dạng, hầu như các loài đều được nhắc đến nhưng số lần xuất hiện có sự chênh lêch. Cá, tôm, cua, ốc là những loài xuất hiện với tần số cao hơn cả, cụ thể: cá (293 lần), tôm (15), cua (11), chạch (7), lươn (4), hến (1), cáy (1).
2.1.2.2. Trường từ vựng tên gọi các bộ phận của các loài đông vật thủy sinh trong ca dao.
Chúng tôi tiếp tục thống kê, tập hợp các từ chỉ tên gọi bộ phận của các loài động vật thủy sinh xuất hiện trong lời ca dao và có kết quả như sau:
STT Tên bộ phận 1 Càng 2 Đuôi 3 Mồm 4 Xương 5 Đầu 6 Vỏ 7 Vảy 8 Râu
Cũng giống như tên gọi của các loài động vật thuỷ sinh, những bộ phận của loài động vật thuỷ sinh cũng được nói đến rất cụ thể, chi tiết (càng, đuôi, mồm, xương, vảy…). Qua đó phần nào cho thấy sự gần gũi, quen thuộc, gắn bó, am hiểu với thế giới thiên nhiên nói chung và động vật thuỷ sinh nói riêng cũng như đức tính giản dị, môc mạc của người dân lao động Việt Nam.
2.1.2.3. Trường từ vựng các thuộc tính (hoạt động, trạng thái, tính chất) của động vật thủy sinh trong ca dao động vật thủy sinh trong ca dao
Nếu các đơn vị gọi tên các loài động vật thủy sinh và các bộ phận của chúng đều là danh từ thì khi chỉ các hoạt động, trạng thái, tính chất (gọi chung là các thuộc tính) của động vật thủy sinh trong ca dao người ta sử dụng hàng loạt vị từ.
Vị từ là phạm trù quan trọng và phức tạp nhất trong hệ thống từ loại tiếng Việt dùng để định danh các hoạt động, trạng thái, quá trình, tính chất, đặc điểm...trong thực tế khách quan. Người ta thường tách vị từ làm hai loại: động từ và tính từ. Tác giả Fraubey trong cuốn “Lingguitie Semanties” đã định nghĩa:
“Vị từ tương đương với danh từ, động từ, tính từ đồng thời làm trung tâm, làm
hạt nhâncho cấu trúc ngữ nghĩa của câu”.( dẫn theo Đinh Thị Oanh, [34, 23]
Chúng tôi tập hợp được các vị từ chỉ các hoạt động, trạng thái, tính chất của động vật thủy sinh trong bảng sau:
Stt Vị từ 1 Khóc 2 Rầu 3 Trông 4 Vượt 5 Lội 6 Nằm 7 Bơi
8 Bò 9 Nhảy 10 Nhào 11 Thung thăng 12 Lạch đạch 13 Tụt 14 Chui 15 Nấp 16 Lần 17 Lặn 18 Ngắn 19 Dài 20 Rạch 21 Đua 22 Ươn 23 Tanh 24 Hôi 25 Thơm 26 Thối 27 Vàng 28 Ngọt 29 Đỏ 30 Tươi
Bảng 2.3. Trường từ vựng các hoạt động, trạng thái, tính chất…của động vật thuỷ sinh trong
ca dao
Để chỉ các thuộc tính về hoạt động, trạng thái, tính chất của động vật thủy sinh tác giả dân gian đã sử dụng phong phú, đa dạng vị từ. Chúng tôi đã thống kê và nhận thấy có hai nhóm vị từ được sử dụng trong ca dao như sau:
Vận động theo nghĩa hẹp chỉ sự diễn biến theo thời gian về các mặt của một chủ thể nào đó.
Quá trình là sự biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác (Vận động trong thời gian) .
Ví dụ 6:
Vị từ “ bơi”, “ lội”, “vượt”, “bò”, “nhảy” chỉ sự vận động theo thời gian (cá bơi, cá lội)
Ví dụ 7:
Anh ba yêu đến tôi chăng
Gió đưa trăng là trăng đưa gió
Thung thăng cá vượt qua đăng
Xin đừng lắm chốn nhiều nơi nhỡ nhàng. [27, 99]
Ví dụ 8:
Anh mong bắt cá chuồn chuồn
Khi vui nó lội, khi buồn nó bay
Chim trời cá nước chi đây
Cá lội đằng cá, chuồn bay đằng chuồn. [27, 135]
Ví dụ 9:
Ao hồ cá lội trông sao
Em có chồng anh biết liệu làm sao bây giờ. [27, 188]
Ví dụ 10:
Bắt lươn lươn bò xuống cỏ
Bắt cò, cò bỏ cò bay
Ôi thôi rồi hỏng cả hai tay
Lươn bò xuống cỏ, cò bay lên trời. [27, 265]
Ví dụ 11:
Bắt ốc. ốc nhảy lên bờ
Hái rau, rau héo mẹ nhờ cái chi. [27, 264]
+ Vị từ trạng thái:
khác nhau và đến một lúc nào đó phải chuyển sang thuộc tính khác. Ví dụ 12:
“Ươn”, “tươi” là vị từ điển hình của trường động vật thủy sinh. Chúng không biểu thị ý nghĩa vận động, quá trình mà chúng biểu thị trạng thái nhất thời của động vật. Trạng thái này có thể xảy ra với động vật này nhưng lại không xảy ra với động vật khác, chúng mang tính thời gian.
Ví dụ 13:
Cá chẳng ăn muối cá ươn
Con cãi cha me trăm đường con hư. [27, 344]
Ví dụ 14:
Cá tươi thì xem lấy mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai. [27, 349]
Ví dụ 15:
Tốt tươi chi đó mà năm người bảy nọ cùng giành
Giả như mớ tôm ươn ngoài chợ, ai dành thì mua. [27, 2310]
2.1.2.4. Trường từ vựng các hoạt động tác động lên động vật thủy sinh trong ca dao ca dao
Cũng như các đơn vị từ vựng được tập hợp vào trường từ vựng các thuộc tính đặc điểm của động vật, các đơn vị điển hình của trường từ vựng các hoạt động tác động lên động vật trong ca dao đều là các vị từ. Điểm khác là chúng thuộc nhóm vị từ vận động tác động.
Giống như vận động quá trình, vận động tác động cũng do một chủ thể nào đó thực hiện, nhưng mà các vận động tác động lên sự vật, hiện tượng làm cho chúng biến đổi, thay đổi trạng thái.
Ví dụ 16:
Vị từ “chặt” biểu thị vận động – tác động của chủ thể người lên đối tượng làm chúng biến đổi thành từng đoạn bằng dụng cụ có lưỡi sắc.
Chúng tôi tập hợp được các vị từ hoạt động tác động lên động vật thủy sinh trong bảng sau:
Stt Vị từ 1 Ghe 2 Chặt 3 Đặng 4 Bắt 5 Đánh 6 Thả 7 Nấu 8 Xúc 9 Rang 10 Nướng 11 Móc 12 Bóc 13 Luộc 14 Câu
Bảng 2.4. Trường từ vựng các hoạt động tác động lên động vật thuỷ sinh trong ca dao
2.1.3. Nguồn gốc và kiểu cấu tạo của các đơn vị từ vựng thuộc trường tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao
2.1.3.1. Nguốn gốc của tên gọi
Qua kết quả khảo sát tên gọi các loài động vật thủy sinh xuất hiện trong cuốn “kho tàng ca dao người Việt” chúng tôi thấy hầu hết tên các loài động vật thủy sinh có nguồn gốc là từ thuần Việt (cá, tôm, cua, ốc, tép....). Những tên gọi này đã cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa người dân lao động Việt Nam với thiên nhiên nói chung và thế giới động vật thủy sinh nói riêng, chúng gắn liền với đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp nước ta, phản ánh một cách sinh động nền văn minh động vật ở nước ta. Tỷ lệ lớn tên gọi động vật thủy sinh là từ thuần Việt cho ta thấy sự phong phú đa dạng của thế giới động vật của Việt Nam – một đất nước nhỏ bé nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới.
2.1.3.2. Về kiểu cấu tạo của tên gọi
Trong số các tên gọi động vật thủy sinh xuất hiện trong cuốn “Kho tàng
cadao người Việt” chúng tôi thống kê được:
+ Số tên gọi là từ đơn chiếm 249/386 (chiếm 65,5%) Ví dụ 17:
Cá , cua, ốc, tép, lươn, chạch, trai.
- Cá trong lờ đỏ hoe đôi mắt
Cá ngoài lờ ngúc ngắc muốn vô. [27, 349]
- Cá về biển Bắc hết trông
Em vào trong nớ, bỏ chồng cho ai? [27, 349]
- Lươn ngắn lại chê chạch dài
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm. [27, 641]
+ Tên gọi là đơn vị đa tiết 137/386( chiếm 35,4%) Ví dụ 18:
Cá chép, cá mè, cá trôi, cá rô, cá trảng lường...
- Cá nục nấu với dưa hồng
Lờ lờ có kẻ mất chồng như chơi. [27, 348]
- Cá vàng lơ lửng giếng xanh
Thong dong chốn ấy một mình thảnh thơi. [27, 249]
- Ca rô các giếc đi đâu
Để cho cân cấn cắn câu xé mồi. [27, 348]
Trong số tên gọi đa tiết số tên gọi được cấu tạo theo phương thức láy là 6/137( chiếm 4,3%).
Ví dụ 19:
Cá chuồn chuồn, cá thia thia, cá lờn mơn, cá bù đu...
- Con chim sa sa đậu trên cây xả
Con cá thia thia nấp bụi cỏ thia Trách ai làm cho khóa rã chìa
Khi thương thương tận, khi lia lìa xa. [27, 638]
Ở trên mặt nước chờ cơn mưa rào. [27, 947]
- Chê tôm ăn cá bù đu
Chê thằng ỏng bụng, lấy thằng gù lưng.[27, 486]
Những đơn vị là từ đơn, từ láy là những đơn vị không thể chia cắt các thành phần cấu tạo ra thành những yếu tố có nghĩa được. Có thể coi chúng là những yếu tố được cấu tạo theo phương thức tổng hợp.
Những đơn vị còn lại là từ ghép có khả năng phân chia nhỏ ra các thành phần cấu tạo có ý nghĩa.
Ví dụ 20:
Tôm/ càng, cá/ mè, chạch/ đỏ đuôi, cá/ trê vàng, cá /bã trầu, ốc /nhồi... đó là những tên gọi được cấu tạo theo phương thức ghép phân nghĩa.
Như vậy trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong tiếng Việt thể hiện rõ nét đặc điểm loại hình tiếng Việt: Đơn lập, không biến hình, phân tích tính. Trong cách ghép để tạo ra tên gọi các loài động vật thủy sinh người Việt chủ yếu dùng lối ghép chính phụ, ít sử dụng cách ghép đẳng lập.
Ví dụ 21:
Cá chép, cá mè, cá rô, cá lẹp, cá giếc, cá bã trầu, cá rô, cá bống, cá lóc, cá trắm, tôm càng...
- Tiếc con cá giếc đang bơi
Nhảy vô giếng loạn, mười người mười chê. [27, 2255]
- Cá bã trầu ăn bọt thia thia
Đôi ta thương chắc phân chia tại trời. [27, 343]
- Chi ngon bằng gỏi cá nhòng
Chi vui bằng được tin chồng vinh quy. [27, 488]
- Chị giàu chị đánh cá mè
Chung em tôi khó buôn bè gỗ lim. [27, 495]
Các kiểu cấu tạo tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao cho thấy sự linh hoạt, đa dạng về phương thức cấu tạo từ trong vốn từ tiếng Việt, qua đó có thể khẳng định trường từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao Việt
Nam không chỉ cho biết những đặc điểm cơ bản trong văn hóa Việt Nam mà còn là nơi lưu trữ, phô diễn quan trọng các đặc điểm loại hình tiếng Việt.
Trong những lời ca dao, những đơn vị từ vựng thuộc trường tên gọi đông vật thủy sinh không tồn tại độc lập mà thường kết hợp với các từ ngữ khác. Các từ ngữ này đi liền với các đơn vị từ vựng thuộc trường tên gọi các bộ phân của động vật và trường các thuộc tính (hoạt động, trạng thái, tính chất) của động vật thủy sinh trong ca dao. Nhờ đó ý nghĩa định danh của các từ ngữ thuộc trường tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao mới trở nên đầy đủ chi tiết cụ thể hơn.
Ví dụ 22:
Anh Ba yêu đến tôi chăng
Gió đưa trăng là trăng đưa gió
Thung thăng cá vượt qua đăng
Xin đừng lắm chốn nhiều nơi nhỡ nhàng. [27, 99]
Ví dụ 23:
Anh mong bắt cá chuồn chuồn
Khi vui nó lội khi buồn nó bay
Chim trời cá nước chi đây
Cá lội đằng cá chuồn bay đằng chuồn.[27, 135]
Ví dụ 24:
Cá buồn ca vọt qua đăng
Em buồn em biết than rằng cùng ai!
Than rằng cùng trúc cùng mai
Cùng cây gôc táu, cùng cây ngô đồng
Xót xa như muối đổ vào lòng
Đắng cay như ngậm bồ hòn vẫn phải gượng vui. [27, 344]
Ví dụ 25:
Cá chẳng ăn muối cá ươn
Như vậy trong thực tế tồn tại, tên gọi các loài động vật trong ca dao thường tồn tại ở dạng cụm từ, chủ yếu là cụm danh từ. Điều này thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các trường từ vựng nhỏ trong trường động vật. Nó cũng phản ánh chân thực thói quen nói năng hàng ngày của người Việt Nam. Xét về vấn đề này chúng tôi thấy cần thiết phải tìm hiểu các đơn vị từ vựng tên gọi các loài động vật thủy sinh trong ca dao trong thực tế tồn tại nhất là về khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp trong lời ca dao.
2.1.4. Khả năng đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp ở lời ca dao của các đơn vị từ vựng thuộc trường tên gọi các loài động vật thủy sinh đơn vị từ vựng thuộc trường tên gọi các loài động vật thủy sinh
Như đã tìm hiểu ở trên, các đơn vị từ vựng thuộc trường tên gọi các loài động vật thủy sinh chủ yếu là các danh từ, cụm danh từ.
Theo “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học” danh từ là “từ loại có ý nghĩa phạm trù “sự vật” có các phạm trù ngữ pháp giống, số, cách “được thể hiện không giống nhau trong các ngôn ngữ khác nhau” , thực hiện các chức năng ngữ
pháp khác nhau trong câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ.” [3,67].
Căn cứ vào đặc điểm ca dao - một thể loại thơ dân gian, một hình thái đặc biệt của giao tiếp ngôn ngữ, chúng tôi xem xét và thống kê được những chức năng ngữ pháp thường gặp do các đơn vị từ vựng thuộc trường tên gọi động vật thủy sinh đảm nhiệm như sau:
2.1.4.1. Chủ ngữ.
Là danh từ, cụm danh từ nên trong lời ca dao nhiều tên gọi các loài động vật thuỷ sinh đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ.
Ví dụ 26:
Cá bã trầu ăn bọt thia thia
Đôi ta thương chắc phân chia tại trời. [27, 343]
Ví dụ 27:
Con bống còn ở trong hang
Ta về ta sắm cần câu
Câu lấy cá bống, lấy rau tập tàng. [27,353]
Ví dụ 28:
Cái bống đi chợ cầu canh
Cái tôm đi trước của hành théo sau
Con cua lạch đạch theo hầu
Cái chày rơi xuống vỡ đầu con cua. [27, 353]
Khi tên gọi các loài động vật thủy sinh đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong lời ca dao các vế trong câu thơ dân gian trở nên rõ ràng, dễ xác định, phân biệt. Làm chủ ngữ trong câu ca dao, các đơn vị từ vựng thuộc trường tên gọi các loài động vật thủy sinh có nhiều kiểu cấu tạo khác nhau.
Có khi là một từ đơn thuần Việt ngắn gọn. Ví dụ 29:
Cá buồn cá chạy thung thăng
Người buồn người biết đãi đằng cùng ai
Phương đông chưa rạng sao mai
Đông hồ chưa cạn biết lấy ai bạn cùng. [27,343]
Ví dụ 30:
Chim bay về núi về non
Cá kia về vực anh còn đợi em. [27,521]
Có khi là từ ghép theo kiểu một danh từ kết hợp với một động từ hoặc tính từ bổ sung hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật.
Ví dụ 31:
Chịu khó lấy chị nốc đăng
Cá đục, cá móm, cá căng đầy nồi. [27, 543
Ví dụ 32:
Chim buồn chim bay vào núi Cá buồn cá chiu xuống sông
Anh buồn uống chén rượu nồng
Ví dụ 33:
Chim khôn tránh lưới mắc đò
Cá khôn tránh đó, mắc lờ, mắc đăng. [27, 532]
Có khi là một từ ghép đẳng lập Ví dụ 34:
Long đong vui thú long đong
Tép tôm thời lại vui bề tép tôm. [27, 402]
Có khi lại là một cụm danh từ. Ví dụ 35:
Con chim sa sả đậu trên cay xả
Con cá thia thia nấp bụi cở thia
Trách ai làm cho khóa rã chìa
Khi thương thương tận, khi lìa lìa xa. [27, 638]
Các từ gọi tên động vật thủy sinh khi đứng đầu câu, dù ở dạng cấu tạo nào cũng có tác dụng định dạng đối tượng chính xác, cụ thể. Nó có sức tác động trực tiếp vào nhân thức người đọc từ đó gợi nhiều liên tưởng, suy ngẫm.